会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi kèo c1 hôm nay】Những nội dung cần biết về quy tắc xuất xứ hàng hoá khi thực hiện EVFTA!

【soi kèo c1 hôm nay】Những nội dung cần biết về quy tắc xuất xứ hàng hoá khi thực hiện EVFTA

时间:2024-12-23 21:46:05 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:543次
1845 adsc05513 1
Các DN châu Âu được Cục Hải quan TPHCM tập huấn trực tuyến. Ảnh: T.H

Hàng hóa được coi là có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu khi được sản xuất từ nguyên liệu có xuất xứ tại nước thành viên khác với điều kiện công đoạn gia công, chế biến được thực hiện tại nước thành viên xuất khẩu vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản.

Theo ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng Phòng Giám sát quản lý- Cục Hải quan TPHCM, nguyên tắc cộng gộp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ nước không phải thành viên EVFTA được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

Đối với cộng gộp sản phẩm thuỷ sản, nguyên liệu thủy sản (Mực nang, mực ống và bạch tuộc sống, tươi hoặc ướp lạnh (HS: 030741, 030751) có xuất xứ từ một nước ASEAN đã ký hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu phù hợp với quy định tại Điều XXIV của GATT 1994, được coi như nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam khi tham gia vào quá trình gia công hoặc sản xuất sản phẩm thủy sản (Mực nang, mực ống và Bạch tuộc đã chế biến hoặc bảo quản (HS: 160554,160555).

Nguyên liệu xuất khẩu từ một nước ASEAN sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình gia công hoặc sản xuất tiếp theo được thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với các nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Liên minh châu Âu.

Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ chỉ được áp dụng khi các nước ASEAN có nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ cam kết tuân thủ quy định tại EVFTA và hợp tác hành chính giữa các nước và với Liên minh châu Âu để đảm bảo việc thực hiện EVFTA; việc cam kết thực hiện điểm a đã được thông báo cho Liên minh châu Âu; mức thuế ưu đãi Liên minh châu Âu đang áp dụng cho sản phẩm thủy sản sử dụng nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ cao hơn hoặc bằng mức thuế ưu đãi dành cho các nước tham gia cộng gộp xuất xứ.

Đối với việc cộng gộp sản phẩm dệt may, vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi là có xuất xứ Việt Nam khi sử dụng làm nguyên liệu để gia công hoặc sản xuất tại Việt Nam cho các sản phẩm dệt may (Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim, không dệt kim hoặc móc (chương 61, 62) với điều kiện vải nguyên liệu đó trải qua công đoạn gia công hoặc chế biến vượt quá công đoạn gia công, chế biến đơn giản.

Xuất xứ của vải nguyên liệu xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam để sử dụng trong quá trình sản xuất hoặc gia công tiếp theo được xác định theo quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Hàn Quốc, trừ quy tắc quy định tại Phụ lục II (a) Nghị định thư về quy tắc xuất xứ đính kèm Hiệp định đó và thể hiện trên chứng từ chứng nhận xuất xứ như đối với vải nguyên liệu xuất khẩu trực tiếp sang Liên minh châu Âu.

Nguyên tắc cộng gộp xuất xứ đối với sản phẩm dệt may chỉ được áp dụng khi: Hàn Quốc và Liên minh châu Âu có Hiệp định Thương mại tự do phù hợp với Điều XXIV của GATT 1994; Hàn Quốc và Việt Nam cùng thực hiện và thông báo tới Liên minh châu Âu việc tuân thủ quy tắc cộng gộp xuất xứ và hợp tác hành chính để đảm bảo việc thực hiện EVFTA.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hoá

Theo ông Đặng Thái Thiện, đối với hàng hóa có xuất xứ Liên minh châu Âu nhập khẩu vào Việt Nam để được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:

C/O mẫu EUR.1 (MOVEMENT CERTIFICATE) do cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên xuất khẩu cấp. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR.

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam.

