【kết quả colombia hôm nay】Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ
Xung quanh vấn đề trên, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hoàng Lan, Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
* PV: Thị trường TPDN Việt Nam được đánh giá rất tiềm năng, tuy nhiên lại đang ở dạng “sơ khai”. Bà đánh giá thế nào về thực trạng thị trường này tại Việt Nam?
- Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan:Nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp theo hình thức trái phiếu là cấp thiết. Ở các nước có nền kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu giao dịch TPDN càng mạnh mẽ. Nhà đầu tư (NĐT) luôn mong muốn tìm kênh đầu tư ổn định, có tính rủi ro thấp để đa dạng hóa danh mục đầu tư. TPDN Việt Nam mới đạt quy mô 2,5% GDP, so với mức bình quân khu vực ASEAN+3 là 21,7% GDP, nên tiềm năng còn rất nhiều.
Trong 6 tháng đầu năm vừa qua, có một xu thế rõ rệt là thị trường chứng khoán (TTCK) và vàng trở nên sôi động hơn, nhu cầu đầu tư vốn rảnh rỗi tại Việt Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, thực tế là TTCK Việt Nam đang thành hình còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, có thể khẳng định thị trường TPDN trong những năm tới sẽ phát triển mạnh mẽ, nếu được quản lý hiệu quả.
Tuy nhiên, thị trường TPDN đến nay vẫn còn nhiều hạn chế. Chủ yếu TPDN tại Việt Nam hiện nay được phát hành theo hình thức riêng lẻ, chào bán cho một số NĐT giới hạn, tính minh bạch chưa cao. Bên cạnh đó, đa phần TPDN được NĐT nắm giữ cho đến khi đáo hạn, nên thị trường thứ cấp hầu như không có giao dịch. Số trái phiếu được niêm yết và giao dịch trên cả hai sàn còn thấp, các giao dịch chủ yếu thực hiện qua trao tay. Thông tin chung tổng hợp về thị trường cũng thiếu thốn, gây khó khăn cho NĐT.
|
Về hành lang pháp lý, hệ thống văn bản về niêm yết chưa đủ rộng và sâu tạo sự thuận lợi cho hoạt động niêm yết, lưu ký và thanh toán giao dịch TPDN. Thị trường chưa áp dụng được thông lệ hạch toán theo giá trị thị trường (mark to market). Bên cạnh đó, dù hành lang pháp lý đã có, nhưng thị trường chưa có tổ chức định giá trái phiếu chuyên nghiệp nào được thành lập...
* PV: Được biết, HNX đang lấy ý kiến về dự thảo Đề án phát triển thị trường TPDN Việt Nam. Bà đánh giá thế nào về tính khả thi của đề án?
- Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan:Đề án Phát triển thị trường TPDN Việt Nam đang trong quá trình trình lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Bộ Tài chính (trong năm 2016). Đề án phân tích số liệu, thực trạng TPDN tại Việt Nam và một số thị trường quốc tế; từ đó, rút ra kinh nghiệm, giải pháp và lộ trình phát triển trong những năm tới. Trong đó, Đề án nhấn mạnh việc gắn kết giữa hoạt động chào bán, phát hành TPDN trên thị trường sơ cấp với việc đăng ký lưu ký và đăng ký thông tin, giao dịch trên thị trường thứ cấp. Trái phiếu phát hành ra công chúng và trái phiếu phát hành riêng lẻ đều được đăng ký thống nhất không phân biệt.
Đối với thị trường thứ cấp, tổ chức giao dịch TPDN trên cơ sở hạ tầng tương tự như thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) chuyên biệt. Mô hình này sẽ tạo ra một trung tâm thông tin TPDN tập trung, thống nhất, giúp minh bạch hóa thị trường.
Đến nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN, HNX đang phối hợp với các cấp hoàn thiện Đề án với tiến độ, lộ trình và điều kiện khả thi của thị trường.
* PV: Gần đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua TPDN. Theo bà, điều này có tác dụng gì đối với việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, cũng như sự phát triển của thị trường TPDN sắp tới?
- Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan:Thông tư 22/2016/TT-NHNN ra đời với mục đích hướng dẫn và quy định chặt chẽ về phòng ngừa rủi ro đối với việc mua và mua lại TPDN phát hành trên thị trường Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD). Hiện nay, trên thị trường trái phiếu Việt Nam nói chung, các TCTD vẫn là đối tượng chủ yếu mua trái phiếu. Việc quy định quy trình phê duyệt, quy trình đánh giá định mức tín nhiệm nội bộ, xác định rủi ro mà Thông tư quy định sẽ nâng cao chất lượng các quyết định đầu tư vào trái phiếu, tránh thất thoát vốn của các tổ chức này.
