【thứ hạng của clermont foot】Kon Tum dẫn đầu về chỉ số công khai ngân sách tỉnh năm 2017
Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo công bố Chỉ số công khai ngân sách nhà nước Việt Nam (OBI) và Chỉ số công khai ngân sách tỉnh (POBI) 2017,ẫnđầuvềchỉsốcôngkhaingânsáchtỉnhnăthứ hạng của clermont foot do BTAP và một số đơn vị phối hợp tổ chức ngày 29/3, tại Hà Nội.
Cụ thể, theo kết quả xếp hạng về công khai ngân sách tỉnh năm 2017 cho thấy, không có tỉnh nào được xếp vào nhóm A - nhóm những tỉnh có mức điểm cao nhất từ 75 đến 100 điểm.
Kon Tum là tỉnh dẫn đầu về chỉ số công khai ngân sách tỉnh năm 2017 (với tổng 70,2 điểm). Xếp sau Kon Tum là các tỉnh Khánh Hòa (68,6 điểm), Hải Dương (67,4 điểm), Sơn La (63,9 điểm), TP. Hồ Chí Minh (56,8 điểm), Cao Bằng (55,5 điểm)…
Nhóm những tỉnh có điểm số về công khai ngân sách thấp nhất gồm có Tuyên Quang (3,9 điểm), Hải Phòng (1,7 điểm), Hà Nam (1,7 điểm). Đặc biệt, có 4 tỉnh không công khai bất kỳ một loại tài liệu nào hoặc có công khai nhưng yêu cầu tài khoản đăng nhập mới có thể tiếp cận được, bao gồm: Ninh Bình, Tây Ninh, Hậu Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Toàn cảnh hội thảo công bố. Ảnh: Thiện Trần |
Cũng theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, về tính sẵn có của các tài liệu ngân sách, các thông tin chủ yếu được tìm thấy trên cổng thông tin điện tử của sở tài chính các địa phương. Hai loại tài liệu ngân sách được các tỉnh công khai nhiều nhất là dự toán ngân sách tỉnh năm 2018 đã được HĐND tỉnh phê duyệt (51/63 tỉnh) và quyết toán ngân sách tỉnh năm 2016 (49/63 tỉnh).
“Nhiều địa phương thực hiện rất tốt việc công khai thông tin tài liệu ngân sách các năm trước nhưng lại chưa thực hiện việc công khai thông tin ngân sách năm 2018. Một số website của sở tài chính các tỉnh mặc dù rất đầy đủ các mục về công khai dự toán, quyết toán ngân sách, được sắp xếp một cách khoa học, nhưng khi truy cập vào thì lại không có bất kỳ tài liệu nào được công khai”, báo cáo của nhóm nghiên cứu nêu.
Về tính kịp thời của các tài liệu ngân sách, hai loại tài liệu được công bố đúng thời hạn quy định nhiều nhất vẫn là tài liệu về dự toán ngân sách tỉnh năm 2018 đã được HĐND tỉnh quyết định (55,6% các tỉnh công bố đúng thời hạn) và quyết toán ngân sách tỉnh năm 2016 (47,6% các tỉnh công bố đúng thời hạn). Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách tỉnh năm 2017 là loại tài liệu có tỷ lệ số tỉnh công bố thấp nhất, đạt 39,7% (tương đương 25/63 tỉnh công bố).
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, Tổ chức Đối tác ngân sách quốc tế (IBP) phối hợp với Trung tâm Phát triển và hội nhập (CDI) đã công bố chỉ số công khai ngân sách nhà nước Việt Nam (OBI) năm 2017. Theo đó, kết quả OBI 2017 của Việt Nam ở trụ cột thứ nhất về công khai ngân sách ghi được 15/100 điểm xếp hạng (so với mức trung bình toàn cầu là 42/100 điểm xếp hạng).
Ở trụ cột thứ hai về sự tham gia của công chúng, Việt Nam đạt 7/100 điểm xếp hạng; ở trụ cột thứ ba về giám sát, Việt Nam đạt được 72/100 điểm đối với giám sát ngân sách của cơ quan lập pháp và 72/100 điểm đối với giám sát ngân sách của cơ quan kiểm toán.
Chia sẻ về các kết quả của chỉ số công khai ngân sách nhà nước Việt Nam năm 2017, bà Ngô Minh Hương, nghiên cứu viên CDI cho biết, ở một số trụ cột (như về công khai ngân sách và sự tham gia của công chúng), mức điểm của Việt Nam chưa cao do một số yếu tố khách quan tác động.
Cụ thể, cuộc khảo sát của IBP được tiến hành vào cuối năm 2016, trong khi Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi 2015 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2017, do đó, những điểm mới về yêu cầu công khai ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi 2015 chưa phát huy được tác dụng tốt. Bên cạnh đó, phương pháp đánh giá của các tổ chức quốc tế ở kỳ khảo sát lần này thay đổi so với những kỳ khảo sát được thực hiện trước đó (vào năm 2012 và 2015), khiến thang điểm chưa có sự quy đổi tương đồng với những lần khảo sát trước…
“Hiện Việt Nam đã đạt được xếp hạng trên chuẩn về giám sát ngân sách. Cùng với đó, Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi 2015 đã có nhiều điều khoản thúc đẩy mạnh mẽ công khai minh bạch ngân sách nên tới kỳ khảo sát 2019, Việt Nam có thể tăng xếp hạng minh bạch ngân sách và do vậy, có thể tăng uy tín với các đối tác và nhà đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, ngoài việc công bố tài liệu ngân sách, Việt Nam cần nâng cao chất lượng và sự đầy đủ thông tin ngân sách hơn; đồng thời, cần có cơ chế tạo cơ hội cho sự tham gia của công chúng để có thể đạt được thứ hạng cao như một số nước trong khu vực như Philippines và Indonesia...”, bà Ngô Minh Hương chia sẻ./.
Diệu Thiện
(责任编辑:La liga)
- ·Giá vàng hôm nay (3/1): Vàng thế giới, vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt tăng mạnh
- ·Nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người
- ·Quảng Ninh: Khai hội xuân Ngọa Vân 2019
- ·Hạ viện Nga thông qua lần thứ nhất dự thảo ngân sách 2020
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Công nhận 6 sản phẩm đặc trưng của Đà Nẵng
- ·Quảng Ninh: Xử lý 8 xe chở lợn không có giấy tờ hợp lệ
- ·95% các thành phố ở Đông Nam Á vượt ngưỡng ô nhiễm bụi mịn
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Nâng công suất máy gia tốc hạt lớn lên gấp 10 lần
- ·Giải cứu 2 cô giáo bị sạt lở đất vùi lấp trên đường đi dạy về
- ·Thời tiết ngày 9/12: Bắc Bộ rét đậm, có nơi dưới 12 độ C
- ·Apple có kế hoạch mang phim ra chiếu rạp trước khi phát trực tuyến
- ·Quảng Ninh: Ngày 19/3 sẽ thông quan cầu Bắc Luân II
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Hàng nghìn người đổ về Phủ Tây Hồ đi lễ dịp đầu xuân
- ·OECD: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất một thập kỷ
- ·Quảng Ngãi yêu cầu xử lý điểm sạt lở bờ biển tại huyện Bình Sơn
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Bắc Bộ sáng và đêm trời rét, Nam Bộ vẫn có nắng nóng