【soi kèo urawa red diamonds】Buôn lậu xăng dầu trên biển vẫn dai dẳng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu chở dầu trái phép trên biển | |
Cảnh sát biển: Xử lý trên 55 vụ buôn lậu,ônlậuxăngdầutrênbiểnvẫndaidẳsoi kèo urawa red diamonds gian lận thương mại và vận chuyển trái phép ma túy | |
Buôn lậu xăng dầu trên biển ngày càng phức tạp |
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa trên tàu TG 92855 TS đang vận chuyển 60.000 lít dầu DO. Ảnh: Đình Thi |
“Nóng” vùng biển Tây Nam
Đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết, tình hình buôn lậu xăng dầu trên biển diễn ra tại các vùng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và đặc biệt nhiều tại vùng biển Côn Đảo, Tây Nam. Liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ vận chuyển xăng dầu với số lượng lớn.
Thiếu tướng Trần Văn Nam cho biết, năm 2021 được dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây cũng là năm được xác định sẽ có nhiều khó khăn khi tội phạm sử dụng phương thức, thủ đoạn đa dạng, hoạt động tinh vi trên nền thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng các công nghệ cao vào hoạt động này ngày càng có tính chuyên nghiệp. Các đối tượng thường lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để xác định phương tiện của lực lượng chức năng đến khu vực giao nhận hàng. Việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa chủ yếu vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đồng thời, các đối tượng thực hiện việc mua bán, rồi đưa hàng hóa vào đất liền tiêu thụ và trực tiếp bán cho các chủ tàu cá. |
Cụ thể, ngày 12/3, tại khu vực vùng biển Tây Nam cách Nam Hòn Khoai, Cà Mau khoảng 130 hải lý, tổ công tác Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã bắt giữ tàu TG-94998-TS vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.
Chiều 30/3, trên khu vực biển cách Tây Nam Côn Đảo khoảng 40 hải lý, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tiến hành kiểm tra tàu TG93798TS có dấu hiệu vi phạm. Qua kiểm tra, lực lượng Cảnh sát biển phát hiện trên đang vận chuyển khoảng 90.000 lít dầu DO nhưng không xuất trình được chứng từ, hóa đơn chứng minh tính hợp pháp của số dầu trên.
Ngay trong đầu tháng 4, cũng tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 13 hải lý, Đoàn Trinh sát số 2- Cảnh sát biển đã phát hiện và kiểm tra tàu vỏ gỗ số hiệu TG 92855 TS do ông Nguyễn Văn Hậu, sinh năm 1978, trú tại Châu Thành, Kiên Giang làm thuyền trưởng và 3 thuyền viên đang vận chuyển khoảng 60.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp; thuyền trưởng và thuyền viên không có đủ bằng cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Và chỉ cách đó ít ngày, đêm 8/4, tại khu vực biển cách Tây Tây Nam đảo Thổ Chu khoảng 13 hải lý, Đoàn Trinh sát số 2 tiếp tục đã phát hiện và kiểm tra tàu vỏ gỗ số hiệu KG 94299 TS do ông Đỗ Văn Thành, sinh năm 1973, trú tại Rạch Giá, Kiên Giang làm thuyền trưởng đang vận chuyển trên 100.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Tiếp tục triển khai kế hoạch công tác nắm tình hình, đấu tranh phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật trên biển, rạng sáng 11/4, tại khu vực biển cách Đông đảo Thổ Chu khoảng 15 hải lý, Đoàn Trinh sát số 2 phát hiện và kiểm tra tàu vỏ gỗ số hiệu KG 94533 TS đang vận chuyển khoảng 100.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Ngày 16/4, tại khu vực biển cách Tây Nam đảo Thổ Chu, Kiên Giang khoảng 15 hải lý, Đoàn Trinh sát số 2 đã phát hiện và kiểm tra tàu vỏ gỗ số hiệu KG 95697 TS đang vận chuyển trên 100.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Thuyền trưởng và thuyền viên không có đủ bằng cấp chứng chỉ chuyên môn theo quy định.
Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh pháp luật Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, tuy bắt giữ nhiều vụ với số lượng lớn nhưng hiện tình hình vận chuyển, buôn lậu xăng dầu có những diễn biến phức tạp, hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh. Trong đó, các tàu nghi vận chuyển hàng hóa trái phép có nguồn gốc nước ngoài luôn thường trực nguy cơ xâm phạm vùng biển Việt Nam để sang mạn trái phép hàng hóa. Vùng biển rộng lớn trong khi lực lượng, trang thiết bị, cơ chế giám sát, kiểm tra còn nhiều khó khăn.
