【dự đoán phạt góc hôm nay】Người dân“săn” bằng chứng tố cán bộ phạm pháp
Bộ vật chứng bạc tỷ long đong
Ông Nguyễn Như Hoạt bán hàng tạp hóa trú tại thôn Chư Cúc,săndự đoán phạt góc hôm nay xã Ea Kmut, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk rất tự hào về món đồ quý hiếm, là bộ bàn ghế bằng gỗ trắc theo kiểu “tam sư”, được nhiều người khen “đẹp long lanh”, cả bàn ghế đôn phụ gồm 10 món nặng cỡ 1,2 tấn, mà ông từng thuê ông Đát là một thợ mộc nổi tiếng trong vùng gia công năm 2003.
Năm 2011, do làm ăn thua lỗ, ông Hoạt phải 2 lần vay bà Nguyễn Thị Cúc cùng huyện tổng số tiền 200 triệu đồng để trả nợ và đáo hạn ngân hàng. Lần vay thứ hai, bà Cúc yêu cầu ông Hoạt phải trả dứt điểm trong vòng 3 ngày. Do ngân hàng không cho ông Hoạt vay lại, không trả nợ được bà Cúc đúng hẹn, ông Hoạt đành giao bộ bàn ghế Tam sư cho bà Cúc “để làm tin” trong thời gian xoay xở trả nợ, theo yêu cầu của bà Cúc.
Vợ chồng bà Cúc nhận tiền ký giấy với ông Hoạt
Tin tưởng chỗ quen biết, ông Hoạt thuê ông Thảo chở bộ bàn ghế đến giao cho bà Cúc mà không yêu cầu bà Cúc viết giấy xác nhận. Không ngờ thay vì chỉ giữ vật chứng “làm tin”, bà Cúc lại tìm mối bán. Một trong những người bà chào hàng, tình cờ lại là ông Đát. Nhận ra ngay tác phẩm của mình, ông Đát không mua, mà báo cho ông Hoạt biết.
Đầu năm 2013 bà Cúc kiện đòi nợ ông Hoạt ra Tòa huyện Ea Kar. Ông Hoạt đề nghị bà trả lại bộ Tam sư, ông sẽ trả tiền, nhưng bà Cúc chối bảo không nhận bàn ghế gì từ ông Hoạt cả. Cả 7 lần tòa triệu tập đôi bên đương sự đến đối chất và hòa giải, có ông Thảo và ông Đát làm chứng cho ông Hoạt, bà Cúc vẫn khăng khăng chối, ông Hoạt đành gửi đơn tố cáo đến Công an huyện đề nghị làm rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của bà Cúc. Sau đó ông Hoạt tự đi tìm, phát hiện bộ Tam sư này bà Cúc đã bán cho ông Nguyễn Đình Chung ở khối 7 thị trấn Ea Kar cùng huyện.
Dù ông Hoạt nộp đủ các bằng chứng cho thấy bà Cúc đã chiếm đoạt khối tài sản gấp nhiều lần số tiền ông còn nợ của bà Cúc, nhưng Công an huyện đã quyết không khởi tố vụ án chiếm đoạt tài sản này, còn Tòa huyện tháng 6/2013 vẫn ra quyết định buộc ông Hoạt phải trả nợ cả gốc lẫn lãi cho bà Cúc, tháng 12/2013 Chi cục Thi hành án huyện ra quyết định cưỡng chế kê biên xử lý tài sản đối với căn nhà gia đình ông Hoạt đang ở để lấy tiền trả cho bà Cúc.
Trước nguy cơ mất nhà oan ức, ông Hoạt kêu cứu khắp nơi. Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk đã hủy quyết định của Tòa huyện, xác nhận Tòa huyện đã phạm nhiều lỗi nghiêm trọng về thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án, trong đó có lỗi bỏ qua khoản tài sản phát sinh về bộ bàn ghế. Tuy nhiên, tháng 9/2014, khi chính thức đưa vụ án ra xử sơ thẩm, Tòa huyện vẫn tiếp tục bác bỏ yêu cầu chính đáng của ông Hoạt, xử buộc ông Hoạt phải trả khoản nợ cả gốc lẫn lãi trên 280 triệu đồng cho bà Cúc. Viện KSND huyện đã kháng nghị bản án tiếp tục vi phạm tố tụng này.
Ông Hoạt đành phải tìm mọi cách thu thập bằng chứng về hành vi dối lừa của bà Cúc. Đầu tháng 1/2015, qua nhiều cuộc điện thoại, rồi hẹn gặp để trả bớt nợ (30 triệu đồng), ông Hoạt mới quay phim, ghi âm được lời bà Cúc xác nhận chính bà đã bán bộ bàn ghế này cho ông Chung để trừ khoản nợ 200 triệu đồng.
Theo dự kiến, Tòa tỉnh xử phúc thẩm vụ này vào sáng ngày 19/1/2015, nhưng phía bà Cúc đã xin hoãn.
Giao quyền tố tụng cho người bị tố
Ông Triệu Đức Nhật (ở thôn Trung Hòa, xã Ea Tý, huyện Ea Kar) thừa nhận gia đình mình phạm pháp, tuy nhiên ông cho rằng cán bộ tố tụng đang còn “sai hơn thế”!
