【kqbd iceland】Giải pháp phát triển nhanh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Đây là thông điệp được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại hội nghị Phát triển vùng KTTĐPN,ảipháppháttriểnnhanhvùngkinhtếtrọngđiểmphíkqbd iceland diễn ra ngày 6/5, tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Đưa vùng KTTĐPN phát triển đúng hướng
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vùng KTTĐPN đối với sự phát triển chung của cả nước, đặc biệt là vai trò đầu tàu của TP. Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các học giả, chuyên gia, các nhà cung ứng vốn, nhà đầu tư cần cho ý kiến để vùng KTTĐPN đi đúng hướng, tiếp tục khẳng định là một động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước, phải tiếp tục là đầu tàu, đầu kéo của cả nước.
“Cần bàn về các giải pháp thực hiện trong thời gian tới cũng như đề xuất các cơ chế, chính sách về đầu tư, tài chính để tạo điều kiện thuận lợi cho vùng bứt phá hơn nữa. Cần cơ chế, thể chế nào trong điều phối vùng để có điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động điều phối và liên kết vùng tốt hơn. Cần đi thẳng vào yếu kém, bất cập, hạn chế để Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành nắm được, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của vùng, trước hết là tháo gỡ, thúc đẩy tăng trưởng năm nay và năm 2020” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo tóm tắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng KTTĐPN và kết quả thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển vùng; báo cáo của các địa phương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và vai trò trong hợp tác, liên kết phát triển vùng KTTĐPN. Từ tình hình thực tế của riêng địa phương mình, lãnh đạo các địa phương này đã nêu một số kiến nghị nhằm đem lại sự phát triển nhanh và bền vững cho vùng KTTĐPN.
Hội nghị cũng nhận được sự đóng góp tích cực của các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà khoa học, lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan đến các vấn đề về phát triển vùng KTTĐPN như quy hoạch, đầu tư phát triển giao thông vận tải để đáp ứng về cơ sở hạ tầng giao thông; đánh giá tình hình phát triển công nghiệp, thương mại và logistic vùng; thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và hiện trạng phúc lợi xã hội cho người lao động của vùng...
Cần cơ chế riêng để phát triển
Ghi nhận các ý kiến đóng góp từ hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ có sự quan tâm đặc biệt đối với vùng KTTĐPN. Góp ý của các đại biểu đối với báo cáo phát triển vùng cần được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổng hợp soạn thảo làm cơ sở pháp lý để thực hiện. Giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng bảo đảm chất lượng theo hướng tích hợp các quy hoạch quy định tại Luật Quy hoạch.
Theo đó, Bộ Tài chính cần mau chóng xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn thu để lại cho các địa phương thuộc vùng KTTĐPN. Trong đó, cần nghiên cứu tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách địa phương bảo đảm tương ứng với vai trò đóng góp ngân sách của từng tỉnh, thành phố trong vùng đối với ngân sách trung ương, tạo nguồn lực cho các địa phương trong vùng tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Đồng thời, xem xét, quyết định cho các địa phương sử dụng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi để giải phóng mặt bằng xây dựng các khu đô thị ven biển theo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đối với Bộ Giao thông vận tải cần tập trung nguồn lực của Nhà nước để đầu tư, đồng bộ hóa hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm, có tác dụng lan tỏa, tạo ra liên kết vùng.
Đối với Bộ Công thương, Thủ tướng yêu cầu ưu tiên phát triển mạng lưới trung tâm logistics vùng KTTĐPN - nơi có lợi thế về vị trí địa lý, gần nguồn cung cấp hàng hóa như khu công nghiệp, hệ thống cảng, gần khách hàng tiêu thụ. Đối với Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ xây dựng các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong trường đại học, doanh nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trong vùng để từ đó là hạt nhân của hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong vùng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. “Để vùng KTTĐPN tiếp tục là đầu tàu phát triển của kinh tế đất nước, lãnh đạo các địa phương trong vùng phải nỗ lực, sáng tạo, năng động hơn nữa; các bộ ngành, địa phương kiên định thực hiện mục tiêu đề ra. Ngoài ra, cơ chế riêng cũng cần phải có để quyết định cho sự phát triển của vùng KTTĐPN” -Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Đỗ Doãn
(责任编辑:Thể thao)
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Tin vắn 17
- ·Một ca tử vong do sốt xuất huyết
- ·Ông Nguyễn Trường Giang: Âm thầm làm việc nghĩa
- ·Nhận định, soi kèo Lyon vs Montpellier, 03h00 ngày 5/1: Không thắng Montpellier thì thắng ai
- ·Tàu hỏa đâm trực diện xe 16 chỗ chắn ngang đường, ôtô bốc cháy
- ·Tin vắn 18
- ·Quyết chí nuôi con ăn học
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Thú vị, bổ ích “thư viện lưu động”
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Qua Bình Long học “dân vận khéo”
- ·Ðể tình yêu học trò giữ được sự hồn nhiên, trong sáng
- ·Vợ chồng già làng Lâm Ươn làm gương cho đồng bào
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Nhân rộng mô hình Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau
- ·Bí thư Huyện ủy Bù Đốp kiểm tra các công trình NTM trọng điểm
- ·Ða dạng hoá các câu lạc bộ học thuật
- ·Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- ·Sau vụ xe container hất văng cảnh sát, Bộ Công an ra công điện khẩn