【ket qua western united】UNCTAD: Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm trong năm thứ ba liên tiếp
TheĐầutưtrựctiếpnướcngoàitoàncầugiảmtrongnămthứbaliêntiếket qua western unitedo báo cáo mới nhất về các khoản đầu tư trên thế giới vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố, sự sụt giảm này phần lớn là do các công ty đa quốc gia của Mỹ hồi hương lợi nhuận từ nước ngoài để tận dụng các cải cách thuế được chính quyền thông qua vào năm 2017.
Trong tuyên bố được đưa ra, Tổng thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi cho biết: "Vốn đầu tư nước ngoài vẫn bị kẹt ở mức thấp sau khủng hoảng". Theo người đứng đầu UNCTAD, điều này không hỗ trợ tốt cho cam kết của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu cấp bách như nghèo đói cùng cực và khủng hoảng khí hậu.
Tại các nước phát triển, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI dự kiến sẽ tăng trở lại khi ảnh hưởng của cải cách thuế của Mỹ giảm dần. Chính các nước phát triển bị ảnh hưởng nhiều nhất, khi dòng vốn FDI giảm ¼, xuống còn 557 tỷ USD, giảm xuống mức được ghi nhận hồi năm 2004. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 27%, đánh dấu năm giảm thứ ba liên tiếp.
Trong khi ở châu Âu, dòng vốn FDI đã giảm một nửa, xuống còn 172 tỷ USD, thì tại Mỹ, dòng vốn này đã giảm 9% xuống còn 252 tỷ USD. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng kinh tế bền vững, FDI tạo ra thu nhập cao hơn, ước tính khoảng 200 tỷ USD, trong đó có 119 tỷ USD (+28% so với năm 2017) vẫn ở Mỹ.
Châu Á ghi nhận hơn 1/3 dòng vốn FDI toàn cầu năm 2018.
Mặc dù FDI suy giảm song Mỹ vẫn là quốc gia hưởng lợi lớn nhất từ các dòng vốn này, tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Singapore.
Về phần mình, Nhật Bản đã vươn lên hàng ngũ nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu, tiếp theo là Trung Quốc và Pháp.
Sau khi hồi hương ồ ạt nguồn thu nhập từ đầu tư của mình, Mỹ không xuất hiện trong danh sách 20 nhà đầu tư hàng đầu. Nhưng theo ông James Zhan, Giám đốc Bộ phận Đầu tư và Doanh nghiệp của UNCTAD, "mặc dù có sự sụt giảm mạnh trong năm ngoái song triển vọng vẫn đáng khích lệ, dự kiến sẽ tăng trưởng nhẹ trong năm nay".
Tổng quát hơn, cơ quan của Liên hợp quốc lưu ý rằng một nửa trong số 20 quốc gia hàng đầu nhận được vốn FDI là các quốc gia đang phát triển và các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi. Và ở các nước đang phát triển, dòng vốn này cũng đã tăng tốt (+2%), chiếm hơn một nửa (54%) dòng chảy vốn toàn cầu, so với 46% trong năm 2017 và chỉ hơn 1/3 trước cuộc khủng hoảng tài chính.
Về vấn đề này, UNCTAD chỉ ra rằng vốn đầu tư nước ngoài vào các nước đang phát triển châu Á tăng 3,9%, lên 512 tỷ USD. Khu vực này vẫn là nước nhận vốn FDI lớn nhất thế giới, hấp thụ 39% dòng vốn đầu tư toàn cầu năm 2018, tăng từ 33% trong năm 2017. Các quốc gia chính có dòng vốn đầu tư tăng là Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Indonesia và các quốc gia thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Về phần mình, châu Phi đã tránh được sự suy giảm toàn cầu về đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2018, dòng vốn FDI vào lục địa này tăng 11% so với năm trước, lên 46 tỷ USD. Sự gia tăng này là do nhu cầu tăng và do đó, giá của một số mặt hàng cơ bản cũng tăng và sự tăng trưởng của đầu tư không liên quan đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở một số ít quốc gia.
Theo UNCTAD, sự suy giảm vốn FDI ở một số quốc gia lớn của châu Phi, trong đó có Nigeria và Ai Cập, đã được bù đắp bằng sự gia tăng ở các quốc gia khác, bao gồm cả Nam Phi.
Theo dữ liệu đến năm 2017, Pháp là quốc gia có nguồn đầu tư lớn được thực hiện ở châu Phi, mặc dù số tiền liên quan hầu như không thay đổi kể từ năm 2013. Tiếp theo là Hà Lan, Mỹ, Anh và Trung Quốc./.
Theo dangcongsan
(责任编辑:World Cup)
- ·Sở Công Thương Long An tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử
- ·Giám đốc người Nhật bị sa thải vì phát ngôn "người Việt không đạo đức"
- ·Chàng trai làm "gốm xấu" gây sốt, thu nhập 60 triệu đồng/tháng
- ·Thống nhất phương án nghỉ Tết 2025 liền 9 ngày
- ·Công ty TNHH Tập đoàn An Nông họp mặt tri ân nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
- ·Hưởng bảo hiểm thất nghiệp không quá 5 lần lương cơ sở, lương tối thiểu
- ·Chàng trai kể chuyện bằng ngôn ngữ hình ảnh thu nhập 200 triệu đồng/tháng
- ·Thấy gì từ con số 38 triệu lao động chưa qua đào tạo ở Việt Nam?
- ·Lỗi hai bên trong tai nạn giao thông, ai chịu trách nhiệm?
- ·Tin vào lời hứa "đi nước ngoài không cần học", người đàn ông mất 70 triệu
- ·Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin một đầu mối từ tháng Ba
- ·79 người chết oan vì bệnh dại
- ·Cống hiến lâu năm, người lao động ở TPHCM được thưởng sổ đỏ, ô tô
- ·Cô gái nâng ngực trong khách sạn rồi tử vong: Làm gì để xóa "thẩm mỹ chui"?
- ·Giá vàng hôm nay 11/9/2024: Vàng tăng giá chờ tin lãi suất giảm
- ·Thói quen của nhiều quý ông Việt có thể dẫn đến vô sinh
- ·Djokovic vững vàng ở "đỉnh" ATP, Medvedev gây áp lực lên Alcaraz
- ·Lập kỷ lục ấn tượng, Barcelona cho thấy sự hủy diệt khủng khiếp
- ·Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích
- ·Người Việt "thờ ơ" với các công việc mức lương 50 triệu đồng/tháng