Vợ chồng ông Nhật kinh doanh nhà nghỉ. Tháng 10/2011 vợ ông - Phạm Thị Lán bị bắt quả tang về tội chứa gái mại dâm. Theo đơn tố cáo của ông Nhật, trong khi vợ ông đang bị tạm giam, 2 gái mại dâm bị đưa vào “Trung tâm 05, 06” của tỉnh để giáo dục, thì có điều tra viên gợi ý ông “chạy” cho vợ được hưởng án treo, 2 gái mại dâm được giảm hạn cải tạo xuống 6 tháng.Chị ruột của 1 gái mại dâm tên Hoàng Thị Phụng giới thiệu cho ông Nhật có bà Nguyễn Thị Hằng quen biết nhiều cán bộ công an và kiểm sát, nhận lời giúp ông Nhật. Tổng cộng trước sau, 2 bà Phụng- Hằng đã nhận từ ông Nhật tới 203,5 triệu đồng để “chạy”. Lần nào lấy tiền, người nhận cũng viết biên nhận hẳn hoi.
Ngay lần đầu tiên nhận 100 triệu (9/12/2011), bà Hằng đã viết chắc như đinh đóng cột: Tôi có nhận của anh Nhật 100 triệu đồng để lo việc theo thỏa thuận là “chị Phạm Thị Lán ra tại ngoại và khi xét xử được án treo về nhà. Tôi viết giấy này làm bằng chứng. Nếu sai tôi phải hoàn trả lại số tiền trên theo lãi suất thỏa thuận, và chịu hình phạt trước pháp luật” .
Để ông Nhật tin mình có lo chạy án, bà Hằng đã bố trí cho ông Nhật theo dõi vài cuộc hẹn gặp “làm việc” giữa bà với cán bộ kiểm sát, công an. Tuy nhiên, chả rõ bà “chạy” thế nào, mà vợ ông Nhật vẫn lãnh án 5 năm 6 tháng tù giam, và 2 gái mại dâm vẫn tiếp tục cải tạo trong trại.
Ông Nhật gặp bà Hằng đòi tiền. Bà Hằng thề đã đưa cho các ông T., Đ., Q., L. trên một trăm triệu. Ông Nhật tìm hiểu mới biết bà Hằng “nổi tiếng chuyên môi giới chạy án”, từng lãnh tới 2 án tù cho tội lừa đảo liên quan tới hành vi này, bèn gửi đơn tố cáo các cán bộ ăn tiền hối lộ lên Viện KSND Tối cao.
Trong số tài liệu gửi cơ quan điều tra, ông Nhật có nộp đoạn quay camera làm chứng một cán bộ kiểm sát thừa nhận có lấy 30 triệu đồng từ bà Hằng để lo cho 2 gái mại dâm. Tuy nhiên, vụ án vẫn bị chuyển về huyện Ea Kar để “truy tố, xét xử theo thẩm quyền”.
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 12/11/2014, TAND huyện Ea Kar tuyên Nguyễn Thị Hằng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuyên 8 năm tù, phải trả 200 triệu đồng lại cho ông Nhật. Cộng với 2 bản án cùng tội lừa đảo trước đó, bị cáo Hằng phải chấp hành hình phạt 30 năm tù giam. Tất cả các cán bộ bị tố đều vắng mặt tại phiên xử, và Tòa cũng không đề cập tới.
Ông Nhật lại gửi đơn khiếu nại đi khắp nơi, về việc những cán bộ bị tố lại được giao quyền tố tụng là vi phạm tố tụng. Đến nay, các đơn thư, phiếu chuyển liên quan tới vụ án này vẫn tiếp tục chạy vòng quanh.
Trong số tài liệu gửi cơ quan điều tra, ông Nhật có nộp đoạn quay camera làm chứng một cán bộ kiểm sát thừa nhận có lấy 30 triệu đồng từ bà Hằng để lo cho 2 gái mại dâm. Tuy nhiên, vụ án vẫn bị chuyển về huyện Ea Kar để “truy tố, xét xử theo thẩm quyền”. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nhận định, soi kèo Aberdeen vs Ross County, 22h00 ngày 2/1: Tin vào khách
- ·Gà không có chứng nhận kiểm dịch vẫn sản xuất chà bông
- ·Nghệ An: Nhiều đơn vị giải ngân vốn đầu tư đạt thấp
- ·Vụ nước sông Đà nhiễm bẩn: Bao giờ người dân được đền bù thiệt hại?
- ·Đình chỉ hoạt động cây xăng pha nước lã
- ·Kho bạc Nhà nước tham khảo quốc tế số hóa công tác kiểm soát chi
- ·Góc nhìn pháp lý vụ Phương Mỹ Chi nhờ công an can thiệp về tin đồn lộ clip nóng
- ·Béo phì ở trẻ làm gia tăng nhiều bệnh lý nguy hiểm
- ·Tuyến cáp AAG nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế lại gặp sự cố
- ·Vùng áp thấp gần Biển Đông có khả năng thành bão
- ·Hiện trạng tiểu đảo trồng cây xanh ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất bị đề xuất tháo bỏ
- ·Siết chặt quản lý ngân sách qua thanh tra, kiểm tra
- ·Bắt vụ vận chuyển dầu gội Clear “đểu” lớn nhất miền Trung
- ·Làm rõ trách nhiệm liên quan đến các dự án không hiệu quả, lãng phí
- ·Hà Nội: Lần đầu tiên thu ngân sách Nhà nước vượt 500.000 tỷ đồng
- ·Gia Lai: Phạt cửa hàng xăng dầu gian lận 26 triệu đồng
- ·Sau 2 ca tử vong do viêm cơ tim: Chuyên gia khuyến cáo gì?
- ·Hà Nội: 10 tháng, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách tăng 6,3%
- ·Biến nước lã, tạp chất thành xăng là dấu hiệu sản xuất hàng giả
- ·Cần nghiên cứu kỹ chất lượng, tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách