会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả giải hạng nhất ả rập xê út】Tám định hướng lớn về chính sách tài chính cho phát triển!

【kết quả giải hạng nhất ả rập xê út】Tám định hướng lớn về chính sách tài chính cho phát triển

时间:2025-01-11 04:46:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:897次

TXH

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà.

Trong bài phát phát biểu,ámđịnhhướnglớnvềchínhsáchtàichínhchopháttriểkết quả giải hạng nhất ả rập xê út Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã trình bày cụ thể các định hướng lớn về chính sách tài chính đối với phát triển của Việt Nam.

Thứ nhất,đó là chính sách tài chính cùng với chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn khu vực tài chính.

Trong thời gian qua do nhu cầu chi ngân sách còn lớn vì vậy bội chi ngân sách còn cao; bội chi ngân sách bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 5,79% GDP. Trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ chủ trương cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) và quản lý nợ công bền vững, theo đó tổng thu NSNN khoảng 23 - 24% GDP, bội chi ngân sách bình quân cả giai đoạn không quá 3,9% GDP, nợ công không quá 65% GDP và nợ Chính phủ không quá 54% GDP. Chính sách tài khóa chặt chẽ cùng với chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ được phối hợp nhằm duy trì phát triển kinh tế tuy nhiên phải kiềm chế lạm phát ở mức dưới 4% để đảm bảo phát triển bền vững.

Thứ hai, chính sách tài chính phải huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó trọng tâm là đầu tư cơ sở hạ tầng có chất lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng chi đầu tư phát triển từ khu vực Nhà nước chiếm khoảng 41,2 % tổng chi đầu tư toàn xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ chủ trương khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; vì vậy, đầu tư từ khu vực Nhà nước giảm hơn so với giai đoạn 2011 - 2016, chiếm 33 - 34% tổng đầu tư toàn xã hội. Điều này thể hiện tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng.

Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách để thu hút vốn đầu tư, nhất là đầu tư theo hình thức đối tác công tư – PPP; theo đó, đánh giá các rủi ro và biện pháp phòng ngừa, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước và khu vực tư nhân là một trong những giải pháp quan trọng.

Thứ ba,chính sách tài chính mà trong đó chính sách thuế có vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy hội nhập.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu thu NSNN có sự thay đổi theo hướng giảm thu thuế xuất nhập khẩu theo các cam kết quốc tế; đồng thời, tăng thu thuế nội địa nhằm đảm bảo nguồn thu bền vững. Theo đó, tỷ lệ thu thuế xuất nhập khẩu bình quân trong tổng thu NSNN giảm từ 17,5% giai đoạn 2011 – 2015 xuống còn khoảng 12 – 13% giai đoạn 2016 – 2020, tỷ lệ thu thuế nội địa bình quân trong tổng thu NSNN tăng từ 68% giai đoạn 2011 – 2015 lên khoảng 84 - 85% giai đoạn 2016 – 2020.

Thuế TNDN có xu hướng giảm để thu hút đầu tư, tạo điều kiện để DN có thêm nguồn lực tài chính (nhất là DNNVV, thuế suất 15 - 17% thay vì áp thuế suất phổ thông 20%), trong khi đó thuế GTGT sẽ được nghiên cứu trình Quốc hội điều chỉnh một mức tăng phù hợp; đẩy mạnh thuế bảo vệ môi trường; nghiên cứu ban hành chính sách thuế tài sản phù hợp với điều kiện của Việt Nam; điều chỉnh chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế, điều tiết thu nhập hợp lý.

Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động tăng cường công tác quản lý thuế, đặc biệt là quản lý đối tượng nộp thuế, trong khi đó thủ tục hành chính về thuế được cải thiện nhằm tạo điều kiện cho các DN đầu tư, kinh doanh, làm nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước một cách công khai, minh bạch.

Thứ tư, chính sách tài chính mà trong đó quản lý chi tiêu công chặt chẽ, có hiệu quả đảm bảo gắn với việc sắp xếp lại, tinh giản bộ máy hành chính.

Chính phủ chủ trương sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công, trong đó có tự chủ về tài chính. Giá dịch vụ công được rà soát và hình thành trên cơ sở từng bước tính đủ chi phí đầu vào; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ công cơ bản như y tế, giáo dục phổ thông. Nhà nước khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công và ứng xử bình đẳng với đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN, cải thiện quản trị công ty theo hướng hiệu quả, công khai, minh bạch.

Trong giai đoạn 2011 - 2016, Nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa đối với 569 DN, giai đoạn 2016 - 2020 sẽ tiếp tục cổ phần hóa 127 DN. Đồng thời bán bớt phần vốn Nhà nước tại các DN đã cổ phần hóa, trong đó có các DN rượu, bia, nước giải khát.

Đi đôi với việc cổ phần hóa, công tác quản trị DN sẽ được tăng cường, một cơ quan quản lý vốn, tài sản Nhà nước dự kiến sẽ được thành lập, các nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt sẽ được áp dụng. Phương thức cổ phần hóa cũng sẽ được cải tiến trong việc xác định giá trị DN, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược, đồng thời gắn kết giữa cổ phần hóa với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán đảm bảo công khai, minh bạch.

