【kqbd tokyo verdy】Cải cách kiểm soát chi nâng cao hiệu quả nguồn vốn NSNN
vừa tạo thuận lợi cho khách hàng,ảicáchkiểmsoátchinângcaohiệuquảnguồnvốkqbd tokyo verdy vừa góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước (NSNN). Đặc biệt, trong năm 2017, công tác này đã được cải cách mạnh mẽ khi toàn hệ thống KBNN thực hiện thống nhất đầu mối KSC.
Nhiều cải cách trong kiểm soát chi thường xuyên
Ông Vũ Đức Hiệp, nguyên Vụ trưởng Vụ KSC, KBNN cho biết, để tăng cường KSC thường xuyên theo chủ trương tiết kiệm, phòng chống lãng phí, toàn hệ thống KBNN đã triển khai thực hiện theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính. Theo đó, hệ thống KBNN đã từ chối, không thanh toán đối với kinh phí thường xuyên đã giao dự toán đầu năm cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhưng đến ngày 30/6 chưa triển khai thực hiện, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu… Đồng thời, các đơn vị KBNN đã có ý kiến với các đơn vị sử dụng ngân sách trong việc tạm dừng, không thanh toán đối với các khoản chi chưa thực sự cần thiết và thực hiện kiểm soát chặt chẽ các hồ sơ mua sắm tài sản nhà nước theo quy định.
Đặc biệt, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, KBNN đã thực hiện KSC theo từng loại hình tự chủ về tài chính của đơn vị, như: Tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đối với các đơn vị sự nghiệp chưa được phân loại, chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án tự chủ thì kiểm soát các khoản chi thường xuyên được giao ở phần dự toán chi nhiệm vụ không thường xuyên của đơn vị theo đúng tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, KBNN đã triển khai một số biện pháp nhằm thực hiện tốt chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, KBNN đã thực hiện trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN; thí điểm thanh toán qua thẻ chi tiêu công đối với các khoản mua sắm sử dụng vốn ngân sách.
Với nhiều biện pháp cải cách, trong năm 2017 vừa qua, toàn hệ thống KBNN đã phát hiện 19.925 khoản chi chưa đủ thủ tục hồ sơ theo quy định và đã từ chối thanh toán 43,5 tỷ đồng. Tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2018, toàn hệ thống đã phát hiện được 890 khoản chi chưa đủ thủ tục theo yêu cầu và đã từ chối thanh toán 0,9 tỷ đồng.
Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư thấp luôn là nỗi trăn trở của các cấp, các ngành và địa phương, đồng thời làm mất đi tính hiệu quả của nguồn vốn.
Trước những khó khăn này, trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 70/NQ- CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện một số giải pháp vừa trước mắt, vừa lâu dài như: Hoàn thiện khung pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư; tháo gỡ kịp thời các rào cản và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công…
Triển khai thực hiện các chỉ đạo này, KBNN đã chỉ đạo, hướng dẫn toàn hệ thống thực hiện, phối hợp và đôn đốc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ thanh toán trong thời hạn 4 ngày, kể từ ngày có khối lượng được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với kho bạc, không dồn vào cuối năm mới thanh toán. Nhờ có biện pháp này, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đã ngày càng được cải thiện. Kết quả giải ngân đến hết thời hạn thanh toán của kế hoạch 2017 (tính đến ngày 31/1/2018) đạt trên 304.645 tỷ đồng, bằng 87,9% so với kế hoạch. Riêng 2 tháng đầu năm 2018, số vốn đầu tư từ nguồn Chính phủ giao đã giải ngân được 8.490 tỷ đồng, đạt 2,2% kế hoạch. Đồng thời, toàn hệ thống đã từ chối thanh toán 1,1 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt.
