【kết quả chivas】Doanh nghiệp công nghệ "khát" nhân lực chất lượng cao
Doanh nghiệp công nghệ "khát" nhân lực chất lượng cao
(Dân trí) - Đẩy mạnh tự động hóa vào trong sản xuất, một nhà máy tại TP Thủ Đức đã cắt giảm 80% người lao động. Tiết kiệm được chi phí, tới đây doanh nghiệp dành tiền chiêu mộ nhân lực chất lượng cao.
Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao
Ngày 7/8, lãnh đạo Cục Việc làm, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM có buổi đối thoại, trao đổi với đại diện Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex (SEHC) về những vấn đề xoay quay nguồn nhân lực và người lao động tại nhà máy.
Bà Kiều Ngọc Hoa, Giám đốc nhân sự công ty, cho hay trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động tại công ty là 5.042 người, gồm quản lý, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cao, chuyên môn kỹ thuật bậc trung và một số lao động khác.
Về hoạt động tuyển dụng thời gian qua, bà Hoa cho biết công ty đã tuyển dụng thêm 1.043 lao động, tập trung chủ yếu vào lao động phổ thông và lao động chuyên môn kỹ thuật bậc trung. Tuy nhiên, công ty vẫn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các lao động có tay nghề, chuyên môn cao.
Cụ thể, công ty đang cần 80 nhân viên sản xuất; 10 chuyên viên phụ trách hệ thống nhúng, ứng dụng di động, kiểm thử phần mềm, trải nghiệm người dùng, đồ họa. Đây là những lĩnh vực cạnh tranh cao với các công ty công nghệ trong khu vực TPHCM.
Lý do khác, trong doanh nghiệp, người lao động thuộc nhóm lập trình viên có xu hướng thay đổi công việc thường xuyên hơn các nhóm nhân lực khác.
Thực tế, công ty cũng chưa lấp đầy được 20 nhân sự còn thiếu cho vị trí kỹ sư R&D ở lĩnh vực cơ khí và điện tử. Kỹ năng tiếng Anh và sử dụng phần mềm của các lao động hiện tại vẫn chưa tốt
Đơn vị cũng đang thiếu hụt nguồn nhân lực cho các vị trí như kỹ sư quản lý dự án phần mềm và kỹ sư khuôn, với lí do chung là thiếu nguồn cung ứng nhân lực.
"Ngoài ra, chúng tôi cũng gặp khó trong việc giữ chân lao động làm việc lâu dài. Những lao động có trình độ, chất lượng cao thường muốn làm thời vụ, không thiết tha việc ký hợp đồng dài hạn với công ty.
Công ty chúng tôi có nguyên tắc, chỉ tổ chức tăng ca 30 giờ/tháng, thay vì mức tới cả trăm giờ như một số doanh nghiệpkhác. Đây là lý do nhóm lao động muốn "cày" nhiều tiền có xu hướng chuyển tới chỗ tăng ca nhiều hơn", bà Hoa nói.
Tại buổi trao đổi, vị Giám đốc nhân sự cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, việc làm. Trong đó, bà Hoa cho rằng công ty và người lao động đang gặp khó khăn đối với giới hạn về thời gian thêm 300 giờ/năm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kế hoạch nguồn nhân lực của doanh nghiệp mà còn kìm hãm thu nhập của người lao động.
"Thực tế, người lao động phải đi làm thêm những nghề khác như chạy xe công nghệ, phục vụ nhà hàng, quán ăn để kiếm tiền. Vì thế, chúng tôi mong muốn Bộ, Sở có thể xem xét, kiến nghị nâng hạn mức làm thêm hằng năm lên 400 giờ", bà Hoa phát biểu.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao
Giám đốc nhân sự SEHC cho hay, trong 6 tháng cuối năm 2024, đơn vị dự định giảm lượng nhân sự tuyển dụng để dồn nguồn lực, tập trung hút người ở các vị trí yêu cầu nguồn lao động chất lượng cao.
"Đầu năm nay, chúng tôi đẩy mạnh ứng dụng tự động hóa vào trong sản xuất. Ở nhà máy, một dây chuyền trước đây có 22 công nhân, giờ có máy móc thay thế, chỉ còn cần 6 người. So với trước, số lượng lao động ở nhà máy đã được cắt giảm khoảng 80%", bà Hoa nói.
Qua trình bày của đại diện SEHC, TS. Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làmghi nhận những khó khăn thực tế mà doanh nghiệp đang phải trải qua.
Cục trưởng kiến nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM thực hiện khảo sát cụ thể từ doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo, tuyển dụng nhân lực chất lượng cao.
Từ đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thể phối hợp với các đơn vị đề ra những giải pháp như tổ chức hoặc tìm các cơ sở thích hợp đào tạo nguồn nhân lực cung ứng cho doanh nghiệp; thay đổi đào tạo theo vị trí việc làm thay vì theo nhóm ngành như trước.
Ngoài ra, Cục Việc làm cũng giao Trung tâm dịch vụ việc làm và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp nghiên cứu tối ưu hóa việc sử dụng nguồn tiền bảo hiểm thất nghiệp cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.
"Cục Việc làm cũng đề xuất doanh nghiệp tổ chức nhiều buổi đối thoại nghiêm túc với người lao động trong thời gian sớm nhất. Đại diện Cục sẽ tham gia để lắng nghe người lao động, trình bày những nội dung trong luật việc làm sửa đổi mà tác động trực tiếp đến họ cũng như chia sẻ các chính sách đào tạo cho doanh nghiệp.
Giữa Cục Việc làm và doanh nghiệp cũng sẽ có kênh đối thoại nhằm tháo gỡ những vướng mắc, cải thiện công tác quản lý nhà nước và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp", Cục trưởng Vũ Trọng Bình nêu ý tưởng.
(责任编辑:La liga)
- ·Xuất hiện tình trạng làm giả phiếu xét nghiệm COVID
- ·Đối thoại với nông dân và các thành phần kinh tế tập thể
- ·Taseco thông báo chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng (kỳ 2)
- ·Vận động trao tặng 4.000 phần quà tết cho gia đình nghèo, khó khăn
- ·Tăng cường chỉ đạo phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại dịp cuối năm
- ·Hiệu quả từ các hoạt động văn hóa, thể thao
- ·120 thí sinh dự thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức năm 2023
- ·“Hiệp sĩ” tham gia phát hiện 636 vụ vi phạm pháp luật
- ·FPT Smart Cloud hỗ trợ giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp SMB
- ·Đà Nẵng nêu hướng xử lý 3 khu đất vàng “treo” giữa trung tâm thành phố
- ·‘Việt Nam làm rất tốt ở giai đoạn đầu đại dịch và sẽ đạt thành tích tương tự với vaccine’
- ·Chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
- ·Khoe sắc giữa ngàn hoa
- ·Cùng chăm lo những hoàn cảnh khó khăn
- ·Nâng cao năng lực quản lý hợp tác xã
- ·Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba
- ·Cảnh sát giao thông giúp sản phụ sinh con ngay lề đường
- ·Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng ASEAN với các đối tác
- ·Bế mạc đợt khảo sát chính thức phục vụ đánh giá ngoài 4 chương trình đào tạo trình độ đại học
- ·Xây dựng TX.Bến Cát trở thành đô thị văn minh, hiện đại