【bxh h2 mexico】Doanh nghiệp coi thường an toàn lao động sẽ bị xử phạt nặng
Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Anh Thơ,ệpcoithườngantoànlaođộngsẽbịxửphạtnặbxh h2 mexico Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động (ATLĐ), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) với PV TBTCVN.
* PV: Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2016, vậy việc triển khai luật đến các doanh nghiệp có những khó khăn gì, thưa ông?
- Ông Nguyễn Anh Thơ:Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ ngành liên quan triển khai một số hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật ATVSLĐ đến các địa phương cũng như các doanh nghiệp. Việc triển khai luật không phân biệt đối tượng doanh nghiệp.
|
Tại những doanh nghiệp năng lực và nguồn lực còn yếu thì khả năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động rất hạn chế. Họ quan tâm nhiều đến có việc làm, thu nhập cho người lao động hơn là làm thế nào để bảo vệ được người lao động trước các mối nguy hại tại nơi làm việc. Do đó, cần phải có sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước, Chính phủ.
Luật ATVSLĐ đã có các quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho công tác phòng ngừa tai nạn, cụ thể là công tác huấn luyện ATVSLĐ. Các doanh nghiệp khi tham gia sẽ được quỹ hỗ trợ kinh phí để huấn luyện cho các đối tượng người làm công tác an toàn, y tế hay những người làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
Thông qua việc hỗ trợ dần dần ý thức trách nhiệm của người lao động tăng lên, nguồn lực hỗ trợ dành cho công tác này đối với các khu vực doanh nghiệp tư nhân năng lực còn hạn chế cũng sẽ tăng lên.
* PV: Ông có thể cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tình hình tai nạn lao động diễn ra như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Anh Thơ:Theo thống kê chưa đầy đủ từ báo cáo của các địa phương, tính đến thời điểm hiện tại có hơn 250 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm gần 300 người chết. Đánh giá chung trong thời gian vừa qua, số người chết vì tai nạn lao động so với cùng kỳ năm 2015 và tần suất nói chung đang được kiểm soát và không có mức độ gia tăng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận ngay trong những tháng đầu năm và trong thời gian vừa qua vẫn còn xảy ra một số vụ tai nạn lao động rất nghiêm trọng trong lĩnh vực khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng hay trong thi công các công trình xây dựng. Đó là những ngành, lĩnh vực đang có nguy cơ cao về tai nạn lao động tại Việt Nam.
Hiện nay, trong số các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng thì nguyên nhân chủ yếu là đến từ người sử dụng lao động thiếu các biện pháp an toàn về chấp hành pháp luật lao động.
Nguyên nhân từ phía người lao động cũng có một phần đó là họ không sử dụng đầy đủ các loại phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc vi phạm quy định về ATLĐ. Còn nếu doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về ATVSLĐ cũng như có hệ thống giám sát, đồng thời cử người giám sát hệ thống đó thì người lao động sẽ phải tuân thủ và chấp hành. Việc một bộ phận người lao động thiếu ý thức sẽ được khắc phục nếu như chủ sử dụng lao động triển khai đầy đủ các biện pháp an toàn.
* PV: Nếu doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động thì sẽ có chế tài xử lí như thế nào, thưa ông?
- Ông Nguyễn Anh Thơ:Hiện nay các chiến dịch thanh tra về lao động cũng đang được tăng cường, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và khi phát hiện sẽ kiên quyết xử lí.
Kiên quyết ở đây là không chỉ phạt tiền đối với các hành vi vi phạm mà chúng ta phải đình chỉ các khu vực sản xuất, công trường, nơi làm việc không đảm bảo điều kiện an toàn cho người lao động, cần thiết nữa có thể rút giấy phép và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra tai nạn nghiêm trọng dẫn đến những thương vong và tổn thất về tính mạng và sức khỏe cho người lao động.
Hơn nữa, khi tham gia vào quá trình hội nhập, đặc biệt là các hiệp định thương mại thì vấn đề tiêu chuẩn lao động trong quá trình triển khai là một yêu cầu rất cao đối với các thành viên tham gia, ở đó đương nhiên chúng ta thấy rõ việc tôn trọng luật pháp quốc gia khi tham gia các định chế quốc tế. Tuy nhiên, dù pháp luật lao động của chúng ta đã xây dựng tương đối hoàn thiện, nhưng quá trình thực thi mới mang tính quyết định.
Việc thực thi tốt hay không ở Việt Nam liên quan đến khả năng triển khai của các cơ quan nhà nước, cũng như ý thức chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động và nó phải mang tính đồng bộ từ hai phía nhà nước và doanh nghiệp.
Chắc chắn là khi thực thi đầy đủ các quy định về pháp luật an toàn vệ sinh lao động, doanh nghiệp sẽ phòng ngừa được tai nạn cho người lao động, giảm các chi phí, chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người lao động và sản xuất ổn định, rõ ràng cái lợi này không đến ngay trước mắt mà nó sẽ đến về lâu dài cho doanh nghiệp.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan (thực hiện)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bé gái 3 tuổi 5 lần mổ hụt tim vì thiếu tiền
- ·Diễn đàn Doanh nghiệp Toàn cầu ASEAN 2021: Thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế xuyên biên giới
- ·Techcombank lập “hat
- ·Ồn ào trùng tên, tranh chấp tên gọi các cuộc thi hoa hậu
- ·Tự nguyện dâng hiến nhưng bố mẹ bạn gái kiện....
- ·ASEAN khởi động chuỗi hội thảo chuyên đề trực tuyến về RCEP
- ·Ngày 13/10: Giá dầu thô tăng, gas giảm trong phiên giao dịch sáng nay
- ·Ngày 24/10: Giá gas tăng, dầu thô phục hồi trong phiên giao dịch sáng nay
- ·Tín dụng đen: Khi chủ nợ trở thành con nợ
- ·Bộ Công Thương trao tặng kỷ niệm chương cho Tham tán Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam
- ·Nuối tiếc quá khứ
- ·Thương vụ các nước ASEAN quảng bá hàng hóa tại Ả Rập Xê Út
- ·Huy động được thêm 1.288 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Thực hành E
- ·Bố là lính Hải Quân
- ·Ủy ban Thương mại và Đầu tư APEC lần thứ 3 tập trung vào 4 lĩnh vực sáng kiến
- ·Coco Lee phát hiện bị ung thư giữa lúc chồng ngoại tình với bạn thân
- ·Ngày 20/10: Giá sắt thép xây dựng tăng trở lại trên sàn giao dịch
- ·Gian nan hành trình cứu con ung thư xương
- ·Giá dầu giảm sốc, cổ phiếu dầu khí cũng “lao đầu”