Kiểm soát chặt hoạt động của tàu cá
Theo nhận định của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, nắm bắt được nhu cầu của ngư dân trong việc sử dụng xăng dầu để khai thác thủy sản rất lớn, một số đối tượng đã lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả trong nước và các nước lân cận, rồi tìm mọi cách vận chuyển trái phép mặt hàng này từ nước ngoài về Việt Nam bán kiếm lời.
Khoảng 1 năm trở lại đây, tình hình vận chuyển trái phép mặt hàng xăng dầu trên vùng biển có chiều hướng gia tăng so với thời điểm trước đó. Đặc biệt tại các khu vực biển giáp ranh với các nước Thái Lan, Campuchia. Để tránh sự phát hiện của lực lượng chống buôn lậu, các đối tượng đã cải hoán tàu cá, lắp đặt thêm các trang bị, công cụ trên tàu hoạt động khai thác thủy sản để phục vụ việc mua bán dầu trái phép.
Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, tình hình vận chuyển xăng dầu trái phép trên vùng biển Kiên Giang có chiều hướng gia tăng so với thời điểm trước đó. Nguyên nhân là giá dầu ở Thái Lan và Campuchia thấp hơn trong nước, trong khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của ngư dân rất lớn, vì vậy, một số tàu cá đã dùng thủ đoạn cải hoán, tạo các khoang dầu khép kín, có sức chứa lên đến hàng trăm ngàn lít, cộng với máy bơm công suất lớn... Sau đó, các đối tượng lợi dụng thời tiết sóng gió, đêm tối, chạy ra vùng biển giáp ranh mua dầu không rõ nguồn gốc về bán cho các tàu cá hoạt động trên biển để kiếm lời.
Theo đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, hầu hết các đối tượng khi vận chuyển hàng hóa thường không mang theo hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, các đối tượng tìm đủ mọi cách để đối phó như hợp thức hóa chứng từ, hóa đơn, hoặc chuẩn bị sẵn lời khai, hồ sơ tài liệu của lô hàng để hợp thức hóa lô hàng.
Để đấu tranh với các loại hình tội phạm trên biển, đặc biệt đối với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu đạt hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát biển tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở các vùng biển trọng điểm; thực hiện đồng bộ các giải pháp để phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển. Trong đó, chú trọng kiểm soát chặt hoạt động mua bán hàng hóa trên biển của các tàu cá đang hoạt động đánh bắt thủy hải sản tại các vùng biển giáp ranh.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·29 nhà sưu tập triển lãm cổ vật tại điện Kiến Trung
- ·Trạm trưởng y tế nói về khả năng hồi phục của bé trai 6 tuổi đi lạc trong rừng
- ·Bộ Y tế bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất
- ·Dù khỏe tới đâu, bạn đừng quên giữ bụng ấm, chân ấm và đầu mát
- ·Chung tay thực hiện tiêu chí môi trường
- ·Cha tử vong, con trai cấp cứu nghi do ngộ độc sau khi ăn thịt cóc trong rừng
- ·Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm
- ·Ớt có tốt cho sức khỏe không? Những ai không nên ăn ớt?
- ·Nuôi chồn hương bước đầu đạt hiệu quả kinh tế
- ·Nhập viện cấp cứu, tiên lượng tử vong sau 1 tháng bị chó lạ cắn vào má
- ·Đoàn cán bộ hưu trí TP.HCM về nguồn, tham quan tại tỉnh Long An
- ·Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng
- ·Xử phạt trường hợp đăng tin sai sự thật về dịch bệnh bạch hầu ở Bắc Giang
- ·Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau giấc ngủ trưa dài, bật điều hòa mát lạnh
- ·Khó cưỡng vì bạn vợ 'mời gọi'
- ·Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan tăng 100% trong tháng 8
- ·Bác sĩ cảnh báo về món đồ quen thuộc trên ô tô nổ trúng mặt lái xe
- ·Nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử tăng gần 5 tỷ USD
- ·Sạch nhà, đẹp ngõ nhờ phân loại rác tại nguồn
- ·Bộ trưởng Y tế thông tin về tiến độ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2