【bdkq argentina】Kinh nghiệm triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT ngành Tài chính
>> Xây dựng Bộ Tài chính điện tử,ệmtriểnkhaihiệuquảứngdụngCNTTngànhTàichíbdkq argentina nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp
Sáng ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã chủ trì hội nghị về Tin học – Thống kê ngành Tài chính lần thứ V. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối với 63 điểm cầu tại tất cả các địa phương trên trên khắp cả nước. Tại điểm cầu TP. Hồ Chí Minh, đại diện các đơn vị liên quan như Sở Tài chính, Kho bạc, Cục Thuế, Cục Hải quan, Cục Dự trữ Nhà nước đều tham dự.
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, ông Nguyễn Trọng Nam, đại diện cho điểm cầu TP. Hồ Chí Minh đã trình bày tham luận về việc triển khai thành công một loạt ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) lớn theo mô hình tập trung trên địa bàn, nêu những bài học kinh nghiệm, vướng mắc và một số kiến nghị.
Có thể nói, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đã triển khai thành công khá nhiều ứng dụng CNTT phục vụ ngành Tài chính. Cụ thể như hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (TABMIS), hệ thống thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT), hệ thống TCS giữa Kho bạc và cơ quan thu Thuế, Hải quan và các chi nhánh ngân hàng thương mại; hệ thống thanh toán liên kho bạc điện tử trong điều kiện vận hành TABMIS; hệ thống thí điểm ứng dụng dịch vụ công với các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn, hệ thống thanh toán liên ngân hàng điện tử...
Theo ông Nam, việc triển khai thành công các ứng dụng trên đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác quản lý, điều hành ngân sách tại địa phương và kiểm soát chi tiêu ngân sách các cấp, đồng thời cũng góp phần thiết thực trong công tác cải cách hành chính của cơ quan, của ngành. Trong đó, có 6 yếu tố chính để đưa đến sự thành công trên.
Thứ nhất, cần phải có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương. Đây là điểm mấu chốt mang đến sự thành công của việc triển khai hệ thống TABMIS trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, trong giai đoạn chuẩn bị, lãnh đạo Bộ Tài chính và lãnh đạo Thành phố thường xuyên trao đổi, bàn bạc để thống nhất phương án, cách thức triển khai.
Thứ hai, phải xây dựng lộ trình tổ chức triển khai thống nhất và chặt chẽ, chi tiết các công việc từ công tác chuẩn bị, rà soát về quy trình nghiệp vụ, thiết lập môi trường vận hành, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác triển khai. Phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong Tổ triển khai và các phòng ban có liên quan.
Thứ ba, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan để kịp thời bàn bạc thống nhất các phương án tốt nhất, cách thức xử lý những nghiệp vụ đặc thù của Thành phố cũng như vướng mắc phát sinh. Theo ông Nam, trong quá trình triển khai TABMIS, Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh đã phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính và Tổ triển khai từ khâu rà soát chuẩn bị cho công tác chuyển đổi dữ liệu, nhập dữ liệu dự toán và xử lý các vướng mắc giữa các bên, kết quả là quá trình triển khai được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả.
“Chỉ trong một thời gian ngắn, Kho bạc Nhà nước Thành phố đã hoàn toàn chuyển sang vận hành hệ thống TABMIS, không duy trì song song chương trình kế toán kho bạc. Trong quá trình triển khai hiện đại hóa công tác thu NSNN và tổ chức phối hợp thu, Kho bạc, Cục Thuế và Cục Hải quan cùng phối hợp làm việc với các NHTM để bàn bạc triển khai cơ chế phối hợp thu NSNN qua hệ thống NHTM, từ đó thống nhất nội dung và ký kết thỏa thuận liên tịch về quy trình phối hợp thu NSNN…", ông Nam cho biết.
Yếu tố thứ tư giúp việc triển khai đạt hiệu quả cao, đó là phải làm tốt công tác truyền thông cho mỗi dự án, vừa giúp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia triển khai và vận hành ứng dụng có được nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và lợi ích của việc triển khai dự án CNTT, vừa giúp cho khách hàng nhận thức được sự thuận tiện, nhìn thấy được hiệu quả ưu việt mà ứng dụng mang lại để khách hàng tích cực hưởng ứng, tham gia sử dụng dịch vụ được triển khai.
Thứ năm, phải chú trọng đến công tác thu thập thông tin thống kê của người sử dụng như số liệu hồ sơ chứng từ đã lập, thời gian và thao tác thực hiện… nhằm đánh giá hiệu quả triển khai ban đầu và kịp thời có phương án điều chỉnh phù hợp.
Yếu tố cuối cùng, đó là các thành viên trong tổ triển khai phải là những cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nhạy bén trong công việc, có khả năng chịu áp lực công việc cao, đồng thời phải nắm vững kiến thức tin học cơ bản, biết vận dụng các công cụ hỗ trợ để lập báo cáo, phân tích số liệu./.
Đỗ Doãn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·May 10:May 10: Đào tạo nguồn nhân lực
- ·Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung hàng loạt thông tư
- ·Tạo đột phá chiến lược trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam
- ·Nghị quyết 19 năm 2018: Sức ép luôn nóng mới thúc đẩy hành động
- ·Giải pháp giúp doanh nghiệp Việt duy trì kim ngạch xuất khẩu
- ·Bộ Tài chính công khai dự toán ngân sách nhà nước năm 2018
- ·Trước thềm tuyên án bác sỹ Hoàng Công Lương: Bộ Y tế tiếp tục lên tiếng!
- ·Hà Nội: Giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 64%
- ·Phát hiện hũ chứa tiền vàng có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trị giá chục triệu USD
- ·Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/9/2024: Ngân hàng đầu tiên tăng lãi huy động lần 2
- ·Cảnh báo người tiêu dùng không giao dịch vay tiền trực tuyến
- ·Cần Thơ: Giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 77%
- ·Thái Nguyên: Thu 57 tỷ đồng từ chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·[Infographics] Quan hệ Việt Nam
- ·Đáp án môn Lý các mã đề 217, 218, 219, 220 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·TP. Hồ Chí Minh: Chi đầu tư phát triển dự kiến vượt gần 15% dự toán
- ·Năm 2018, VN
- ·Đường sắt cao tốc Bắc
- ·Xuất khẩu dệt may vào Liên minh Kinh tế Á Âu cảnh báo có khả năng vượt ngưỡng
- ·Không để ùn tắc giao thông kéo dài trong thời gian tổ chức kỳ thi THPT và tuyển sinh năm 2018