【thứ hạng của hạng nhất trung quốc】Bài 1: Tại sao phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công?
Bắt đầu từ số báo này, TBTCVN sẽ thực hiện loạt bài nhằm làm rõ những nội dung trọng tâm, những điểm mới, ưu việt của dự thảo, với nhiều góc nhìn từ phía cơ quan xây dựng văn bản luật, các nhà quản lý, các chuyên gia, các địa phương... đáp ứng sự quan tâm của bạn đọc.
Sửa đổi Luật Quản lý nợ công là nhằm đáp ứng yêu cầu thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành; khắc phục những tồn tại, hạn chế sau hơn 6 năm triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công và đảm bảo yêu cầu quản lý nợ bền vững, an toàn, hiệu quả trong thời kỳ mới. Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại đã trao đổi với phóng viên TBTCVN về yêu cầu bức thiết phải xây dựng dự luật này.
PV: Những nguyên nhân nào dẫn đến yêu cầu phải hướng tới quản lý, sử dụng hiệu quả vốn vay sửa đổi luật, thưa ông?
Ông Võ Hữu Hiển:Luật Quản lý nợ công năm 2009 được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ở mức cao nhất đối với hoạt động quản lý nợ công. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý nợ công theo quy định của luật đã bộc lộ tồn tại, hạn chế trên hai mặt chủ yếu là pháp luật và công tác quản lý nợ công.
Thực tế, còn có quan điểm khác nhau về phạm vi nợ công, cần có sự thống nhất như việc có tính các khoản nợ phát sinh từ điều hành ngân sách, có tính nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào nợ công hay không. Yêu cầu đặt ra đối với việc có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, phù hợp cho việc lập, thực hiện, giám sát thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch về nợ công để tương thích với các luật mới ban hành như Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN), Luật Đầu tư công và tiệm cận với thông lệ tốt của quốc tế.
|
Hiện tại, chưa có phân định rõ ràng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa quản lý nợ công, quản lý ngân sách và quản lý đầu tư công; yêu cầu tách bạch quy định về quản lý vốn vay của Chính phủ theo từng nguồn vốn huy động để đảm bảo quản lý chặt chẽ, hiệu quả hơn, trong điều kiện Việt Nam dần không còn tiếp cận được nhiều vốn vay ODA. Các quy định về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cấp và quản lý bảo lãnh của Chính phủ cũng đã bộc lộ những hạn chế cả về đối tượng, điều kiện cho vay lại, cấp bảo lãnh và cơ chế quản lý, giám sát sử dụng vốn vay, kiểm soát rủi ro.
Bên cạnh đó, một số quy định về phân định chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các cơ quan có liên quan trong quản lý nợ công đã không còn phù hợp trong bối cảnh Hiến pháp 2013 và một số luật, đặc biệt là các luật có liên quan trực tiếp đến quản lý nợ công đã được Quốc hội ban hành và có hiệu lực thực hiện thời gian qua như: Luật Đầu tư công 2015 và Luật NSNN 2015.
Về công tác quản lý nợ công, trong thời gian gần đây, nợ công, nợ Chính phủ đang tăng nhanh gây áp lực lớn lên nghĩa vụ trả nợ (ngoài sự gia tăng nợ trong nước, đáng chú ý là đã có sự gia tăng đáng kể dư nợ vốn vay ODA). Việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập. Việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn vốn vay nợ công còn dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao; phát sinh rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay của Chính phủ và vốn vay được Chính phủ bảo lãnh; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối trả nợ.
PV: Vậy vì sao chúng ta lại đặt vấn đề sửa luật vào thời điểm này?
Ông Võ Hữu Hiển:Trước tình hình mới, việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công 2009 là cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu phải sửa đổi Luật Quản lý nợ công nhằm phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013, thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan ban hành sau Luật Quản lý nợ công từ 2009 đến nay.
