会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【seoul – gangwon】Nếu không muốn mình là nạn nhân của “bẫy” tin giả!

【seoul – gangwon】Nếu không muốn mình là nạn nhân của “bẫy” tin giả

时间:2024-12-24 01:39:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:440次

VHO - Vừa qua,bẫyseoul – gangwon trên mạng xã hội đã lan truyền Quyết định số 3737/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về việc đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tri thức dân gian đối với “Cháo lươn” của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, đây là văn bản giả mạo, gây dư luận xấu.

 Từ vụ việc có thể thấy, tin giả, tin xấu vẫn đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhiều nhà quản lý, chuyên gia nhận định, người dân cần nâng cao cảnh giác, chủ động phòng, chống tin giả. Đồng thời, cần tăng cường thực hiện văn hóa ứng xử để góp phần “thanh lọc” không gian mạng.

Nếu không muốn mình là nạn nhân của “bẫy” tin giả - ảnh 1
Thông tin “Cháo lươn” của tỉnh Nghệ An là Di sản văn hóa phi vật thể là xuyên tạc, sai sự thật

Tin giả, lĩnh “án” thật

Trên thực tế, ngày 9.8.2024, Bộ VHTTDL đã ban hành các Quyết định ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, có 4 di sản văn hóa phi vật thể tri thức dân gian liên quan đến ẩm thực đối với: Nghề thủ công truyền thống Nghề ướp trà sen Quảng An, phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội (số 2316/QĐ-BVHTTDL), Phở Nam Định (số 2326/QĐ- BVHTTDL), Mỳ Quảng (số 2327/ QĐ-BVHTTDL), Phở Hà Nội (số 2328/QĐ-BVHTTDL). Hiện tại, Bộ VHTTDL đã có công văn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xác minh đối tượng làm giả văn bản của cơ quan quản lý nhà nước và đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đây cũng không phải lần đầu tiên tin giả, tin xấu xuất hiện gây hoang mang trong dư luận. Vài tháng trước, TikToker V.M.L đã bị xử phạt vì “nói xấu” một quán phở tại Hà Nội khi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội, cho rằng mình bị đuổi và kỳ thị vì bản thân là người khuyết tật, phải ngồi xe lăn. Sau khi Sở TT&TT Hà Nội vào cuộc xác minh và chủ quán phở trích xuất camera, cùng với sự lên án của cộng đồng mạng, anh V.M.L thừa nhận mình đã có sự yếu kém và thiếu hiểu biết trong xử lý vấn đề. Thanh tra Sở TT&TT Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh V.M.L mức phạt 5 triệu đồng, mức phạt có áp dụng hình thức giảm nhẹ đối với người khuyết tật. Nói về vụ việc này, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho biết, việc thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, xét về quy tắc ứng xử trên mạng do Bộ TT&TT ban hành thì anh V.M.L đã vi phạm 2/4 quy tắc. Đó là quy tắc tôn trọng và tuân thủ pháp luật; quy tắc chịu trách nhiệm. Một số người sau khi đăng tải thông tin sai sự thật còn né tránh, không chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Trước đó, TikToker Nhật Hải biết tuốt (tên thật là Nguyễn Nhật Hải) cũng bị Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang ban hành quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng do đăng tải clip xuyên tạc: “Sài Gòn là nơi cực kỳ lý tưởng cho tội phạm hoạt động”. Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang cho rằng, Nhật Hải có hành vi cung cấp, đăng tải thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm cá nhân. Cũng theo Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương, bên cạnh một số người làm nội dung trên môi trường mạng với thông tin tốt, chính xác thì còn nhiều TikToker cố tình tạo ra những thông tin không chính xác, hay nói cách khác là thông tin “bẩn”. Những thông tin và hành vi này cần được chấn chỉnh, xử lý nghiêm.

“Nghe ngóng” tin tức trên mạng xã hội đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi người. Thế nhưng, việc tiếp cận thông tin trên mạng xã hội không đúng hướng đang kéo theo nhiều hệ lụy, tác động xấu đến nhận thức. Những tin tức tiêu cực, có tính vấn đề thường nhận được nhiều sự quan tâm và có tốc độ lan truyền đến chóng mặt. Dẫu vậy, không phải thông tin nào trong số này cũng chính xác.

Tăng cường văn hóa ứng xử trên không gian mạng

Trở lại câu chuyện giả mạo văn bản của Bộ VHTTDL, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định, mỗi một di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh đều nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Tuy nhiên, trong bối cảnh truyền thông mới có nhiều phức tạp, nhiều người cũng lợi dụng việc ghi danh di sản để tuyên truyền sai lệch, gây ra những hiểu nhầm trong xã hội, thậm chí tạo ra những hệ lụy nghiêm trọng.

 Để tránh rơi vào “bẫy” thông tin giả, xấu, độc trên mạng, người dùng cần kiểm tra nguồn tin, xác nhận thông tin từ nhiều nguồn uy tín và cảnh giác với các tiêu đề giật gân, dễ gây hiểu lầm. Tăng cường thực hiện văn hóa ứng xử trên không gian mạng cũng là cách “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”.

Bằng cách báo cáo nội dung xấu độc, không chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng và tự trang bị kiến thức về kỹ năng số, người dùng có thể bảo vệ bản thân và cộng đồng khỏi tác động tiêu cực của thông tin sai lệch. Ngoài ra, cần khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra các hội nhóm tích cực, tôn vinh hành động đẹp và ủng hộ các chiến dịch chống tin giả.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Vĩnh Phúc: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá trực tuyến hàng trăm tỷ đồng
  • Q&A: 5 nhóm được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến
  • Báo cáo Bộ Y tế vụ 4 trẻ nhập viện vì tiêm vắc xin hết hạn
  • Một tuần nữa, Bệnh viện Việt Đức sẽ quay lại hoạt động bình thường
  • Chiếc đầm đăng quang Miss International 'sóng gió' của Thanh Thủy
  • Thị trường căn hộ mới tại TPHCM tăng nhanh
  • Nhiều tiền, gửi kỳ hạn dài sẽ hưởng lợi từ lãi suất ngân hàng
  • Nữ sinh cấp 2 muốn tự tử vì bị bạn cùng lớp đánh hội đồng
推荐内容
  • Vụ chạy thận 9 người chết: Luật sư nói gì về mức án đề nghị với BS Hoàng Công Lương?
  • 5 bước đơn giản giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn
  • 27 người nhập viện Chợ Rẫy vì đánh nhau trong 5 ngày qua
  • Q&A: Lý do người bệnh gout không nên ăn cháo lòng, nội tạng động vật
  • Vụ cô giáo chửi học viên ‘óc lợn’: Nếu học viên yêu cầu, trung tâm MST phải hoàn trả lại tiền
  • Bệnh viện Bạch Mai sắp được 'gỡ khó' tình trạng thiếu tiền