【app cược bóng đá uy tín】Tiếp tục hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội một lần
Chính sách về bảo hiểm xã hội một lần là một trong những vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu tham gia các chuỗi hội thảo. |
Chưa có thêm phương án tối ưu hơn
Theếptụchoànthiệnchínhsáchbảohiểmxãhộimộtlầapp cược bóng đá uy tíno nghị trình, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) (Dự thảo) sẽ được Quốc hội bấm nút tại Kỳ họp thứ bảy, diễn ra vào tháng 5 tới. Để có thêm cơ sở hoàn thiện Dự thảo, Ủy ban Xã hội của Quốc hội (cơ quan chủ trì thẩm tra) vừa tổ chức chuỗi hội thảo tại TP.HCM, Đà Nẵng, đề lấy ý kiến về một số vấn đề lớn, trong đó có chính sách về bảo hiểm xã hội một lần.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, bà Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề lớn, có ý nghĩa quan trọng, là một trong những nội dung trọng tâm được quan tâm sửa đổi trong Dự thảo.
Sau nhiều vòng thảo luận, Dự thảo đang quy định 2 phương án về hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
Với phương án 1, người lao động được chia làm 2 nhóm. Cụ thể:
Nhóm 1, đối với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trước khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Quy định này kế thừa Nghị quyết số 93/2015/QH13 cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hoặc nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu có nhu cầu.
Nhóm 2, đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật mới có hiệu lực trở đi (dự kiến ngày 1/7/2025), thì chỉ giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong các trường hợp: đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng chưa đủ năm đóng; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Phương án 2 quy định sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Theo ông Nguyễn Bá Hoan, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan chủ trì soạn thảo), cả 2 phương án đều nhằm hướng tới mục tiêu, chủ trương của Nghị quyết số 28-NQ/TW là hạn chế số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Việc này nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi lâu dài, an sinh xã hội bền vững cho người lao động theo mức độ và cách thức khác nhau.
Nhưng theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, mỗi phương án đều có những nhược điểm nhất định. Cụ thể, điểm hạn chế của phương án 1 là còn có thể có sự so sánh giữa những người lao động tham gia trước và sau khi Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực.
“Đây là điểm hạn chế mà mọi cuộc “cải cách” hay bất kể sự thay đổi chính sách nào đều gặp phải, đó là luôn phải có ‘lát cắt’ (tuổi nghỉ hưu ‘lát cắt’ là ngày 1/1/2021, cải cách tiền lương thì “lát cắt” là ngày 1/7/2024...). Vì vậy, sẽ không thể tránh khỏi việc có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng (trước cải cách và sau cải cách)”, ông Hoan nhìn nhận.
Với phương án 2, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng, quy định người lao động chỉ được giải quyết một phần thời gian đóng, nên người lao động có tâm lý bị giảm, hạn chế quyền lợi, có thể dễ dẫn đến phản ứng. Đặc biệt, phương án này sẽ tác động đến tất cả người lao động, bao gồm cả những lao động đang tham gia và những người sẽ tham gia sau thời điểm luật này chính thức có hiệu lực.
Bên cạnh đó, phương án 2 cũng không giải quyết triệt để được việc rút bảo hiểm xã hội một lần, không giải quyết được thực trạng một người có nhiều lần hưởng bảo hiểm xã hội một lần thời gian qua. Đồng thời, phương án 2 cũng có thể làm gia tăng đột biến số người đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi Luật mới có hiệu lực thi hành.
Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan cũng cho biết, quá trình trao đổi, thảo luận, có nhiều ý kiến đồng thuận hơn về phương án 1, cũng có ý kiến đồng thuận theo phương án 2. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị nghiên cứu, thiết kế phương án có lộ trình phù hợp hoặc một phương án có nhiều phương thức để người lao động lựa chọn hoặc điều chỉnh tỷ lệ hưởng hoặc có thể tích hợp cả 2 phương án nêu trên. Tuy nhiên, đến nay chưa có thêm phương án nào tối ưu hơn được đề xuất.
Cần lộ trình giảm dần tỷ lệ hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tham luận tại hội thảo do Ủy ban Xã hội của Quốc hội tổ chức tại TP.HCM, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, bà Nguyễn Văn Hạnh Thục cho biết, Trung tâm đồng ý với phương án 2. Tuy nhiên, theo Trung tâm, cần nghiên cứu lộ trình giảm dần tỷ lệ người hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc mức giảm điều chỉnh phù hợp vào mỗi năm (tương tự lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP) nhằm hài hòa quyền lợi của người lao động.
Việc này cũng nhằm tránh tình trạng một bộ phận người lao động nghỉ việc ngay để hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi Dự thảo tiếp tục được Quốc hội thảo luận, có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệpvà ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội chung.
Tham luận của Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM cũng nêu rõ lý do đồng ý với phương án 2. Đó là, theo phương án này, người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội nếu mất việc làm sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, tư vấn, được giới thiệu việc làm miễn phí trong suốt thời gian thất nghiệp, đào tạo nghề để tìm kiếm việc làm mới.
