【kq adelaide】Bí quyết hoạt động ngoại khóa của các thí sinh đỗ đại học top đầu thế giới
Bí quyết hoạt động ngoại khóa của các thí sinh đỗ đại học top đầu thế giới
Quang Trường(Dân trí) - Ngày càng nhiều học sinh nộp hồ sơ vào các trường đại học hàng đầu thế giới. Để tạo sự khác biệt và thuyết phục hội đồng tuyển sinh, hoạt động ngoại khóa là điểm nhấn trong bộ hồ sơ ứng tuyển.
Nhiều lời khuyên về kinh nghiệm làm hồ sơ, viết bài luận, phỏng vấn được các học sinh, du học sinh chia sẻ tại "Hội thảo Chiến lược xây dựng hồ sơ theo ngành học khi nộp vào đại học top đầu thế giới" được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Tham gia nhiều hoạt động để biết mình thích gì
Bạn Hương Giang (trúng tuyển trường Đại học University of Michigan - Ann Arbor, Mỹ và University of Toronto, Canada) tham gia hoạt động ngoại khóa rất tích cực ngay từ đầu lớp 10. Thời điểm đó, Giang chưa có định hướng ngành nghề, chưa xác định rõ nhóm hoạt động ngoại khóa nào mình nên theo.
Giang cho biết, kinh nghiệm của em là chọn cách tham gia nhiều hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, như tham gia tình nguyện viên/ ban tổ chức/ lãnh đạo các câu lạc bộ trong và ngoài trường, từ các dự án công nghệ, giáo dục cho tới kinh doanh bánh ngọt… để biết mình phù hợp với hoạt động nào.
Năm lớp 11, khi em tham gia một tổ chức về công nghệ, được viết những dòng lệnh, chạy chương trình máy tính đầu tiên, Giang nhận ra bản thân đam mê nhất với lĩnh vực công nghệ thông tin. Từ đó, em tập trung toàn lực vào các hoạt động công nghệ.
Giang tham gia các hoạt động ngoại khóa khác như làm lãnh đạo cho một số tổ chức dạy về công nghệ, tổ chức sự kiện công nghệ, mạnh dạn ứng tuyển làm thực tập sinh online cho một công ty nước ngoài, trải nghiệm làm công việc của một lập trình viên.
Giang bật mí, kinh nghiệm trong các hoạt động ngoại khóa ấy giúp học sinh có thêm nhiều câu chuyện thú vị, sinh động để đưa vào bài luận. Học sinh có thể thuyết phục hội đồng tuyển sinh rằng mình năng động, có thể làm được nhiều thứ, chứ không chỉ giỏi về học thuật.
Đối với Phương Mai (trúng tuyển trường New York University, Mỹ và University of Toronto, Canada), quan trọng nhất là làm những hoạt động ngoại khóa mà mình thực sự yêu thích. Khi đó hoạt động sẽ có ý nghĩa hơn, khi muốn thể hiện rằng mình đam mê hoạt động đó với hội đồng tuyển sinh thì sẽ dễ thuyết phục hơn.
Trước khi làm hồ sơ du học, Phương Mai cũng tham gia làm các dự án, nghiên cứu liên quan đến ngành học. Em thực tập tại một tổ chức quốc tế nghiên cứu về dịch bệnh ở Việt Nam và những trải nghiệm trong một chuyến đi thực tế đã được em đưa vào bài luận.
Ngoài hoạt động ngoại khóa chuyên ngành, Phương Mai còn quan tâm đến hoạt động nghệ thuật, bình đẳng. Em và các bạn đã tổ chức một triển lãm online, có tranh ảnh của các tác giả trẻ ở nhiều quốc gia để kêu gọi chống phân biệt chủng tộc. Những hoạt động ngoài chuyên ngành này làm hồ sơ của Phương Mai trở nên thú vị hơn.
Cô Trần Phương Hoa, thành viên Hiệp hội Tư vấn du học Đại học quốc tế, với 15 năm kinh nghiệm tư vấn, cho rằng, ngày càng nhiều học sinh có các chỉ số học thuật gần như hoàn hảo nộp hồ sơ du học ở các Đại học top đầu, nếu hồ sơ ngoại khóa của các thí sinh không có gì đặc biệt thì rất khó lọt được vào "mắt xanh" của hội đồng tuyển sinh.
"Học sinh nên tìm hiểu sâu về lĩnh vực mình yêu thích, chứ không nên hời hợt. Một số bạn chỉ biết mình học khoa học kĩ thuật hay công nghệ thông tin nói chung nhưng lại không nắm được trên thế giới đang xảy ra xu hướng gì về lĩnh vực đó, hay các nhánh nhỏ trong chuyên ngành mình định học. Nhiều em có giải thưởng cao nhưng rất tiếc lại thiếu trải nghiệm thực tế."
Cô Hoa cho rằng, hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh tạo ra sự khác biệt. Các học sinh lớp 11 hiện nay nếu cảm thấy còn thiếu các hoạt động liên quan đến ngành học hay hồ sơ còn "lệch", chỉ thiên về học thuật, thì phải cố gắng tăng tốc trong mùa hè này.
