【coi trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh】Hà Nội: Điều chỉnh các dự án đầu tư công nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn trình bày tờ trình của UBND TP. Hà Nội về điều chỉnh chủ trương đầu tư với các dự án đầu tư công tại kỳ họp ngày 6/7. Ảnh: Khánh Linh |
Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với 33 dự án
Tại Kỳ họp thứ 7 HĐND TP. Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra ngày 6/7, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua 2 nghị quyết về điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2022 và cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 ngân sách cấp thành phố; phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP. Hà Nội.
Theo đó, HĐND TP. Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 27 dự án, với tổng mức đầu tư là 5.168,873 tỷ đồng; phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư 6 dự án với tổng mức đầu tư là 634,134 tỷ đồng, trong đó vốn tăng thêm so với tổng mức đầu tư đã phê duyệt là 241,378 tỷ đồng.
TP. Hà Nội xác định việc thực hiện và thúc đẩy giải ngân Kế hoạch đầu tư công năm 2022 là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy, phục hồi phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. |
Trước đó, trình bày tờ trình, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Anh Tuấn cho biết, UBND TP. Hà Nội đề xuất thông qua chủ trương đầu tư 47 dự án. Trong đó, 40 dự án quyết định chủ trương đầu tư, 7 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư. Các dự án quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư tại kỳ họp này là những dự án được sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Quốc hội và Chính phủ thuộc các lĩnh vực như: hạ tầng kỹ thuật, giao thông (25 dự án), văn hóa – giáo dục – thể thao (10 dự án), đê điều – thủy lợi (11 dự án).
Tuy nhiên, qua thẩm tra và xem xét 2 báo cáo bổ sung của UBND TP. Hà Nội, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Hà Nội đề nghị đại biểu HĐND TP. Hà Nội chưa xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư đối với 3 dự án, do chưa đảm bảo yêu cầu phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đó là dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thất; dự án xây dựng, hoàn chỉnh, khớp nối hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp vừa và nhỏ Phú Thị, khu công nghiệp Dương Xá A, huyện Gia Lâm (giai đoạn 2); dự án đầu tư xây dựng tuyến đường theo quy hoạch từ đường quy hoạch 24,5m Yên Viên đến đường quy hoạch Yên Viên - Đình Xuyên - Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm.
Đối với dự án đầu tư, nâng cấp mở rộng đường 70 (đoạn từ Trịnh Văn Bô đến hết địa phận quận Nam Từ Liêm), qua thẩm tra, Ban Đô thị HĐND TP. Hà Nội cũng thống nhất cao về sự cần thiết đầu tư. Tuy nhiên, tại thời điểm này chưa thuyết minh được sự phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đến năm 2025 của ngân sách thành phố nên đề nghị UBND TP. Hà Nội rà soát, nghiên cứu, tính toán, đề xuất nguồn vốn để đảm bảo tính khả thi, sớm trình HĐND TP. Hà Nội tại kỳ họp sau.
HĐND TP. Hà Nội phê duyệt, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công. Ảnh: Khánh Linh |
Đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân
Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố cũng cho rằng, việc quyết định các chủ trương đầu tư công các dự án là rất cần thiết, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 6 tháng đầu năm còn thấp, thậm chí nhiều đơn vị, lĩnh vực chưa giải ngân hoặc giải ngân dưới 10%. Công tác triển khai thủ tục đầu tư các dự án rất chậm. Còn nhiều dự án chuyển tiếp (khởi công những năm trước), trong đó nhiều dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016-2020, 2021-2025 nhưng giải ngân thấp.
“Việc chậm giải ngân và thủ tục triển khai chậm đã được UBND thành phố phân tích, đánh giá với 4 nhóm tồn tại và nguyên nhân chủ yếu. Tuy nhiên, phân tích chưa làm rõ các nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân, đặc biệt là các dự án đề nghị giảm vốn kế hoạch đã giao, đồng thời cần có biện pháp cứng rắn để tăng cường chỉ đạo, giải quyết dứt điểm tình trạng này” - Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Hà Nội Hồ Vân Nga nói.
