会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lich da bong toi nay】EU sẽ phải trả giá như thế nào để "đánh bại" đại dịch Covid!

【lich da bong toi nay】EU sẽ phải trả giá như thế nào để "đánh bại" đại dịch Covid

时间:2024-12-23 22:24:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:832次

Vào thế kỷ 16,ẽphảitrảgiánhưthếnàođểquotđánhbạiquotđạidịlich da bong toi nay triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh Francis Bacon đã từng nói: “Có những thứ thuốc làm cho bệnh trở nên tồi tệ hơn”. Tương tự, vào đầu tuần này Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra lời khuyến cáo liệu pháp chữa trị Covid-19 không được phép gây hậu quả tồi tệ hơn dịch bệnh này. Có lẽ, ông Trump đã lo ngại những chính biến nếu xảy ra ở nước Mỹ sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.

eu se phai tra gia nhu the nao de danh bai dai dich covid 19
Ảnh: CNN

Hiện nay, châu Âu dường như đang lặp lại sai lầm tương tự khi chọn giải pháp chữa trị ẩn chứa hậu hoạ đáng lo ngại hơn chính virus SARS-COV-2 mới lạ này. Bảo vệ những nhóm đối tượng rủi ro cao là ưu tiên hàng đầu được đặt ra trên toàn châu Âu. Song để đạt được điều này, châu Âu phải phong toả đời sống xã hội, dẫn tới hoạt động kinh tế đình đốn và khiến châu lục này mất hàng tỉ euro mỗi ngày. Sản lượng kinh tế trung bình hàng ngày của Liên minh châu Âu (EU) ước tính đạt trị giá 45 tỉ euro.

Nguy cơ đình trệ kinh tế le lói

Quyết định ngừng hoạt động kinh tế, đóng cửa biên giới, phong toả và giãn cách xã hội và nỗ lực làm tốt hơn nước khác của nhiều nước châu Âu bằng cách tiến hành các biện pháp quyết liệt hơn có thể dẫn đến nguy cơ đình trệ kinh tế chưa từng thấy. Nó sẽ làm cạn kiện nguồn lực kinh tế và có thể dẫn tới tình trạng phá sản. Tình trạng đình đốn kinh tế này cuối cùng sẽ dẫn tới những biến động trên toàn cầu và có thể làm đổ vỡ trật tự xã hội.

Không ai biết chắc tình trạng đóng cửa kinh tế này sẽ kéo dài bao lâu. Có thể là vài tuần hay vài tháng. Bất kỳ quốc gia nào cho dù giàu có đến đâu cũng không thể bồi thường hết những khoản thu nhập của người dân đang bị mất và khó có thể ngăn chặn hàng ngàn công ty có nguy cơ rơi vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy, những lời hứa sẽ làm những gì có thể mà các chính phủ châu Âu đưa ra có lẽ chỉ là những lời hứa suông. Chính phủ Đức dự kiến sẽ tiếp nhận số nợ khoảng 150 tỉ euro trong năm nay, tương đương với sản lượng kinh tế Đức 16 ngày, để duy trì đời sống của đất nước trong bối cảnh cửa nền kinh tế 'đứng yên'. Rõ ràng, đây không thể là giải pháp bền vững.

Nếu những người lớn tuổi mang những tiền sử bệnh tật như bệnh phổi, tiểu đường hay có bệnh lý về gan có nguy cơ tổn thương cao hơn nếu nhiễm Covid-19, chúng ta cần cách ly họ trong hai tháng chứ không phải phong toả đời sống xã hội. Bắt buộc 30 triệu người dễ bị tổn thương này phải tự cách ly chắc chắn sẽ là giải pháp tốt hơn buộc tất cả 83 triệu người dân Đức thực hiện giãn cách xã hội.

Liệu tình trạng này có kéo dài?

