【trận đấu genoa】Quản lý doanh nghiệp cần dựa trên hệ thống quản lý rủi ro
Có hiện tượng DN thành lập nhiều nhưng số lượng DN “tìm không thấy”,ảnlýdoanhnghiệpcầndựatrênhệthốngquảnlýrủtrận đấu genoa DN “ma” không hề ít, đâu là nguyên nhân của hiện tượng này, thưa ông?
Theo điều tra DN nhiều năm của VCCI, việc khó quản lý DN, tìm không thấy DN không chỉ do lỗi của DN mà còn có nhiều lý do khách quan. Theo đó, có thể bản thân DN có nhu cầu đổi trụ sở nhưng thiếu trách nhiệm báo cáo lại với cơ quan chức năng; mặt khác, phía địa phương lại có những thay đổi về địa giới hành chính như đổi tên đường, tách phường, tách quận… nên không thể tìm thấy DN theo địa chỉ đã đăng ký. Do vậy, đây không hẳn là vấn đề lớn nhưng vẫn cần trách nhiệm của cả đôi bên trong quản lý.
Bên cạnh đó, nhiều DN không còn hoạt động do vướng tại thủ tục phá sản DN. Mặc dù so với trước đây, thủ tục giải thể DN có cải thiện hơn nhiều nhưng vẫn chưa thực sự tạo thuận lợi cho DN.
Liệu rằng nếu cứ tiếp tục tình trạng này, các cơ quan quản lý nên siết chặt việc thành lập DN để có những DN thực sự chất lượng. Nhận định của ông như thế nào về cách thức này?
Với tình trạng trên, về lâu dài sẽ tạo ra những con số ảo, nhiều DN chỉ có tên trên đăng ký mà không phát sinh doanh thu nào. Điều này khiến những phân tích, dự báo về tình hình DN giảm thực chất và hiệu quả.
Tuy nhiên, có thể thấy là việc thành lập DN “ma” không phải mới, ngay khi bắt đầu thực hiện Luật DN đã có tình trạng này. Nhưng theo tôi, thành lập DN chỉ là một trong những công cụ, của một cá nhân để thực hiện hành vi phạm tội, không hoàn toàn là lỗi do việc thành lập DN quá nhanh chóng hay thuận lợi. DN cũng như con người, có DN hoạt động tốt, có DN hoạt động kém, DN là một “cái áo”, một ý tưởng kinh doanh để tạo ra doanh thu và lợi nhuận. Nên việc thành lập DN là Nhà nước đứng ra ghi nhận, còn hoạt động của DN như thế nào sẽ được điều chỉnh bởi nhiều quy định pháp luật khác. Nên nếu chỉ vì một số DN bỏ trốn, một số DN “ma” mà siết chặt việc thành lập DN thì không phải là giải pháp hữu hiệu và đúng đắn.
Do vậy, một mặt vẫn phải khuyến khích những DN làm ăn đàng hoàng, DN làm ăn tốt, đóng đầy đủ thuế cho Nhà nước, tuyển dụng thêm nhiều lao động. Mặt khác phải siết chặt quy định pháp luật, ai vi phạm thì xử lý theo luật. Có nghĩa là, các cơ quan quản lý không khuyến khích thành lập nhiều DN nhưng không thực sự hoạt động, hoặc thành lập để lừa đảo mà thành lập DN phải đi đôi chất lượng, hoạt động hiệu quả.
Theo ông, để giải quyết những vướng mắc nêu trên, nên có những giải pháp như thế nào từ phía các cơ quan quản lý?
Hiện cả nước có khoảng 650.000 DN với mục tiêu thành lập 1 triệu DN đến năm 2020, chưa kể mấy triệu hộ kinh doanh cá thể cũng đang hoạt động. Vì thế, cách thức quản lý cấp phép, thẩm định cho từng DN sẽ không phù hợp, không có bộ máy nào đủ lớn để giám sát từng hành vi của DN.
Do vậy, theo tôi, các cơ quan quản lý cần phải ứng dụng công nghệ thông tin tốt, phải kết nối hệ thống đăng ký kinh doanh, hệ thống thuế, hệ thống của các cơ quan pháp luật như Công an, Hải quan… để mọi hành vi vi phạm của cá nhân có thể hiển thị trên hệ thống. Chẳng hạn một người có dấu hiệu trốn thuế, những cá nhân đã từng lừa đảo thì khi người đó đăng ký thành lập DN, các cơ quan quản lý sẽ biết để có phương án quản lý phù hợp, thận trọng hơn.
Hơn nữa, quản lý nhà nước trong bối cảnh mới hiện nay phải dựa trên hệ thống quản lý rủi ro, với một số cá nhân có tiền sử vi phạm pháp luật phải đưa vào diện cảnh báo; một số ngành nghề có nguy cơ cao như đại lý XNK, một số địa bàn nóng tại địa phương… cũng phải có cách thức quản lý khác. Vì vậy, quản lý nhà nước nên đặt trọng tâm vào lĩnh vực có nguy cơ, những đối tượng có xác suất vi phạm… Không những thế, các cơ quan quản lý nên đặt trọng tâm vào hậu kiểm, thay vì tiền kiểm như trước đây.
Về tổng thể, các cơ quan quản lý phải đưa ra thông điệp: những DN tuân thủ pháp luật tốt, những DN có lịch sử thực hiện tốt quy định pháp luật thì thủ tục hành chính sẽ được thuận lợi, giám sát thông thoáng, nghĩa là DN càng làm ăn tốt thì gánh nặng thủ tục hành chính càng nhẹ đi. Đây sẽ là động lực rất tốt để DN tuân thủ pháp luật.