Cũng theo báo cáo thẩm tra, hiện nay số vốn chưa phân bổ chi tiết còn lớn, lên tới hơn 3.200 tỷ đồng. Đồng thời, nguồn vốn bổ sung từ tăng thu và kết dư ngân sách năm 2021 của thành phố cũng chưa được xem xét đề xuất phương án sử dụng. Việc chậm phân bổ và sử dụng các nguồn vốn này là chưa quán triệt theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ để triển khai Chương trình hành động thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội năm 2022-2023.
Vì thế, HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã sớm rà soát các nhiệm vụ, đẩy nhanh thủ tục để phân bổ nguồn vốn và thực hiện giải ngân hoàn thành kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân giải ngân chậm không chỉ do một đơn vị, do chủ đầu tư mà do cả một quá trình tổ chức thực hiện dự án từ thủ tục đến khi thi công.
Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, HĐND TP. Hà Nội đề nghị UBND thành phố cần rà soát quy trình chỉ đạo điều hành, quy trình vận hành và giải ngân, không chỉ dừng lại ở mức đôn đốc nhắc nhở mà có biện pháp tăng cường công tác thanh tra công vụ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục, phát hiện, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những hạn chế, tồn tại trong quá trình thụ lý hồ sơ và tổ chức thực hiện, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
Đồng thời, UBND thành phố cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, nhất là các công trình đã xác định mục tiêu hoàn thành trong giai đoạn 2022-2025.
Theo Kế hoạch, năm 2022, tổng vốn đầu tư công của TP. Hà Nội là trên 51.000 tỷ đồng. Trong đó, cấp thành phố sẽ thực hiện giải ngân là trên 23.000 tỷ đồng; cấp huyện sẽ thực hiện giải ngân là hơn 27.000 tỷ đồng. Thành phố cũng kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công cấp thành phố năm 2021 sang năm 2022 với các dự án sử dụng ngân sách cấp thành phố và ngân sách thành phố hỗ trợ có mục tiêu cho cấp huyện với tổng kinh phí hơn 2.344 tỷ đồng. Đến ngày 30/6/2022, toàn thành phố đã giải ngân được 10.777 tỷ đồng, đạt 21,1% kế hoạch; cao hơn so với cùng kỳ năm trước. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đề nghị minh oan cho người bị tội 'Vu khống lãnh đạo tỉnh Ninh Bình'
- ·MC Phương Nam VTV: Sách là nghệ thuật và tác động rất lớn đến cuộc sống của tôi
- ·Bộ Y tế phân bổ hơn 100.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị Covid
- ·Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận xây dựng trụ sở Đại sứ quán mới tại Hà Nội trị giá 1,2 tỷ USD
- ·Đề cao cảnh giác, dứt khoát không để dịch chồng dịch trong dịp Tết
- ·Cuốn sách của Nhà xuất bản Kim Đồng được giao dịch bản quyền cao kỷ lục
- ·Ba thực phẩm chống lão hóa chuyên gia Nhật khuyên dùng
- ·Hỗ trợ hơn 4.117 tấn gạo cứu đói cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid
- ·“Trả bài” đều với vợ nhưng ...
- ·Quy tắc ăn uống giúp tình cũ Hyun Bin thoát mác 72 kg
- ·Chồng ngoại tình, về bắt vợ li hôn
- ·Hugh Jackman tái ngộ người tình màn ảnh sau 4 năm
- ·Huy động được thêm 424 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
- ·Hà Nội: Tiếp nhận và chuyển giao trang thiết bị phòng, chống dịch
- ·Báo VietNamNet trao tiền cho bé Anh Quân
- ·Hà Nội: Xử phạt hơn 700 trường hợp vi phạm công tác phòng, chống dịch trong ngày 23/8
- ·Khánh thành bệnh viện dã chiến điều trị Covid
- ·Infographic: Phụ nữ chịu tác động nặng nề trên thị trường việc làm do COVID
- ·Hoàn cảnh bi thương của hai vợ chồng cựu chiến binh
- ·Đấu giá Vinamilk, hồi hộp chờ giờ G