【tỷ số bóng đá châu âu hôm nay】TS Cấn Văn Lực: Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng bất động sản
TS Cấn Văn Lực: Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng bất động sản
Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở,ấnVănLựcViệtNamcònnhiềudưđịapháttriểntíndụngbấtđộngsảtỷ số bóng đá châu âu hôm nay bất động sản khu công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, các phân khúc còn thiếu cung. Do đó, cần cách tiếp cận phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được cơ hội mới
Bốn khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản
Theo TS Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Bất động sản đóng (BĐS) góp 4 vai trò lớn đối với nền kinh tế, là cầu nối các ngành, thị trường trong chuỗi giá trị bất động sản. Cụ thể, có 35 ngành nghề, lĩnh vực liên quan tới thị trường bất động sản với hệ số lan tỏa từ 0,5 - 1,7 lần. Trong đó, 4 ngành lớn có liên quan nhiều là xây dựng (6,2% GDP), du lịch (1,02% GDP), lưu trú (2,27% GDP) và tài chính - ngân hàng (4,76% GDP) năm 2022.
Cùng với đó, BĐS đóng góp vào GDP và nền kinh tế. Ngành kinh doanh bất động sản và xây dựng đóng góp gần 10% GDP trong năm 2022. Bất động sản là 1 trong 20 ngành kinh tế cấp 1, xếp thứ 9 về quy mô giá trị.
Ngành bất động sản xếp thứ 2 về thu hút vốn nước ngoài, chiếm khoảng 10% FDI đăng ký mới hàng năm. Lũy kế đến hết năm 2022, vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản đạt gần 66,2 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn FDI đăng ký.
Đặc biệt,, sức lan tỏa của bất động sản sang các ngành nghề khác rất lớn. Bất động sản lan tỏa ít nhất 4 ngành nghề lớn là lĩnh vực lưu trú, lĩnh vực tài chính ngân hàng, xây dựng và 1 số lĩnh vực khác. Trong đó, tôi xin nhấn mạnh tứ giác liên thông, liên quan mật thiết giữa 4 thị trường ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản. Nếu 1 trong 4 lĩnh vực này xảy ra vấn đề thì ảnh hưởng đến các ngành khác và ảnh hưởng chung đến nền kinh tế vô cùng lớn.
“Cách đây chỉ một năm, không ai nghĩ rằng tình hình thị trường bất động sản bất ổn như hiện tại. Chính vì vậy, chưa bao giờ cụm từ "hỗ trợ", "giải cứu" bất động sản được nhắc đến nhiều như hiện nay. Điều này cho thấy thị trường nhà đất đang có nhiều yếu tố bất thường”, TS Cấn Văn Lực cho hay.
Chính bởi có vai trò quan trọng nên mức độ rủi ro của ngành bất động sản cũng sẽ có sức lan tỏa tới nhiều ngành, đặc biệt là với ngân hàng, chứng khoán... Ở Trung Quốc, bất động sản, xây dựng chiếm hơn 14% GDP. Thế nên họ cực kỳ quan tâm đến việc ổn định thị trường bất động sản. Còn ở Việt Nam, bất động sản, xây dựng cũng chiếm đến gần 10% GDP. Thời gian qua, Chính phủ cũng liên tục tìm cách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
Theo TS Cấn Văn Lực, thị trường bất động sản có 4 khó khăn lớn nhất là Pháp lý - Vốn - Quan hệ cung cầu - Quy hoạch. Trong đó, pháp lý là khó khăn số 1 trên thị trường bất động sản khi chiếm đến 70% khó khăn của các dự án trên thị trường. Kể cả khi dòng vốn tín dụng được khơi thông nhưng pháp lý ách tắc vẫn sẽ khiến toàn bộ thị trường tắc nghẽn.
“Chính vì thế, muốn gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản, việc đầu tiên chúng ta phải làm quyết liệt và làm ngay là pháp lý. Tháo gỡ được pháp lý cho các dự án, từ đó mới có thể tăng nguồn cung. Gỡ được pháp lý mới có thể giúp dự án tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, giúp thị trường phục hồi. Chính vì vậy, Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp ở góc độ chính sách, giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh thủ tục, sớm khởi công các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường”, TS Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Tháo gỡ pháp lý, tín dụng
TS Cấn Văn Lực nhìn nhận, tháng 11/2022, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản với nhiệm vụ chính: rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án tại Hà Nội, TP.HCM cũng như các địa phương khác.
