【ket qua bong da m88】Nhức nhối nạn trộm cắp ven biển
(CMO) Sơ hở là mất, dù đó là ngày hay đêm, ngoài biển hay trên sông, thậm chí là trên ghe đang đậu trước nhà..., thực trạng mất trộm lú đang khiến ngư dân tại cửa biển Giá Lồng Đèn ăn ngủ không yên.
Dù được để trên vỏ và đậu tại bến nhưng nếu sơ hở, lú vẫn bị mất. |
Cửa biển Giá Lồng Đèn, một bên là ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, một bên là xã Nguyễn Huân (huyện Đầm Dơi). Đây là một cửa nhỏ, với khoảng 22 hộ dân đang sinh sống với các nghề chủ yếu là lú và lưới… có khi lên rừng bắt ốc len, thụt hang cua. Tuy nhiên, nghề chủ yếu của người dân là đặt lú gần bờ, nếu vào con nước có ngày được vài trăm, có khi cũng vài triệu đồng, nhưng cũng có lúc chỉ vài chục ngàn đồng.
Cuộc sống vốn dĩ đã bấp bênh, phụ thuộc thời tiết, giờ cuộc mưu sinh của họ còn thêm gánh nặng từ nạn trộm cắp ngày một táo tợn. “Mất lú, ngư dân tại cửa biển này hầu như ai cũng bị, ít nhất là vài chục cái”, anh Nguyễn Văn Chụi ngao ngán.
Nói về vất vả trong cuộc mưu sinh, anh Chụi bộc bạch: "Có khi 1 tháng không ra biển được ngày nào do biển động, có khi được 5-7 bữa, có tháng hên lắm biển êm thì được 15-16 ngày. Sau khi bị mất 45 cái lú, hơn 1 năm không dám đánh vào ban đêm mà chỉ đánh vào ban ngày. Mà đánh ngày thì thường không có nhiều, cuộc sống khó khăn hơn".
Để có 1 cái lú phải bỏ ra 450.000 đồng, một khoản không nhỏ đối với người dân sống ven biển vốn đã khó khăn này. Tuy nhiên, không phải mất mỗi lần 5-7 cái, mà phải tính đến vài chục, thậm chí cả trăm, đó là trường hợp gia đình anh Nguyễn Văn Thiết.
Anh Thiết cho biết, trong vòng 2 năm trở lại đây, anh đã mất 3 lần, hơn 100 cái. Nhiều lúc chán muốn bỏ nghề, nhưng ở đây không làm nghề này thì làm gì? Do đó, dù cho tiền vay bạc hỏi cũng phải ráng chạy kiếm để mua dụng cụ làm nghề mà sống. Vùng biển Đông này chủ yếu chỉ hoạt động những tháng gió Nam, những tháng còn lại thì vô rừng bắt ốc, bắt cua, ngày kiếm vài chục ngàn đồng, lay lắt.
Đã có trường hợp không chịu nổi trước nạn trộm cắp, phải bỏ nghề. Đó là gia đình ông Thuộc, ấp Thuận Tạo. Khi đến nhà ông Thuộc để tìm hiểu thêm thông tin thì chỉ còn lại căn nhà đang bỏ hoang. Hỏi ra, mới biết do nhiều lần bị mất trộm, gia đình đã quyết định bán hết những cái lú còn lại, đi Bình Dương làm công nhân. Theo lời kể của người dân nơi đây, sau 2 lần bị mất trộm ngư cụ ngoài biển, gia đình ông Thuộc chuyển vào hành nghề trong sông, nhưng cũng bị mất tiếp, cuối cùng phải bỏ nghề.
Với nạn trộm cắp như hiện nay, cuộc sống người dân Giá Lồng Đèn càng khó hơn. |
Để bảo vệ tài sản cũng như bảo vệ mình, các ngư dân đã liên kết với nhau thay phiên canh giữ. Tuy nhiên, hành động của bọn trộm tinh vi, chúng dùng vỏ máy có công suất lớn nên khi bị phát hiện thì tẩu thoát nhanh chóng, thậm chí tấn công trở lại, người dân dù xót của cũng không thể làm được gì.
