【kết quả bóng đá bilbao】Bài học quý báu cho Việt Nam trong hành trình phát triển công nghệ số Make in Vietnam
Kinh nghiệm phát triển sản phẩm ATTT
Hàn Quốc là một trong những quốc gia châu Á dẫn đầu về công nghệ thông tin (CNTT) và ATTT. Kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này tăng trưởng đều đặn,àihọcquýbáuchoViệtNamtronghànhtrìnhpháttriểncôngnghệsốkết quả bóng đá bilbao đạt mức 670 tỷ won (515 triệu USD) chỉ trong năm 2023. Chính phủ Hàn Quốc tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao và áp dụng chính sách ưu đãi thuế nhằm khuyến khích đầu tư vào bảo mật thông tin.
Ngoài ra, các chính sách quản lý giá được triển khai nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt, việc thành lập các văn phòng hợp tác CNTT tại 6 quốc gia, trong đó có Việt Nam, là bước đi chiến lược giúp các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp cận thị trường quốc tế. Những văn phòng này không chỉ giúp xúc tiến thương mại mà còn hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với khách hàng quốc tế, đảm bảo quy trình chuyển giao công nghệ diễn ra suôn sẻ.
Để duy trì vị trí tiên phong, Hàn Quốc thường xuyên tổ chức các hội thảo công nghệ lớn, nơi doanh nghiệp có thể trưng bày các sản phẩm mới nhất và tìm kiếm đối tác toàn cầu. Điều này tạo ra một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, viện nghiên cứu và cơ quan chính phủ.
Với Ấn Độ, quốc gia này đã xây dựng một chiến lược phát triển CNTT và ATTT toàn diện, bao gồm các chính sách xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế, và hạ tầng công nghệ.
Các quốc gia trong khu vực rất chú trọng việc phát triển CNTT và ATTT. Ảnh: tribuneindia
Chính sách nhập khẩu gắn liền xuất khẩu: Các công ty nhập khẩu hệ thống máy tính được yêu cầu xuất khẩu sản phẩm CNTT/ATTT trị giá gấp đôi giá trị nhập khẩu trong thời gian quy định. Đây là biện pháp vừa bảo vệ thị trường trong nước vừa thúc đẩy xuất khẩu công nghệ.
Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu: Được thành lập từ những năm 1980, cơ quan này thúc đẩy doanh nghiệp trong nước mở rộng ra thị trường quốc tế thông qua các chương trình hội chợ, xúc tiến thương mại và kết nối đầu tư.
Khu Công nghệ Phần mềm (STPs): 39 khu công nghệ phần mềm cung cấp hạ tầng hiện đại, giải quyết các thủ tục pháp lý nhanh chóng và hỗ trợ khởi nghiệp. Khoảng 68% các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ đến từ những khu vực này.
Ưu đãi thuế: Chính sách miễn giảm thuế dài hạn cho doanh nghiệp trong khu kinh tế đặc biệt, khuyến khích đầu tư và xuất khẩu sản phẩm CNTT.
Những biện pháp này đã giúp Ấn Độ trở thành trung tâm gia công phần mềm toàn cầu và tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số. Ngoài ra, các chương trình đào tạo nhân lực CNTT được tổ chức rộng khắp, nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Về phía Trung Quốc đã triển khai nhiều chiến lược bảo hộ và phát triển công nghệ nội địa nhằm giảm phụ thuộc vào nước ngoài. Từ năm 2014, quốc gia này phát triển hệ điều hành riêng dựa trên hệ điều hành Linux cho các máy tính chính phủ và ngân hàng. Mục tiêu không chỉ là giảm nguy cơ gián điệp mà còn thể hiện sức mạnh kinh tế số.
Chính phủ Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp nội địa như Huawei và ZTE mở rộng ra thị trường quốc tế thông qua các khoản vay ưu đãi và hỗ trợ từ đại sứ quán. Chiến lược "Going Out" từ năm 1999 đã mở ra cơ hội phát triển cho nhiều doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc, góp phần nâng cao vị thế của họ trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển (R&D), đặc biệt trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), 5G và an ninh mạng.