Việc không rút hết bảo hiểm một lần sẽ giúp người lao động vẫn có thể duy trì các chế độ bảo hiểm xã hội sau khi rút bảo hiểm xã hội một lần (nếu đủ điều kiện). Ngoài ra, còn tránh tình trạng mất cân đối quỹ bảo hiểm xã hội nếu người lao động ồ ạt rút bảo hiểm một lần, giảm gánh nặng cho an sinh xã hội.
Tuy nhiên, đối với phương án 2 (rút bảo hiểm xã hội một lần với người chưa đến tuổi hưu, đã ngừng tham gia bảo hiểm xã hội 12 tháng), bà Hạnh Thục đề nghị làm rõ một số trường hợp. Chẳng hạn, người lao động thuộc trường hợp áp dụng quy định này chỉ có tối đa 19 năm đóng bảo hiểm xã hội, nếu người lao động rút bảo hiểm xã hội tương đương 9 năm (50% như phương án đã nêu), Bảo hiểm Xã hội giữ lại 10 năm. Sau đó người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội nữa, vậy đến khi đủ tuổi hưu (và chỉ còn có 10 năm đóng bảo hiểm xã hội), thì người lao động sẽ được chế độ gì?
Vấn đề tiếp theo cũng cần được làm rõ là, nếu đến khi đủ tuổi hưu, người lao động chỉ có thể rút bảo hiểm xã hội một lần cho 10 năm còn lại, thì quy định này thực tế chỉ nhằm chia số lần rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động, không có ý nghĩa đảm bảo an sinh cho họ. “Nếu họ đóng tiếp, nhưng chưa đủ 20 năm mà muốn rút nữa thì có được hưởng lần nữa không, nếu như vậy, định nghĩa hưởng một lần có còn đúng bản chất hay không, vì theo như lý giải nêu trên, sẽ có hưởng lần hai, lần ba…”, tham luận nêu vấn đề.
Cũng thống nhất với phương án 2, Trung tâm Dịch vụ việc làm TP. Đà Nẵng cho rằng, khi người lao động được giải quyết một phần, nhưng tối đa không quá 50%, sẽ góp phần giải quyết 2 vấn đề. Đó là, người lao động vừa có một khoản kinh phí để trang trải trong giai đoạn khó khăn trước mắt, vừa được giữ lại một phần để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong những năm tiếp theo.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, mỗi phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần đều có ưu điểm và nhược điểm, dù lựa chọn phương án nào thì đều phải có giải pháp để giữ người lao động ở lại hoặc nhanh chóng trở lại thị trường lao động, tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội, đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài.
Bà Thúy Anh đề nghị, cơ quan soạn thảo phải đặt vào vị trí của người lao động, lấy người lao động làm trung tâm để tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo để sửa đổi, bổ sung quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần, sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người tham gia bảo hiểm xã hội là vẫn có quyền được rút bảo hiểm xã hội, vừa giữ chân người lao động trong hệ thống, bảo đảm an sinh xã hội và chăm lo cho người dân khi về già có lương hưu, bảo đảm cuộc sống.
(责任编辑:La liga)
- ·Sắp diễn ra Diễn đàn cải cách và phát triển Việt Nam 2019
- ·XK gạo sang Trung Quốc vượt 470 triệu USD
- ·Bản tin tài chính sáng 1/9: Giá vàng và dầu tăng, USD hồi phục
- ·Tập huấn Hệ thống quản lý cửa hàng miễn thuế cho 90 doanh nghiệp
- ·Hà Nội: Cháy lớn ở chân cầu Vĩnh Tuy, một người tử vong
- ·Hai năm tới Chính phủ dự kiến vay khoảng 1,25 triệu tỷ đồng
- ·Hơn 5,2 tỷ đồng cho thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại Cà Mau
- ·Ngành Tài chính Việt
- ·Tối 29 Tết bão Sanba vào biển Đông, diễn biến phức tạp, dự báo tiếp tục chuyển hướng
- ·20 năm vẫn chưa thay đổi quy cách gạo XK
- ·Vĩnh Phúc: Đề án 04 và những chuyển biến tốt trong công tác xây dựng Đảng
- ·50 tỷ đồng hỗ trợ các huyện, xã đảo
- ·Giá thuê đất sẽ tính từng năm hoặc cho cả thời hạn thuê
- ·Hướng dẫn mới về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước
- ·Hải Phòng: Bị giữ xe do vi phạm đối tượng thẳng tay rút dao đâm Công an
- ·Nhập siêu bất ngờ quay trở lại
- ·Miền Bắc vẫn thiếu điện vào cao điểm hè 2024, 2025
- ·Điện thoại dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu
- ·EVFTA: Doanh nghiệp cần lấy sức ép cạnh tranh là động lực phát triển
- ·Doanh nghiệp lợi gì khi dùng gói tài khoản M