Khác với TPCP có tính rủi ro thấp và không cần các hình thức đánh giá, TPDN có tính chất rủi ro cao hơn, vì doanh nghiệp có thể thua lỗ, chậm trả hoặc mất khả năng thanh toán. Tuy người đầu tư trái phiếu được ưu tiên thanh toán với các trường hợp phá sản, song việc thu hồi hoàn toàn khoản đầu tư có thể khó khăn. Thông tư 22 ra đời là phù hợp với thực trạng thị trường TPDN hiện nay, khi các quy định về phát hành và giao dịch TPDN chưa hoàn thiện, thông tin về thị trường còn khan hiếm, rải rác, thiếu tập trung, chưa có các tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm độc lập. Việc ra đời của Thông tư 22 cũng cho thấy sự quan tâm của NHNN đối với mảng thị trường tiềm năng và đang ngày càng phát triển này.
* PV: Theo lộ trình HNX đưa ra, thị trường TPDN sẽ được vận hành vào năm 2017. Trong khi rất nhiều điều kiện cơ bản còn thiếu, liệu rằng lộ trình này có hợp lý và đảm bảo hiệu quả hay không, thưa bà?
- Bà Nguyễn Thị Hoàng Lan:Các điều kiện cơ bản của một thị trường TPDN tập trung, minh bạch, hiệu quả trước hết sẽ bao gồm cơ sở pháp lý, hệ thống thông tin, giao dịch, thanh toán hoàn thiện.
Về mặt pháp lý, Bộ Tài chính đang chủ trì công tác hoàn thiện khung khổ pháp lý hướng dẫn phát hành TPDN riêng lẻ trong nước; theo đó, đưa ra các điều kiện phát hành, niêm yết, đăng ký chung đối với TPDN, giúp tạo ra một thị trường xuyên suốt, hoàn thiện.
Về mặt hạ tầng hệ thống, quan điểm HNX là phát triển trên nguyên tắc kế thừa từ cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm của hệ thống TPCP hiện hành, bao gồm trung tâm thông tin trái phiếu thống nhất đi kèm các hệ thống hỗ trợ phát hành, giao dịch. Hệ thống lưu ký, thanh toán của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cũng đã sẵn có cơ sở hạ tầng.
Về tổ chức định mức tín nhiệm, theo cách nhìn nhận của chúng tôi, trong bối cảnh hiện nay, để tạo tiền đề cho các tổ chức định mức tín nhiệm ra đời và tham gia thị trường thì việc đầu tiên phải có nguồn thông tin tập trung, từ đó, với sự phát triển của thị trường, tạo ra mức độ thanh khoản nhất định. Đây là những bước đầu tiên mà HNX đang đề xuất xây dựng. Với một thị trường mình bạch hơn, nguồn thông tin dồi dào và đáng tin cậy hơn, sự ra đời của các tổ chức định mức tín nhiệm sẽ là tất yếu. Đề án cũng đang được Bộ Tài chính, UBCKNN chỉ đạo xây dựng trên nền tảng như vậy: Từng bước một, có lộ trình, với các điều kiện khả thi của thị trường, phù hợp với chiến lược đã đề ra.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Duy Thái (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Độ tuổi kết hôn của người Việt ngày càng cao, vùng nào muộn nhất?
- ·'TPHCM có ca mắc bệnh bạch hầu' là tin đồn thất thiệt
- ·Mức sinh ở Việt Nam thấp chưa từng có, Bộ trưởng Y tế đưa giải pháp
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Mực, bạch tuộc xuất khẩu bật tăng sau khi EVFTA có hiệu lực
- ·Đề nghị mở rộng phạm vi trả BHYT cho tầm soát bệnh phổ biến ở người cao tuổi
- ·Bí quyết sống chung với bệnh tiểu đường của NSƯT Kim Xuyến
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Xương sông mọc dại khắp vườn có nhiều tác dụng cho sức khỏe
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Chính phủ đưa ra 7 giải pháp để phát triển vật liệu xây dựng
- ·Lý do người Nhật thích ăn cá nhỏ
- ·Nhập siêu từ Trung Quốc giảm gần 3 tỷ USD
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Ngại sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại vì ảnh hưởng đến các khoản nộp thuế
- ·Điện 1 giá gần 3.000 đồng/kWh: Để thấp hơn các bộ không ủng hộ
- ·Người phụ nữ đi cấp cứu vì sự cố hy hữu tại nhà
- ·Đáp án thực sự cho câu hỏi điện thoại hay sách khiến mắt yếu đi
- ·Người phụ nữ trẻ nhập viện cấp cứu sau khi ngã từ tầng 7