Thống nhất một đầu mối - bước đột phá trong KSC
Ông Vũ Đức Hiệp cho biết, ngoài những nỗ lực, cải cách trong công tác KSC thì một bước đột phá quan trọng phải kể đến trong năm 2017, đó là việc toàn hệ thống đã thực hiện Đề án Thống nhất đầu mối các khoản chi NSNN qua KBNN. Đây là bước kiện toàn tổ chức, điều chỉnh lại nhiệm vụ giữa các phòng/bộ phận nghiệp vụ trong nội bộ các đơn vị KBNN theo đúng chức năng, nhiệm vụ. Việc điều chỉnh này hoàn toàn không ảnh hưởng đến các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, ngược lại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị trong giao dịch thanh toán các khoản chi với KBNN, thông qua việc chỉ gửi hồ sơ chi (bao gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên) đến một công chức của phòng KSC tại KBNN cấp tỉnh, cấp huyện theo đúng quy định “Một cửa một giao dịch viên”. Đây chính là cơ sở để KBNN tiếp tục rà soát, giảm bớt hồ sơ thủ tục KSC, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tiến tới thanh toán điện tử trong thời gian tới.
Việc thực hiện thống nhất đầu mối KSC hiện đã được ổn định tại tất cả các đơn vị KBNN trong toàn hệ thống. Theo kết quả khảo sát từ KBNN, các cấp chính quyền địa phương rất ủng hộ. Các khách hàng đến giao dịch thanh toán cảm thấy hài lòng với sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của KBNN. Các giao dịch thanh toán, các khoản chi NSNN được diễn ra bình thường, nhanh chóng. Việc xử lý hồ sơ, chứng từ từ khi nhận được của đơn vị đến khi giải quyết xong hoàn toàn được thực hiện trên hệ thống Tabmis (hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) nên đảm bảo sự công khai, minh bạch và có sự giám sát của các lãnh đạo đơn vị KBNN.
Đặc biệt, cũng theo đánh giá từ KBNN, thông qua việc thực hiện thống nhất đầu mối KSC, chất lượng đội ngũ công chức KSC và kế toán của KBNN được nâng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó, KBNN đang triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ và quản lý nội bộ KBNN theo đúng chỉ đạo của Chính phủ về chính phủ điện tử. Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến trong toàn hệ thống KBNN từ đầu tháng 2 vừa qua đã lại một lần nữa khẳng định việc KBNN luôn lấy khách hàng làm trọng tâm phục vụ, khi tiết kiệm chi phí đi lại của các đơn vị, các chủ đầu tư, đồng thời đảm bảo an toàn bảo mật thông tin, tránh thất thoát tiền vốn của đơn vị và của NSNN.
Với những bước cải cách đột phá, KBNN đang ngày càng góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn NSNN, giúp cho nguồn vốn NSNN luôn được chi đúng chi đủ và đặc biệt, mỗi đồng vốn chi ra đều mang lại hiệu quả cao cho xã hội.
Việc thực hiện thống nhất đầu mối KSC NSNN đã giúp toàn hệ thống KBNN giảm được 1.288 tổ kế toán. Đồng thời, việc luân chuyển chứng từ tại KBNN cấp huyện đã được giảm bớt, không qua khâu trung gian cấp tổ như trước đây, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tổ chức trong hệ thống KBNN. |
Vân Hà
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·BOT Xa lộ Hà Nội đề xuất lắp đặt hệ thống thu phí ETC cả đường song hành
- ·13 dự án điện gió, điện mặt trời ở Gia Lai chưa vận hành
- ·Bí thư Thành ủy Đà Nẵng “chốt tiến độ
- ·Samsung sẽ trải qua quý thứ bảy liên tiếp sụt giảm doanh thu
- ·Phân bổ hơn 92.000 tỷ đồng cho các chương trình mục tiêu quốc gia
- ·Đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm logistics lớn của cả nước
- ·Vòng 1 Night Wolf V.League 2023, Hải Phòng
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Becamex Bình Dương hòa Hoàng Anh Gia Lai 1
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Hơn 20 nhà đầu tư Hàn Quốc đang nhắm Hải Phòng cho khoản đầu tư 2
- ·Sao U22 Việt Nam hứa hẹn tỏa sáng tại vòng chung kết U21 Quốc gia năm 2022
- ·Xuất hiện sân chơi bóng đá chuyên nghiệp dành cho sinh viên
- ·Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
- ·Becamex Bình Dương thay huấn luyện viên trưởng sau 4 vòng đấu đầu tiên
- ·Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ quy hoạch Sân bay Nhân Cơ thành sân bay chuyên dùng
- ·Uzbekistan vô địch U20 châu Á
- ·Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- ·Chặng 5 Giải xe đạp quốc tế Truyền hình Bình Dương năm 2023