Anh Nguyễn Văn Nguyên cho biết, bọn chúng đi vỏ dài từ 9-11 m, đặt máy 105 mã lực, dù có phát hiện cũng không làm gì được. Chủ yếu anh em thay nhau canh để đuổi đi, chứ không dám làm quá, sợ bọn chúng manh động chống trả lại thì rất nguy hiểm.
Đã từng đối diện với nguy hiểm khi bị các đối tượng trộm lú chống trả, anh Thiết nhớ lại, vào đêm 20/6 vừa qua, khi phát hiện một số đối tượng đang rút lú, anh em kéo ra định vây bắt. Tuy nhiên, các đối tượng này dùng vỏ máy lớn, quay đầu đâm thẳng vào vỏ của mấy anh. Để tránh tai nạn, anh em đành bỏ chạy.
“Nói là trộm nhưng sự manh động của các đối tượng này giống như cướp. Có khi bọn chúng đi 2-3 vỏ. Biết phương tiện mình không rượt lại, chúng còn cố tình chọc tức, chạy được một đoạn khoảng 40-50 m lại xuống ga, chờ khi mình gần tới thì rồ ga chạy tiếp. Bọn chúng cố tình nhử cho mình rượt để những chiếc còn lại tiếp tục rút lú”, anh Chụi tiếp lời.
Không chỉ bây giờ, tình trạng trộm ngư cụ đã diễn ra nhiều năm nay. “Bọn chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, sóng gió êm thì ra biển, khi biển động thì vào các sông để lấy luôn. Thậm chí, lú mình để trên vỏ đậu trước nhà cũng bị mất. Nếu thấy chủ nhà sơ hở, chúng sẽ mở dây vỏ, cập sát vào thả trôi và chất lú qua phương tiện mình. Khi bị phát hiện, chúng rồ ga chạy mất”, anh Thiết nói.
Trước nạn trộm cắp hoành hành, các ngư dân đã trình báo nhiều lần đến các cơ quan chức năng từ ấp, xã cho đến huyện. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. “Bà con nơi đây vừa có đơn trình báo gửi lên tỉnh, mong ngành chức năng sớm vào cuộc triệt phá và xử lý nghiêm minh, tạo điều kiện cho ngư dân có đường mưu sinh”, anh Chụi tha thiết./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam lan tỏa hy vọng năm mới qua video âm nhạc “Khúc xuân”
- ·Hải quan Long An tập huấn VNACCS/VCIS cho 400 doanh nghiệp
- ·BFC thông qua thưởng cổ phiếu tỷ lệ 5:1
- ·Hàng loạt chính sách mới sẽ gia tăng lực hút cho UPCoM
- ·Tuần hàng Việt tại quận Hà Đông: Kích cầu tiêu dùng, kết nối tiêu thụ sản phẩm
- ·Hướng dẫn ghi nhãn hàng nhập khẩu
- ·Ngân hàng Chính sách có phiên huy động trái phiếu đạt 100%
- ·Cận cảnh 'tên lửa quái vật' của Hàn Quốc có thể xóa sổ boongke ngầm
- ·Vụ sửa điểm ở Sơn La: Trách nhiệm công an địa phương như thế nào?
- ·Đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền về phòng, chống thiên tai
- ·Xử phạt doanh nghiệp vi phạm các quy định về môi trường gần 1 tỉ đồng
- ·Nên mở tài khoản chuyên thu ở cấp nào?
- ·Hiện đại hóa hải quan mang lại nhiều hiệu quả tích cực
- ·Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ
- ·Sau ngày 21/9, Hà Nội nới lỏng một số hoạt động, không áp dụng cấp giấy đi đường
- ·Xung đột Hezbollah
- ·Điều gì xảy ra với các khoản đóng góp cho ứng viên tổng thống Mỹ?
- ·Israel chuẩn bị cho cuộc tấn công trên bộ vào Lebanon, huy động 2 lữ đoàn dự bị
- ·Cần làm rõ những dấu hiệu ‘lạ’ về môi trường xung quanh nhà máy DABACO Bắc Ninh
- ·Tấn công bằng dao ở Trung Quốc, gần 20 người thương vong