Nắm bắt thực tế diễn biến thị trường qua rà soát, một thời gian ngắn sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những nút thắt trong nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã giảm một số lãi suất điều hành 2 lần trong một tháng vừa qua, qua đó định hướng các tổ chức tín dụng giảm lãi suất huy động và cho vay, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Theo chuyên gia, sau những động thái này, trong thời gian gần đây, những tác động của thị trường bất động sản đã được nhìn nhận theo hướng tích cực. Đây là điều đáng mừng.
Tuy nhiên, TS Cấn Văn Lực cho rằng, đối với cơ quan quản lý cần nhìn nhận rõ, Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, các phân khúc còn thiếu cung. Do đó, cần cách tiếp cận phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, tận dụng được cơ hội mới (từ nay đến 2030, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 800.000 - 1 triệu tỷ đồng vốn trung dài hạn, ngoài phần vốn tín dụng ngân hàng). Đặc biệt, cần quan tâm kiểm soát rủi ro tài chính - bất động sản.
Bên cạnh đó, cần sớm giải quyết, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư trong các vụ việc vừa qua liên quan đến lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp hay các sản phẩm bất động sản mới như condotels, officetels….
Đồng thời, đẩy nhanh rà soát và có giải pháp tháo gỡ vướng mắc tại các dự án bất động sản; đẩy nhanh giải ngân đầu tư công, chương trình phục hồi; chú trọng điều tiết cung - cầu hợp lý giữa các phân khúc và giá bất động sản.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cụ thể là đẩy nhanh tiến độ sửa đổi các sắc luật liên quan như Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng...; theo đó, cần rà soát đảm bảo đồng bộ, nhất quán giữa các bộ luật liên quan.
“Cần có quy định rõ ràng hơn trong phân nhóm các phân khúc bất động sản để có chính sách tín dụng, vốn và tài chính phù hợp. Có hướng dẫn, cho phép thành lập các định chế tài chính bất động sản chuyên biệt như: quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ phát triển nhà ở xã hội, quỹ đầu tư tín thác bất động sản (REIT), cơ quan tái tài trợ bất động sản thế chấp nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản về lâu dài, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt với giao dịch bất động sản…”, TS Cấn Văn Lực đề xuất.
- ·Bamboo Airways chuẩn bị sẵn sàng trước giờ 'G' tái khai thác mạng bay thương mại
- ·Trung Quốc muốn nhân dân tệ được chấp thuận vào rổ dự trữ của IMF
- ·Hài hước cảnh cô dâu, chú rể... chống đẩy trong hôn lễ
- ·Xuất khẩu thành công nhờ “tấm hộ chiếu thông hành” từ sàn thương mại điện tử quốc tế
- ·Tổng cục TCĐLCL làm việc với Sở KH&CN TP. Hải Phòng
- ·Một quan chức UBCK Trung Quốc bị điều tra do tham nhũng
- ·Thương mại Việt Nam
- ·Trung Quốc
- ·Quy trình thiết kế website của công ty thiết kế website uy tín
- ·Kết buồn của người phụ nữ trúng số 27 triệu bảng Anh
- ·Tìm luật sư tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở đâu?
- ·Cuộc khủng hoảng di cư tác động thế nào đến tương lai của châu Âu
- ·Nhập khẩu nửa tỷ USD gỗ châu Phi vẫn mù mờ thông tin về tính hợp pháp
- ·Vợ chồng Việt ở Úc trồng toàn cây trái khổng lồ trên mảnh đất khô cằn
- ·Lý giải đề xuất ngưng cung cấp Internet đối với người livestream vi phạm pháp luật
- ·Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để đón đầu xu thế mới
- ·Hy Lạp có thể lại đối mặt với khủng hoảng trong năm mới
- ·Kỳ vọng làn sóng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp
- ·Chiêm ngưỡng sân khấu vinh danh các nhà khoa học kiệt xuất của Giải thưởng VinFuture 2023
- ·Thương vụ IPO lớn nhất toàn cầu 2015 kỳ vọng đánh thức nền kinh tế Nhật