Học sinh nhỏ tuổi hơn thì nên cố gắng rèn luyện kỹ năng, tham gia ngoại khóa đa dạng ngay từ cấp 2, thậm chí cấp 1. Các em đặc biệt nên sử dụng các kì nghỉ hè để gia tăng trải nghiệm. Lý tưởng là đến năm lớp 10 là các em làm dần hoạt động ngoại khóa liên quan đến chuyên ngành mình theo đuổi, thì mới có đủ thời gian để hình thành tác phong tự tin, có các ví dụ cụ thể để chia sẻ với người phỏng vấn hay hội đồng tuyển sinh.
Thứ hạng của ngành học có quan trọng không?
Nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn nên chọn đại học theo thứ hạng tổng quát của trường hay thứ hạng theo chuyên ngành cụ thể, ngoài thứ hạng cần lưu ý các yếu tố gì.
Bạn Hương Giang cho rằng, thứ hạng có quan trọng, nhưng không phải là tiêu chí duy nhất. Việc chỉ chọn trường xếp hạng cao thì mới ứng tuyển là không đúng.
"Ai cũng mong muốn được học ở các trường đại học tốt nhất, vì mình sẽ có nhiều cơ hội và nhiều thứ để học nhất. Nhưng việc chọn trường phù hợp với mình mới là điều quan trọng", Giang khẳng định.
Giang chia sẻ kinh nghiệm chọn trường như sau: Đầu tiên, em cũng tham khảo các bảng xếp hạng tổng quát. Tuy nhiên, sau khi giới hạn lại 1 số trường, em tìm hiểu kỹ về chương trình học của từng trường, có phải chỉ có chương trình liên quan đến toán học, công nghệ hay có đa dạng các chương trình dạy về viết lách, quản lý.
Tiếp đó, em tìm hiểu về chất lượng đời sống sinh viên, để biết họ cảm thấy thế nào khi học tại trường, theo dõi các diễn đàn sinh viên của trường để xem các cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa. Em cũng chủ động tiếp xúc với các du học sinh người Việt ở các trường để biết trải nghiệm của họ khi học ở trường thì ra sao. Các anh chị đi trước sẽ có đưa ra những gợi ý hữu ích cho việc chọn trường.
Cô Trần Phương Hoa bổ sung thêm, học sinh cần tìm hiểu kỹ chương trình học của từng trường, do cùng là chuyên ngành Công nghệ thông tin hay chuyên ngành Kinh doanh, các trường có thể có cách tiếp cận hay điểm nhấn, cách kết hợp ngành khác nhau. Trong các ngành lớn, thường sẽ có nhiều chuyên ngành nhánh nhỏ hơn nữa.
Ví dụ cùng là học Công nghệ thông tin thì có bạn thích học chuyên về trí tuệ nhân tạo, quản trị mạng, bảo mật…, có bạn thích học nhiều hơn về lập trình phần mềm. Vì vậy, cần tìm hiểu xem trường nào mạnh về chuyên ngành nhánh mà mình muốn theo đuổi? Cơ hội tuyển dụng có nhiều không? Các em cũng nên đọc giới thiệu, kinh nghiệm, chủ đề nghiên cứu của các giáo sư của trường để tham khảo, lựa chọn dễ dàng hơn.
Cần lưu ý, có những trường có xếp hạng chung thấp nhưng về chuyên ngành đặc biệt thì có thể là cao nhất. Ví dụ học về dầu khí thì không nhất thiết phải học các Đại học Ivy League như Harvard, mà phải là những trường đào tạo ngành dầu khí tốt nhất.
(责任编辑:Thể thao)
- ·XNTM Hạ Long mong được đầu tư trên đất đang sử dụng
- ·Sự xuất hiện của "Mùa xuân Mỹ"?
- ·Olympic 2024: Đức Phát để lại ấn tượng mạnh trước tay vợt thứ 13 thế giới
- ·Olympic 2024: Indonesia giành tấm HCV đầu tiên
- ·Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 4 tháng 12/2024
- ·Rơi trực thăng của Không quân Ấn Độ, 7 quân nhân thiệt mạng
- ·Giá dầu mỏ và giá vàng trên thị trường thế giới giảm mạnh
- ·Phá vỡ vụ buôn lậu 1.300 tấn dầu
- ·Bé gái 15 tuổi mang bầu hơn 3 tháng với bạn trai
- ·Một mũi tên trúng hai đích
- ·Để tiến thân, liều chơi trò tình ái với sếp
- ·Australia đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an
- ·Gần 3.200 vận động viên tham gia Giải Việt dã truyền thống Báo Bà Rịa
- ·Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm 2024 lớn nhất từ trước tới nay
- ·Tiêu cực trong thu chi BHYT và những khuất tất ở Bệnh Viện Mắt Trung ương
- ·Olympic 2024: Nghiệp đoàn giải trí kiên quyết đình công trong lễ khai mạc
- ·ASEAN đồng lòng hướng tới mục tiêu chung
- ·Bế mạc giải Đua thuyền Rowing và Canoeing vô địch trẻ Quốc gia
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 4/2014
- ·Lào bày tỏ sự lo ngại về diễn biến tình hình ở Biển Đông