Cách đây hơn 2 thập kỉ, vào năm 2001 cuộc thi Miss Earth - Hoa hậu Trái Đất ra đời như một "vết son" chói lọi mang tính thời sự, truyền cảm hứng tích cực đến đông đảo giới điệu mộ bởi tiêu chí rõ ràng: Sắc đẹp vì mục đích".
Với phương châm tìm ra một cô gái có tiếng nói, kêu gọi nhân loại bảo vệ hành tinh xanh - bảo vệ Mẹ Trái Đất, hàng trăm quốc gia đã khăn gói tìm kiếm đại diện đi chinh chiến. Thời điểm đó, Miss Supranational còn được gọi là đàn em và Miss Grand International là... đàn cháu không có cửa xứng tầm với Hoa hậu Trái Đất.
Cứ tưởng sức hút từ cuộc thi này sẽ duy trì tốt phong độ, áp đảo truyền thông để vươn lên một tầm cáo mới nhưng nếu là fan sắc đẹp chân chính, chắc chắn không bao giờ cú phốt quả tạ diễn ra vào năm 2013. Năm đó, phóng viên của báo đài đã "giả danh" khách hàng, trao đổi vớ phó chủ tịch cuộc thi Miss Earth và biết giá của vương miện là 4 triệu USD.
Khi mọi chuyện được lục tung lên, hàng loạt chiến binh của mùa giải trước đã "cạy nắp - khai nòng" tố cáo uy tín của cuộc thi. Cụ thể, năm 2012, thí sinh Argentina và Ukraine tiết lộ họ được chọn tới một bữa tiệc riêng tư với nhà tài trợ cùng vài người đẹp khác. Các cô gái bị ép uống rượu và nghe được tin thí sinh Cộng hòa Czech sẽ đăng quang và tin đồn đã đã thành sự thật.
Cú phốt này không chỉ ảnh hưởng mỗi mùa giải năm đó mà còn nhấn chìm cả tâm huyết của những ông to mặt lớn. Sau scandal năm 2013, Global Beauties - chuyên trang sắc đẹp lớn của thế giớicho rằng cuộc thi không còn đáng tin cậy và "hất cẳng" Miss Earth ra khỏi hệ thống Miss Grand Slam do chính trang này đặt ra từ năm 1999.
Kể từ đó đến nay, tròn một thập kỉ đã qua - 10 mùa giải trôi qua - 10 hoa hậu lộ diên nhưng Global Beautiesvẫn nhất định không suy nghĩ lại, các chuyên gia sắc đẹp còn thống nhất quan điểm không đưa bất cứ thông tin nào về cuộc thi này. Và tới thời điểm hiện tại, hệ thống Miss Grand Slam - Hoa hậu của các hoa hậu chỉ tính trên 5 cuộc thi: Miss Universe, Miss World, Miss International và 2 đàn em Miss Supranational, Miss Grand International.
Trượt dài trên những scandal tổ chức sơ sài, thí sinh ăn bốc bằng tay
Còn nhớ vào năm 2015, Hoa hậu Đài Loan tố cáo ban tổ chức không chuẩn bị đồ ăn trưa cho thí sinh, bữa tối chỉ có vài miếng bánh mỳ và ít nước sốt cà chua. Cô cũng kể về việc bị đưa đến các hộp đêm, ăn mặc đẹp để nói chuyện và nhảy với đàn ông.
Để có được tấm vé tham dự Miss Earth, ban tổ chức đặt ra tiêu chí tuyển chọn thí sinh của Miss Earth không quá khắt khe. Thí sinh không bắt buộc phải có danh hiệu cấp quốc gia, chỉ cần đơn vị giữ bản quyền chọn lựa trong nước. Đơn cử như trường hợp của Nam Em, dừng chân ở Top 10 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, Nam Em vẫn hiên ngang đi thi Miss Earth 2016 - tức là cô đi thi quốc tế với danh hiệu Hoa khôi Đồng bằng Sông Cửu Long và thành tích Top 10 cuộc thi cấp quốc gia.