Theo thông báo của EU về áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX (Registered Exporter System), đồng thời không áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ theo mẫu EUR.1 và TCNXX phát hành bởi nhà xuất khẩu đủ điều kiện, Việt Nam sẽ cho hưởng ưu đãi đối với lô hàng có xuất xứ từ EU trên cơ sở chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khẩu đã đăng ký mã số REX hoặc bởi bất kỳ nhà xuất khẩu nào chứng nhận cho lô hàng trị giá không quá 6.000 euro.

Đối với hàng hóa có xuất xứ Việt Nam nhập khẩu vào Liên minh châu Âu có trị giá trên 6.000 Euro, áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quy trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 thực hiện tương tự các mẫu C/O hiện hành.

Việc kê khai C/O mẫu EUR.1 được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục I đính kèm công văn số 812/XNK-XXHH ngày 30/7/2020 của Cục xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương.

Về hạn mức linh hoạt đối với nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ (De Minimis), nguyên liệu không có xuất xứ vẫn được phép sử dụng nếu tổng trị giá hoặc trọng lượng tịnh của nguyên liệu không vượt quá 10% giá xuất xưởng hoặc trọng lượng sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm thuộc Chương 2 và Chương 4 đến Chương 24, trừ thủy sản chế biến thuộc Chương 16 của Hệ thống Hài hòa; 10% giá xuất xưởng của sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm khác, trừ sản phẩm thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống Hài hòa.

Đồng thời phải đáp ứng các điều kiện, không cho phép hạn mức về trị giá hoặc trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ vượt quá tỷ lệ phần trăm tối đa quy định tại Phụ lục II; Không áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ thuần túy; Không ảnh hưởng đến việc áp dụng quy định công đoạn gia công, chế biến đơn giản và đơn vị xét xuất xứ, hạn mức linh hoạt này áp dụng đối với nguyên liệu sử dụng để sản xuất ra sản phẩm mà theo quy định tại Phụ lục II, những nguyên liệu đó phải có xuất xứ thuần túy.

Đơn vị xét xuất xứ hàng hóa là một sản phẩm cụ thể và được coi là đơn vị cơ bản khi phân loại theo Hệ thống Hài hòa. Trường hợp lô hàng gồm nhiều sản phẩm tương tự được phân loại cùng Phân nhóm theo Hệ thống Hài hòa, đơn vị xét xuất xứ sẽ áp dụng đối với từng sản phẩm riêng biệt. Trong trường hợp bao bì hàng hóa phân loại theo Quy tắc 5 của Hệ thống Hài hòa, bao bì cũng được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hóa.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • 50 tỷ phú giàu nhất Thái Lan bị giảm 18% tổng tài sản, 'bay hơi' 28 tỷ USD
  • Tình báo Mỹ:  Iran chưa quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân
  • Israel tập kích ồ ạt Lebanon, 68 người thương vong
  • Thủ tướng Lebanon nói Mỹ đảm bảo Israel sẽ giảm tấn công Beirut
  • Xúc tiến thúc đẩy niềm tin, thiện cảm với hàng hóa 'xuất xứ Việt Nam'
  • Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tạo nhiều dấu ấn lịch sử
  • Tổng thống Iran kêu gọi Israel chấm dứt chiến sự
  • Hội nghị Cấp cao ASEAN: Sứ mệnh xây dựng cộng đồng kết nối và tự cường hơn
推荐内容
  • Ngành QLTT tăng cường thanh, kiểm tra công vụ, kiên quyết ngăn chặn tình trạng 'tham nhũng vặt'
  • Nỗ lực tìm kiếm công dân bị sóng biển cuốn trôi tại Nhật Bản
  • Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
  • Hội nghị Cấp cao ASEAN: Sứ mệnh xây dựng cộng đồng kết nối và tự cường hơn
  • Mặc cơ quan chức năng khuyến cáo, xe chở nông sản vẫn ùn ùn lên cửa khẩu
  • Tổng thống Zelensky nêu điểm chính trong 'kế hoạch chiến thắng'