【bongdanet tv】Xuất khẩu sang châu Mỹ tăng ấn tượng sau hơn 3 năm thực thi CPTPP
Vượt thách thức quy tắc xuất xứ để tận dụng tốt CPTPP | |
Hàng Việt thêm cơ hội xuất khẩu khi Malaysia phê chuẩn CPTPP | |
Nhiều dư địa cho xuất khẩu cá tra sang khối các nước CPTPP |
Toàn cảnh toạ đàm |
Chia sẻ tại tọa đàm “Tận dụng “đòn bẩy” CPTPP, gia tăng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27/10, bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu-châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: trải qua hơn 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP ở khu vực châu Mỹ (4 quốc gia gồm Canada, Mexico, Peru và Chile) có mức tăng trưởng rất ấn tượng.
Ví dụ điển hình, năm 2021 Việt Nam xuất khẩu sang Canada khoảng 5,3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 75% so với thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực. Tương tự, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Mexico khoảng 4,6 tỷ USD, tăng trưởng hơn 100% so với thời điểm trước khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nổi lên vẫn là nhóm hàng điện thoại và linh kiện; nhóm điện tử và máy vi tính; máy móc, phụ tùng và dệt may, da giày. “9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Canada đã tăng trưởng tới trên 50% so với cùng kỳ năm 2021”, bà Võ Hồng Anh thông tin thêm.
Từ góc độ doanh nghiệp, ngành hàng, bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam phân tích: CPTPP đã mang lại một số điểm thay đổi rất lớn đối với ngành da giày.
Thứ nhất là tăng trưởng xuất khẩu. Trước đây, khối doanh nghiệp ở các nước trong khối CPTPP chỉ chiếm dưới 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Đến nay, con số này đã tăng lên mức hơn 14%.
Thứ hai, Hiệp định CPTPP yêu cầu đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi. Điều này là động lực thúc đẩy phát triển các nguồn nguyên phụ liệu trong nước, chuỗi sản xuất. Đặc biệt, chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu đã được đầu tư nhiều hơn tại Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ ba, trong quá trình đáp ứng các yêu cầu của CPTPP, năng lực nội tại của các doanh nghiệp cũng đã được nâng lên rất nhiều. Cụ thể, các hoạt động về thủ tục xuất nhập khẩu, đáp ứng tiêu chí, yêu cầu của thị trường xuất khẩu… đã giúp doanh nghiệp phải thay đổi, đầu tư phát triển trong giai đoạn vừa qua.
Mặc dù xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường CPTPP ở khu vực châu Mỹ có những bước tăng trưởng rất tốt trong thời gian qua, song bà Võ Hồng Anh nhấn mạnh: “Vẫn phải nhìn nhận rằng dư địa và tiềm năng của thị trường còn lớn, có thể làm tốt hơn nữa”.
Cả 4 nước CPTPP tại khu vực châu Mỹ đều là những nước có độ mở nền kinh tế tương đối cao. Đơn cử như Canada có tới 15 FTA hay Chile có tới 29 FTA. “Phải làm thế nào để Việt Nam có thể tận dụng được những liên kết về về kinh tế này, thúc đẩy xuất khẩu hàng sang những nước khác ở trong khu vực châu Mỹ”, bà Hồng Anh nói.
Vị này phân tích rõ hơn, các doanh nghiệp có thể xem xét, kết hợp, hợp tác sản xuất kinh doanh, xuất khẩu nguyên phụ liệu sang Mexico, sau đó cùng hợp tác sản xuất và hoàn thiện sản phẩm, tiếp tục xuất khẩu sang một nước khác mà Mexico có FTA. Trong điều kiện đáp ứng được quy tắc xuất xứ của các FTA , Việt Nam có thể tận dụng được các ưu đãi thuế quan với nước thứ 3.
“Đối với Chile và Peru cũng như vậy. Thông qua Chile và Peru, Việt Nam có thể tận dụng để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường các nước Nam Mỹ khác bởi Chile có FTA với cả khối thị trường chung Nam Mỹ ”, bà Hồng Anh chia sẻ thêm.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam), thời gian vừa qua, Việt Nam tương đối nhiều lợi thế khi “một mình một chợ”.
Các nước đối thủ cạnh tranh có những sản phẩm hàng hóa tương tự như Việt Nam ở khu vực ASEAN, châu Á chưa có FTA với các nước như Canada hay Mexico. Vì thế, những sản phẩm Việt Nam có lợi thế gần như có ưu thế tuyệt đối với ưu đãi thuế quan CPTPP.
Tuy nhiên, những biến động về địa chính trị, các yếu tố khác sẽ ảnh hưởng đến lợi thế của Việt Nam trong việc tận dụng CPTPP.
“Nói một cách ngắn gọn, lợi thế vẫn đang là một trong những ưu điểm của Việt Nam ở thị trường này nhưng điều đó không kéo quá dài. Vì thế, các doanh nghiệp phải tận dụng mọi cơ hội ở thời điểm hiện tại; đồng thời chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn tới khi các lợi thế không còn nhiều”, bà Trang lưu ý.
(责任编辑:La liga)
- ·5 nhà mạng thống nhất các tiêu chí, biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác
- ·Bán vàng qua ngân hàng
- ·Tầm soát và nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường
- ·FED giảm lãi suất một lần và những tác động đến tỷ giá VND
- ·Diễn đàn Lãnh đạo Công an tỉnh đối thoại doanh nghiệp, hợp tác xã năm 2023
- ·Sôi động thị trường thực phẩm chay mùa Vu Lan
- ·Thần tốc tiêm vaccine và đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng COVID
- ·Thêm Agribank và BIDV triển khai đăng ký mua vàng miếng SJC onlines
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Lập 4 đoàn kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế
- ·Ô tô tải đâm vào hộ lan cao tốc Nội Bài
- ·Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lý các vụ án
- ·Houthi nã tên lửa vào khu trục hạm Mỹ, Đức tính điều tàu chiến tới Biển Đỏ
- ·Đồng hồ Ngày tận thế cảnh báo thế giới đang bên bờ vực thẳm
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine COVID 19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi
- ·Ông Biden thắng cử dễ dàng ở New Hampshire, nói về cuộc đua trong đảng ông Trump
- ·Bộ Y tế ra văn bản hỏa tốc gửi 9 bộ về tăng cường tiêm vaccine COVID
- ·Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đảm bảo an toàn thông tin mạng
- ·Trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú cho 5 nghệ sĩ