Phương Khánh vào năm 2018, người đẹp Bến Tre được chọn đi thi nhờ tham gia vòng casting miền Bắc của Ngôi sao danh vọng - dự án tìm kiếm đại diện Việt Nam tại các cuộc thi hoa hậu, người mẫu quốc tế và trước đó cô cũng giành danh hiệu á hậu 2 Hoa hậu Biển Việt Nam Toàn Cầu.
Ở mùa giải Nam Em, chắc chắn fan sắc đẹp không bao giờ quên tấm băng rôn chào đón thí sinh Miss Earth treo nhăn nhúm trên khung thép cũ, nội dung viết sai chính tả. Không phủ nhận nỗ lực hết mình vì màu cờ sắc áo của Nam Em và Phương Khánh nhưng rõ ràng, sự lỏng lẻo về khâu tổ chức đã khiến các cô gái vô danh ồ ạt đổ bộ sang Philippines để thi đấu. Và cái kết họ nhận được hình như không mấy vinh quang.
Còn nhớ, trên trang chủ của cuộc thi, đơn vị tổ chức nêu các tiêu chí dành cho thí sinh gồm giới tính nữ, chưa từng kết hôn hay sinh con, độ tuổi từ 18 tới 26, cao từ 1,65 m trở lên, am hiểu về môi trường, văn hóa nước mình. Do tiêu chí đơn giản, lượng thí sinh dự thi Hoa hậu Trái đất các năm đều khá đông khoảng 80 - 90 thí sinh trong khi chất lượng không đồng đều. Nói đâu cho xa, vào năm 2019 - 2020 - 2021 Việt Nam cử Hoàng Hạnh - Hoa Thái - Vân Anh đi chinh chiến nhưng vô tình "tàu trượt bánh" nên cả 3 đều trắng tay một cách cho dự đoán.
Chọn người chiến thắng không được lòng fan, Phương Khánh không cứu nỗi cả một thập kỉ
Có thể nói, Miss Earth là cuộc thi có cố gắng nhất về việc duy trì số lượng tổ chức. Ròng rã 2 mùa dịch, trong khi các cuộc thi sắc đẹp khác bị trì hoãn nhưng Hoa hậu Trái Đất vẫn cố chấp thi thố bằng hình thức Online. Điều này mang lại tác dụng phụ cho việc từng ra người chiến thắng: Đăng quang không có khán giả, vương miện được ship tới nhà, căn cứ đâu để chấm phần thi phụ.
Tất cả bảng dự đoán người chiến thắng đều không ăn khớp với ban giám khảo, thí sinh gom gần hết huy chương vẫn ngậm ngùi out top 8 là lẽ thường tình, điển hình là Hà Thu - đại diện xuất sắc của Việt Nam vào mùa giải 2017. Việc đưa Karen Ibasco - đại diện nước chủ nhà đăng quang Miss Earth 2017 cũng đủ để nói về tính thuyết phục.
Không ngoa khi nói rằng, Phương Khánh của đại diện Việt Nam bước lên ngôi vị cao nhất tại Miss Earth 2018 chính là cú lội ngược dòng để Hoa hậu Trái Đất tìm lại chính mình. Nhưng có lẽ, một cô gái chọn cuộc sống ở ẩn, không đoái hoài hào quang sân khấu như Phương Khánh cũng khiến sức hút của nhiệm kỳ mình bị thuyên giảm.
Tưởng chừng như sau mùa giải của Phương Khánh, ban tổ chức Hoa hậu Trái Đất sẽ cải tổ trật tự, đưa cuộc thi của mình trở về thời kỳ hoàng kim. Nhưng "ngựa vẫn quen đường cũ", việc sa lầy vào cơ chế tổ chức lỏng lẻo đã khiến Miss Earth không thể sánh ngang tầm với Big 5 như hiện tại.
Xem thêm: Trước thềm chinh chiến quốc tế, Ngọc Châu đẹp 'đảo điên': Chuẩn Việt Nam nhưng lại rất Miss Universe