【kết quả anh a】Vi phạm pháp luật khi đương nhiệm, cán bộ nghỉ hưu vẫn phải chịu hệ quả
Công chức hải quan có nhiều sáng kiến về công nghệ thông tin | |
Phó Chủ nhiệm UBKTTW: Kỷ luật càng chặt, tổ chức sẽ càng mạnh | |
Bộ Tài chính tổ chức phổ biến, tuyên truyền 2 bộ luật lớn mới ban hành |
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định báo cáo giải trình, tiếp thu dự Luật Cán bộ công chức và dự Luật Viên chức. |
Luật chỉ quy định nguyên tắc
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu là một chủ trương lớn cần phải nghiên cứu thận trọng, có quy định hợp lý, bảo đảm tính khả thi và thống nhất trong quá trình thực hiện.
Do đó, trong sửa Luật Cán bộ, công chức, đề xuất quy định trong Luật nguyên tắc chung trong xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu; quy định cụ thể về hình thức xử lý kỷ luật gồm khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm, đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục, hệ quả của hình thức xử lý kỷ luật bảo đảm tính khả thi, linh hoạt trong quá trình triển khai thực hiện. Nội dung này vẫn như tờ trình trước đó đã được đưa ra tại kỳ họp thứ 7 giữa năm 2019.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội trong phần thảo luận tại kỳ họp trước, trong dự thảo Luật cũng đã bổ sung nguyên tắc gắn hình thức xử lý kỷ luật với hệ quả pháp lý tương ứng để làm cơ sở cho Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, đối với từng hình thức xử lý kỷ luật “cảnh cáo”, “khiển trách”, “xóa tư cách” thì cán bộ, công chức còn phải chịu hệ quả kèm theo (ví dụ như cắt một số quyền lợi về vật chất mà người đó được hưởng).
Về quy định chuyển tiếp, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung quy định: Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thực hiện theo quy định của Luật này. Nói cách khác, cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước thời điểm 1/7/2020 vẫn có thể bị xử lý theo quy định của Luật này nếu còn thời hiệu.
Nội dung này nhằm làm rõ việc áp dụng quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước thời điểm Luật có hiệu lực, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, phù hợp với thực tiễn và tương thích với quy định về xử lý kỷ luật đảng viên.
Sẽ không còn biên chế suốt đời
Trong sửa Luật Viên chức, một nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng mới.
Nội dung này, tại kỳ họp thứ 7, Chính phủ trình Quốc hội hai phương án. Một là tất cả các trường hợp viên chức được tuyển dụng mới sau khi luật này có hiệu lực sẽ thực hiện ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn, không ký hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả đối với trường hợp sau khi kết thúc hợp đồng xác định thời hạn lần 2).
Dĩ nhiên không bao gồm viên chức được tuyển dụng mới vào đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Chính phủ ưu tiên lựa chọn phương án này.
Phương án thứ hai là viên chức được tuyển dụng mới sau khi ký kết hợp đồng xác định thời hạn (tối đa 2 lần) sẽ ký hợp đồng không xác định thời hạn, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì khi tuyển dụng mới viên chức được ký ngay hợp đồng không xác định thời hạn.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết, qua thảo luận, ý kiến của đại biểu Quốc hội tập trung vào cả hai phương án và phân tích, làm rõ thêm ưu điểm, nhược điểm của từng phương án, đồng thời đề nghị làm rõ chính sách đối với viên chức đã được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực trong cả hai phương án.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày luật có hiệu lực thi hành, khi luật có hiệu lực đối với cả hai phương án sẽ cơ bản không có thay đổi về chế độ, chính sách so với hiện hành.
Cụ thể, đối với viên chức đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng không xác định thời hạn, trường hợp đã ký hợp đồng xác định thời hạn thì sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo đúng quy định của Bộ luật Lao động.
Đối với viên chức được tuyển dụng mới sau ngày luật có hiệu lực thì mỗi phương án có những ưu điểm, hạn chế riêng tạo động lực làm việc cho đội ngũ viên chức.
Để thực hiện chủ trương tiến tới bỏ chế độ biên chế suốt đời mà Trung ương đã đề ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho lựa chọn phương án 1.
Đồng nghĩa rằng, khi Luật được thông qua, từ ngày 1/7/2020, tất cả các trường hợp chưa thực hiện hợp đồng làm việc không xác định thời hạn phải ký kết hợp đồng xác định thời hạn, trừ trường hợp viên chức đã ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn trước ngày 1/7/2020.
(责任编辑:La liga)
- ·Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
- ·Leo Messi chính thức nhận Chiếc giày vàng châu Âu
- ·Vui buồn Olympic!
- ·Ngành điện quyết liệt nhiều giải pháp tiết giảm chi phí
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Gần 200 VĐV tham gia hội thao chào mừng Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10
- ·Hội thao ngành TN
- ·Tháng đầu năm 2023, ước xuất siêu 3,6 tỷ USD
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Ngành điện quyết liệt nhiều giải pháp tiết giảm chi phí
- ·Dự báo thời tiết 1/8: Mưa lớn nhiều nơi, Trung bộ nắng nóng
- ·Sôi động trên những công trường
- ·Bò tót bị cưa sừng
- ·Lào dự kiến chi hơn 2 tỷ USD làm điện gió xuất khẩu sang Việt Nam
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·Bóng đá nam Olympic 2012: Vì sao một số đại gia ở châu Âu vắng mặt?
- ·Lợi kép từ mô hình vườn
- ·12 kết quả nổi bật của tình hình kinh tế
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Thủ tướng họp với TP.HCM tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để phát triển kinh tế