Thứ sáu,phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng. Trong thời gian qua, nhất là sau khi có Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu, các tổ chức tín dụng và VAMC đã nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu. VAMC đã thực hiện mua các khoản nợ tại 42 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ gốc là 282.124 tỷ đồng, đồng thời VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, NHNN đã đưa ra các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính, quy chế cho vay, trích lập dự phòng rủi ro; các ngân hàng thương mại đã tăng cường quy trình, cải thiện chất lượng tín dụng; thời gian qua Moody’s đã nâng hạng tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ ổn định lên tích cực. Đây là tín hiệu tốt cho tăng trưởng tín dụng.

Thứ trưởng
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam diễn ra trong cả ngày 7/11 với nhiều phiên họp chuyên đề

Thứ bảy, phát triển dịch vụ tài chính nhằm tăng cường huy động vốn cho ngân sách cũng như cho DN, cải thiện chất lượng dịch vụ tài chính như chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán.

Thị trường chứng khoán đã trải qua 20 năm hoạt động, giá trị vốn hóa thị trường đến tháng 9/2017 đã đạt con số 102,7% GDP năm 2016, trong đó thị trường cổ phiếu chiếm 63,2%, thị trường trái phiếu chiếm 39,5%. Thị trường chứng khoán được tái cơ cấu theo hướng nâng cao chất lượng công ty niêm yết, chất lượng công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, hình thành các nhà đầu tư chuyên nghiệp thông qua các quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư; đồng thời cấu trúc lại khu vực thị trường giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán phái sinh đã khai trương đi vào hoạt động từ tháng 8/2017 cũng là một trong những nội dung của tiến trình tái cơ cấu thị trường chứng khoán. “Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu sản phẩm chứng quyền có bảo đảm (Covered Warrant) cho thị trường”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết.

Đối với thị trường trái phiếu, tập trung hoàn thiện khung pháp lý từ cơ chế phát hành, cơ chế giao dịch đến cơ chế hoạt động của các tổ chức trung gian, cung cấp dịch vụ đặc biệt là phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Với những biện pháp trên, thị trường trái phiếu duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt, đạt mức tăng trưởng khoảng 24%/năm, thị trường có tính thanh khoản cao, công khai, minh bạch.

Thị trường bảo hiểm trong thời gian qua đã có bước tăng trưởng khá với tỷ lệ tăng doanh thu bảo hiểm khoảng 20%/năm. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, quy mô thị trường bảo hiểm còn nhỏ, doanh thu bảo hiểm gốc chỉ đạt khoảng 2% GDP. "Vì vậy, chúng tôi chủ động tiếp tục cơ cấu lại thị trường bảo hiểm, nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, phát triển các sản phẩm, nghiệp vụ bảo hiểm mới như bảo hiểm trong nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản (tàu cá), bảo hiểm nhân thọ, bao gồm cả bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm sức khỏe. Nghiên cứu mở rộng bảo hiểm vi mô nhằm hướng tới các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp ở vùng nông thôn", Thứ trưởng cho biết.

Thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán và các chuẩn mực kiểm toán được ban hành theo thông lệ quốc tế. Tổng số các công ty kế toán, kiểm toán hiện nay là 100 công ty kế toán và 160 công ty kiểm toán, trong đó các công ty kiểm toán lớn của thế giới (Big Four) đều đã hoạt động tại Việt Nam. Tới đây, Bộ Tài chính sẽ ban hành các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế.

“Chúng tôi cũng đã và đang phối hợp với NHNN để thực hiện tài chính bao trùm. Tạo điều kiện cho các DNNVV, DN siêu nhỏ, các hộ gia đình, các tầng lớp dân cư, đặc biệt là khu vực nông thôn tiếp cận được dịch vụ tài chính, tạo ra giá trị gia tăng từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm”, Thứ trưởng cho biết thêm.

Cuối cùng, định hướng thứ támđược Thứ trưởng nêu rõ là đảm bảo chính sách an sinh xã hội đi đôi với phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm phát triển bền vững. Chính phủ chủ trương tăng tỷ lệ bao phủ đối với bảo hiểm xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ công (y tế, giáo dục), đưa ra gói dịch vụ y tế cơ bản và giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe toàn dân. Đồng thời, thực hiện các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí tự nguyện đã được ban hành. Đây cũng là một kênh để phát triển an sinh xã hội.

“Cùng với việc phát triển kinh tế của đất nước, hệ thống tài chính của chúng tôi đã vững vàng hơn rất nhiều và có vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập. Trong quá trình này, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp to lớn của cộng đồng DN. Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài chính tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các quý vị đối với hệ thống tài chính và mong rằng tiếp tục nhận được sự phối hợp có hiệu quả của các vị trong thời gian tới”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà kết luận bài phát biểu./.

D.A

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
  • Tổng thống Bulgaria thăm nhà máy VinFast Hải Phòng
  • Khởi công công trình hơn 300 tỷ đồng tại dự án kéo dài 27 năm ở Đà Nẵng
  • Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday
  • Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
  • Chưa đầy 1 tuần, giá vàng nhẫn tăng gần 4 triệu đồng/lượng
  • 6 nguyên tắc thanh toán tiền an toàn khi mua nhà, đất
  • Giá cà phê hôm nay 25/11: Trong nước tăng mạnh, thế giới đứng im
推荐内容
  • Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
  • Ông Lê Hồng Minh quay lại ghế Chủ tịch HĐQT VNG, thôi làm CEO
  • Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Giá dầu tiếp tục tăng
  • Chưa đến Tết, pháo hoa đã bán ngập 'chợ mạng'
  • Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
  • Mở bán vàng nhẫn không giới hạn, cửa hàng vẫn bất ngờ vắng khách