Bên cạnh việc phải đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiến pháp 2013, Luật Quản lý nợ công còn liên quan đến một số luật đã được Quốc hội ban hành thời gian qua như Luật NSNN, Luật Đầu tư công, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Chính vì vậy, việc sửa đổi Luật Quản lý nợ công nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong hệ thống các quy định của pháp luật nói chung và các quy định liên quan đến công tác quản lý nợ công nói riêng.
Đặc biệt, Nghị quyết số 07-NQ/TW đã xác định sự cần thiết phải “hoàn thiện thể chế, đặc biệt là chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật có liên quan để kiểm soát toàn diện rủi ro và hiệu quả nợ công, nghiên cứu điều chỉnh phạm vi nợ công phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế”. Đồng thời, Nghị quyết 25/2016/QH14 đã đặt ra mục tiêu kiểm soát an toàn nợ công, yêu cầu “hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nợ công theo hướng điều chỉnh phạm vi nợ công hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế của Việt Nam”. Vì vậy, thời điểm này chúng ta sửa đổi Luật Quản lý nợ công để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.
PV: Xin ông cho biết các bước trong tiến trình xây dựng dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi?
Ông Võ Hữu Hiển:Bộ Tài chính đã thành lập ban soạn thảo và tổ biên tập dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi để triển khai nghiên cứu xây dựng dự luật; gửi xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương đồng thời đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan tổ chức một số hội thảo để lấy thêm ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Cơ quan chủ trì soạn thảo đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý nợ công sửa đổi. Tại phiên họp thường kỳ tháng 2/2017, Chính phủ đã thảo luận cho ý kiến đối với hồ sơ dự án Luật Quản lý nợ công sửa đổi. Trên cơ sở ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nội dung để trình Quốc hội theo quy định. Theo dự kiến, dự thảo luật sẽ được UBTVQH cho ý kiến trong phiên họp thứ 8 (diễn ra từ 14 đến 21/3) và trình lên Quốc hội lần đầu tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2017).
PV: Xin cảm ơn ông!
Nợ công tăng nhanh những năm gần đây Vốn vay ưu đãi nước ngoài ODA năm 2015 tăng 6,5 lần so với năm 2001, trong đó tập trung vào 3 chủ nợ lớn, đó là: Nhật Bản (tăng 6,8 lần), Ngân hàng Thế giới (tăng 11,5 lần) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (tăng 20,3 lần). |
Đức Minh (thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Giá xăng dầu hôm nay (17/8): WTI tăng nhẹ, Brent giảm
- ·Tháng 8/2022: Xuất khẩu cao su đạt 320 triệu USD
- ·Xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2022 ước đạt 2,32 tỷ USD
- ·Kết nối giao thương tìm hướng ra cho các sản phẩm hợp tác xã
- ·Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ
- ·Dân Vĩnh Phúc khốn khổ vì mùi hôi từ bãi rác tạm 'đỏ lửa' suốt ngày đêm
- ·31 trẻ sơ sinh bị mua bán từ những cuộc 'chào giá' 35
- ·Giải pháp phát triển nhanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- ·Bất chấp đại dịch, hoạt động tập trung kinh tế vẫn diễn ra sôi động
- ·Bài 2: “Chảy máu” tỷ đô từ những nền tảng xuyên biên giới
- ·Quốc hội phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam
- ·Nhận lương hưu 'khủng' 54 triệu đồng/tháng, chỉ đóng 2 tỷ BHXH trong 30 năm?
- ·Xúc tiến thương mại chia sẻ cơ hội hợp tác kinh doanh cho các Hợp tác xã
- ·Bình Định: Mỗi xã, phường chỉ giữ lại 1 trường mầm non
- ·Cách nhận biết thực phẩm hỏng đề phòng ngộ độc vào ngày hè
- ·Sức mạnh, dấu ấn từ khát vọng chấn hưng
- ·Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng gửi thư khen thành tích vụ bắt giữ 30 kg ma túy ở An Giang
- ·8 tháng đầu năm, xuất khẩu phân bón tăng 167,9% kim ngạch
- ·Bất chấp đại dịch, hoạt động tập trung kinh tế vẫn diễn ra sôi động
- ·Đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng các yêu cầu đổi mới