Nếu chúng ta thực sự muốn giảm thiểu tối đa sức ép cho hệ thống chăm sóc y tế quốc gia, chúng ta sẽ phải giảm tỉ lệ lây nhiễm trong nhiều tháng trời. Tuy nhiên, việc làm lâu dài này sẽ gây những hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Trường hợp của Italy cho thấy các biện pháp phong toả hà khắc cũng không giúp hệ thống y tế của nước này khỏi rơi vào tình trạng quá tải bởi đại dịch. Có thể, các nước châu Âu lo ngại sẽ rơi vào tình trạng “vỡ trận” tương tự khi ngày càng có nhiều người chết do Covid-19. Chúng ta đang đối mặt với một thảm hoạ thiên nhiên không thể đảo ngược.

Các bệnh viện đang trong tình trạng thiếu giường bệnh và hệ thống thông gió. Do vậy, chính phủ Đức cần dùng hàng tỉ euro đã cam kết để cứu trợ kinh tế và sử dụng chúng để xây dựng các bệnh viện tạm và đào tạo thêm nhân viên y tế. Đầu tư vào hệ thống y tế sẽ là phép tính khôn ngoan hơn đóng cửa các trường đại học hoặc buộc hầu hết các doanh nghiệp đóng cửa và mọi người tự cách ly.

Phong toả chỉ có thể làm chậm sự lây lan

Giữ khoảng cách trong xã hội sẽ góp phần làm chậm sự lây lan virus Covid-19 song sẽ không thể chặn đứng nó. Chính các chuyên gia virus và thậm chí Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo 60 đến 70% người dân Đức có thể nhiễm virus SARS-CoV-2 mặc dù không phải ai cũng phát bệnh. Và chúng ta cần phải nhìn nhận một thực tế khi virus này tiếp tục lây lan sẽ có khoảng 1% người nhiễm bệnh tử vong.

Dĩ nhiên, chúng ta cần làm tất cả những gì có thể để cứu sống những ai ốm do nhiễm Covid-19. Song mọi liều thuốc cứu chữa luôn có giới hạn. Chúng ta không thể chấp nhận rủi ro khủng hoảng xã hội để lại hậu quả nghiêm trọng hơn dịch SARS-CoV-2. Không phải tất cả các nước châu Âu theo đuổi chiến lược này. Đơn cử như Thuỵ Điển, chính phủ kêu gọi người dân hành xử một cách cẩn trọng, khôn ngoan song từ chối đóng cửa nền kinh tế.

Theo thống kê, có trên 3000 người chết vì tai nạn giao thông tại Đức và Italy song không có chính phủ nước nào có ý định cấm ô tô vì đó là điều bất hợp lý. Tương tự, sẽ là không hợp lý nếu các nước châu Âu duy trì tình trạng phong toả trong hàng tuần và có thể là hàng tháng trời để chế ngự dịch bệnh lây lan./.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Bão số 7 gây mưa lũ lớn, nhiều tỉnh miền Trung cần hỗ trợ khẩn cấp
  • FED sẽ không điều chỉnh lãi suất sau báo cáo việc làm gây thất vọng
  • Tâm sự chàng trai ngoài 20 tuổi ngoại tình có con với phụ nữ U40 đã lập gia đình
  • IMF: Tăng trưởng ‘ảm đạm’ ở các nước giàu kéo lùi kinh tế toàn cầu
  • Quảng Ninh: Cháy biển hiệu, một cửa hàng điện máy bị bà hỏa thiêu rụi
  • Cách chọn mua bát đĩa chất lượng tốt
  • Hơn 730 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2022
  • Món ngon lạ vị trong set quà Tết Đức Việt 2022
推荐内容
  • Bộ TT&TT: Xây dựng Sách Trắng CNTT
  • Công thức làm mì lạnh cay Hàn Quốc đúng chuẩn
  • Chàng lính trẻ chơi dương cầm ở bệnh viện ‘đốn tim’ chị em
  • Australia lên kế hoạch thành lập tòa án ngân hàng
  • Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ 1: Nỗ lực không ngừng để phát triển
  • Nhiều cảng hàng không mới được bổ sung vào quy hoạch