Còn sự tham gia giám sát từ xã hội và từ chính cộng đồng doanh nghiệp nữa, thưa ông?
Để tăng cường vai trò giám sát cần nhiều nhân tố khác nhau, không chỉ cơ quan nhà nước mà cần vai trò của báo chí, vai trò của hiệp hội ngành nghề trong việc giám sát hội viên, ban hành quy chuẩn về đạo đức hoạt động; ngoài ra, cần đến vai trò của người tiêu dùng, những tổ chức xã hội dân sự. Bản thân các DN cũng phải giám sát lẫn nhau.
Vì thế, cần cơ chế để huy động các thành phần cùng tham gia, để các chủ thể tăng cường giám sát và thực hiện chức năng của mình, nếu chỉ dựa vào bộ máy nhà nước thì không phù hợp. Vì vậy, cần phải có tổ chức, hiệp hội đúng nghĩa, hoạt động hiệu quả để cân bằng lợi ích, nhưng đây lại là vấn đề mà nước ta còn thiếu và yếu.
Xin cảm ơn ông!
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP. Hà Nội: Cần tăng niềm tin cho người nộp thuế Để quản lý DN một cách hiệu quả, không những cần tăng cường thanh tra, giám sát mà phải tạo được hiệu quả trong thanh kiểm tra, bởi vẫn còn hiện tượng thanh kiểm tra DN nhiều nhưng lại vì mục đích thu lợi bất chính. Hơn nữa, hoạt động thanh kiểm tra phải phối kết hợp với các cơ quan nhà nước như Thuế, Hải quan, Công an… để tìm ra những dấu hiệu, cơ sở cho vi phạm, nhằm tăng tính hiệu quả, kịp thời phát hiện DN vi phạm. Đặc biệt, quản lý DN những không có nghĩa là siết chặt các thủ tục hành chính. Tiêu biểu như việc DN thành lập dễ, nhưng phá sản phức tạp khiến DN hoạt động kém hiệu quả chây ì không muốn làm thủ tục phá sản, dẫn đến tình trạng số lượng DN có nhưng chất lượng lại không, hoặc DN sẽ trục lợi kẽ hỡ quản lý để thực hiện các hành vi bất chính, trái pháp luật. Bên cạnh đó, theo phản ánh của DN, các nguồn thu ngân sách, chi phí khi DN nộp thuế vẫn chưa được minh bạch khiến niềm tin của người nộp thuế chưa được đảm bảo. Vì thế, các cơ quan quản lý cần giải quyết cho DN vấn đề về niềm tin. Thời gian qua, các hoạt động liên quan đến thanh toán, nộp tiền đã được thực hiện trực tuyến, nên phương thức này cần được phát huy để tăng tính minh bạch, giúp DN thuận tiện trong hoạt động cũng như quản lý DN. TS. Nguyễn Tuấn Phương, Trưởng khoa Sau Đại học, Học viện Tài chính: Phân loại DN để quản lý Để tăng cường quản lý hoạt động của các DN, cần phân loại DN theo loại hình để áp dụng những phương thức quản lý khác nhau. Thực tế cho thấy những DN có đầu tư cơ sở vật chất sẽ không dễ phá sản hoặc có những chiêu trò lách luật. Nhưng nếu là các DN dịch vụ, đại lý… thì nên có sự theo dõi sát sao. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý cần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như công nghệ để tăng cường khả năng giám sát. Việc thanh kiểm tra giám sát không thể gây phiền hà cho DN nên các cơ quan nhà nước phải nắm được địa bàn, có những dự đoán, dự báo và cơ sở dữ liệu dựa trên những tiêu chí, dấu hiệu rủi ro để theo dõi, tiến hành thanh kiểm tra thực chất, hiệu quả. Vì thế, việc quản lý DN rất cần sự phối kết hợp của các cơ quan chức năng với hiệp hội cũng như các đơn vị quản lý DN. Chi Mai (ghi) |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Người tham gia giao thông có thể bị phạt tới 1 triệu đồng nếu bấm còi liên tục
- ·Website VFF vào “danh sách đen” của Google
- ·Lộ diện 200 người giàu nhất thế giới năm 2012 (Kỳ 3)
- ·Chọn SJC làm thương hiệu vàng quốc gia là không cần thiết
- ·Cam kết phát triển bền vững, Generali Việt Nam tăng vốn điều lệ lên hơn 8.202 tỷ đồng
- ·Trà Vinh, Thái Nguyên "xử" nhiều cơ sở sai phạm chất lượng
- ·Khả năng dự đoán bệnh tật của Apple Watch
- ·Mọi phiên bản Windows đang bị đe dọa bởi lỗ hổng zero
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Ông chủ InvestConsult Group: Tôi là CEO bền vững
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Nâng tầm công nghệ mật mã dân sự với thuật toán ViEncrypt
- ·Bài học quý báu cho Việt Nam trong hành trình phát triển công nghệ số Make in Vietnam
- ·Bình Dương mở lối cho doanh nghiệp khai phá thị trường Halal
- ·Ngày 6/1: Giá dầu thế giới đầu tuần mới nối dài đà tăng mạnh
- ·Công nghệ AI nhận diện khuôn mặt Make in Vietnam vươn tầm thế giới
- ·Ngân hàng VietinBank: Tăng trưởng mạnh mẽ, hiệu quả, bền vững
- ·Lãnh đạo cần chứng minh bản lĩnh và tư duy dẫn dắt
- ·Cục Thuế Sơn La thu ngân sách năm 2024 vượt dự toán
- ·An toàn thông tin Make in Việt Nam: Nền tảng vững chắc cho chuyển đổi số quốc gia