Trung Quốc cũng thực hiện chính sách bắt buộc sử dụng phần mềm và thiết bị trong nước trong các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước. Điều này không chỉ thúc đẩy thị trường nội địa mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ có thêm nguồn lực để cải tiến sản phẩm.
Tiềm năng và định hướng sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam"
Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa chính sách hỗ trợ và đầu tư công nghệ có thể tạo ra những thay đổi lớn. Việt Nam có thể học hỏi từ Hàn Quốc xây dựng hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ với sự hỗ trợ từ văn phòng đại diện ở nước ngoài. Học hỏi Ấn Độ việc phát triển hạ tầng công nghệ như các khu công nghệ phần mềm để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Việt Nam cần tập trung vào nghiên cứu và phát triển nội địa để giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài để có những thương hiệu công nghệ toàn cầu giống như Trung Quốc.
Nhằm thúc đẩy công nghệ số, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã hợp tác với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để xúc tiến đầu tư và quảng bá sản phẩm công nghệ Make in Vietnam giai đoạn 2024-2026.
Chính sách này tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ Việt Nam khai thác thị trường trong và ngoài nước, tận dụng lợi thế của mạng lưới đối tác quốc tế. Ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI nhấn mạnh rằng việc chuyển đổi số quốc gia sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thịnh vượng vào năm 2045.
Các nội dung chính của chương trình bao gồm: Xây dựng nhận thức về doanh nghiệp công nghệ số; Khuyến khích sản xuất trong nước với phong trào "Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam"; Hỗ trợ xuất khẩu và vinh danh doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu.
Học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu và hợp tác để đưa sản phẩm CNTT Make in Vietnam phát triển mạnh mẽ hơn.
Việt Nam đang dần hình thành các khu công nghệ cao như Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc và Khu Công nghệ Cao TP.HCM. Đây là những trung tâm quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến. Các chương trình đào tạo kỹ năng số và khởi nghiệp sáng tạo cũng được triển khai rộng rãi, góp phần thúc đẩy lực lượng lao động trẻ trong ngành công nghệ.
Xúc tiến đầu tư sản phẩm công nghệ là chìa khóa để Việt Nam hiện thực hóa tham vọng chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia tiên tiến và tận dụng tiềm năng nội tại, Việt Nam có thể đạt được mục tiêu trở thành quốc gia công nghệ cao, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế. Sự đồng hành của chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ là yếu tố quyết định để đạt được thành công trong kỷ nguyên số hóa.
Duy Trinh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Bình Dương: Khởi tố, bắt tạm giam 2 lãnh đạo, 2 đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 61
- ·Tuần qua, khối ngoại mua ròng trên HOSE nhưng bán ròng trên HNX và UPCoM
- ·Thủ tục chuyển đổi từ loại hình DN chế xuất sang DN thông thường
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Người dân Phú Vang đề nghị giải quyết ô nhiễm môi trường
- ·Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719
- ·HAGL thắng to Viettel: Mong quân bầu Đức đừng đá cho vui nữa
- ·Ngày 5/1: Giá gạo trong nước giảm mạnh
- ·Vị thế, vai trò Việt Nam với những cơ hội mang tầm chiến lược
- ·Kỳ vọng vào năm mới có nhiều cơ hội và thành công
- ·Xem xét thực hiện tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ Bản Chắt
- ·Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu kiểm tra khắc phục hậu quả mưa lũ tại Quảng Điền
- ·Tặng 50 suất quà tại chương trình “Vầng trăng Biên cương
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Giám đốc văn phòng đăng kí đất đai huyện mất chức vì "đất"
- ·Tuyên truyền về an toàn giao thông đường sắt, tệ nạn xã hội trong học đường
- ·Thông báo lịch tạm ngừng cấp điện công tác trên địa bàn tỉnh từ ngày 18/10 đến ngày 24/10/2023
- ·Giá vé máy bay nội địa hạng phổ thông tối đa không quá 4 triệu đồng mỗi chiều
- ·4 điều Barca phải làm để đưa Messi trở lại Nou Camp