【bảng xếp hạng j1 nhật bản】Công nghệ thông tin về y tế xã
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám,ệthngtinvềytếbảng xếp hạng j1 nhật bản chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế nhằm mục tiêu giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân, giảm áp lực cho cán bộ y tế, mang lại hiệu quả trong tổ chức khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tiến xa hơn là hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống đồng bộ và có thể kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các cơ sở y tế với nhau.
Khởi động từ y tế xã
Đối với các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh, việc ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh là việc đã cũ, nhưng với các trạm y tế xã thì đây là thời điểm khởi đầu và khá mới mẻ. Trước đây, các trạm y tế đều tổ chức khám, chữa bệnh bằng thủ công, ghi chép tay. Khi CNTT về đến trạm, hầu hết cán bộ ở đây phấn khởi. Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Trạm Y tế xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Hồi đó giờ không có sử dụng phần mềm, chỉ ghi tay. Một bác sĩ khám bệnh và 2 người ghi sổ sách. Trước đây, bác sĩ khám bệnh phải ghi bảng kê đơn thuốc vào sổ khám bệnh của bệnh nhân, ghi lại một lần vào bảng kê để chuyển sang quầy thuốc và phải ghi vào sổ A1 để lưu lại. Tính ra, chỉ 1 người bệnh phải ghi lại đến 3 lần rất mất thời gian. Nhưng bây giờ, khi được triển khai ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh thì chỉ cần nhập 1 lần”. Không chỉ vậy, có phần mềm khám, chữa bệnh đã giúp bác sĩ cho đơn thuốc nhanh hơn, biết được thuốc nào còn, còn nhiều ít hoặc hết trong kho để đổi thuốc khác. Thay vì trước đây, ra toa thuốc đôi khi thuốc trong kho hết không hay, bệnh nhân phải quay lại phòng khám xin đổi thuốc.
Các y, bác sĩ ở Trạm Y tế xã Tân Bình đang nhập thông tin bệnh nhân vào phần mềm trên máy vi tính.
Theo ông Lê Trường Giang, bộ phận công nghệ thông tin, Bệnh viện Đa khoa huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Đến nay, 13 trạm y tế của huyện đã được tập huấn sử dụng phần mềm và đã bắt đầu ứng dụng CNTT vào khám, chữa bệnh. Mới đầu, chưa quen còn cập rập, nhưng chúng tôi luôn trực tiếp hỗ trợ nên có vướng mắc gì sẽ tìm cách tháo gỡ”. Tuy nhiên, mọi người tin rằng không lâu nữa sẽ thông thạo, khi đó tổ chức khám, chữa bệnh sẽ thuận tiện hơn nhiều.
Dù là đơn vị mới chia tách, nhưng huyện Long Mỹ cũng đã tiên phong trong triển khai ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã. Qua gần 2 tháng thực hiện, các trạm y tế phấn khởi vì thấy được hiệu quả. Bác sĩ Nguyễn Thị Y, Phó Trạm Y tế xã Thuận Hưng, nhận định: “Ứng dụng CNTT đã góp phần rút ngắn thời gian chờ đợi của bệnh nhân, người bệnh vui vẻ, nhân viên y tế cũng đỡ vất vả hơn. Trước đây, mỗi lần khám, bệnh nhân đợi ghi sổ sách cũng mất không ít thời gian. Sử dụng máy móc tiện lợi nhưng nếu cúp điện phải trở lại ghi thủ công. Dù ngày hôm sau có thể nhập lại dữ liệu nhưng khi in giấy ra lại thiếu chữ ký của bệnh nhân. Đây là điểm vướng qua quá trình thực tế tại đơn vị và chưa biết có thanh được bảo hiểm y tế hay không?”. Thiết bị máy vi tính của trạm đã cũ, hay bị trục trặc nên cũng ảnh hưởng đến việc ứng dụng CNTT trong khám, chữa bệnh.
Hiện tại, Sở Y tế tỉnh đang chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT tại các trạm y tế trên địa bàn tỉnh. Tiến độ thực hiện đã trên 50%. Dự kiến đến ngày 15-4 sẽ hoàn thành ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế ở tuyến xã, phường, thị trấn.
Kết nối, chia sẻ dữ liệu
Từ lâu, các bệnh viện, trung tâm y tế huyện và tỉnh đã triển khai ứng dụng phần mềm khám, chữa bệnh, tuy nhiên, việc ứng dụng phần mềm tại các bệnh viện, trung tâm y tế vẫn manh mún, chưa có tính hệ thống, đồng bộ và chưa thể kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông tin với nhau. Nhưng tới đây, khi tất cả các cơ sở y tế của tỉnh sử dụng phần mềm của Viettel hoặc VNPT để quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế thì kỳ vọng sẽ có thể kết nối dữ liệu giữa các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh, cũng như trên toàn quốc. Đây là mục tiêu ngành y tế tỉnh đang hướng đến khi triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn này. Ông Phan Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho biết: “Việc ứng dụng CNTT sẽ giúp các cơ sở y tế quản lý khám, chữa bệnh, quản lý dược, tài chính, thống kê khám, chữa bệnh,… nhẹ nhàng, hiệu quả hơn. Tránh được tình trạng lạm dụng thuốc. Nếu như, người có thẻ bảo hiểm y tế đã khám, chữa bệnh tại 1 cơ sở y tế rồi, nhưng muốn khám bệnh ở cơ sở khác thì cơ sở khám bệnh sau có thể biết được thông tin đối tượng đã khám bệnh tại một cơ sở trước đó, biết loại thuốc người bệnh đã được cho và sẽ chỉ định thuốc hợp lý”. Được biết, trước khi triển khai, Sở Y tế tỉnh cũng đã tham quan việc triển khai ở một số tỉnh khác để rút kinh nghiệm triển khai tại địa phương.
Trong tổng số 11 bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, tỉnh, có 10 đơn vị ứng dụng phần mềm của VNPT và 1 đơn vị chọn phần mềm của Viettel. Theo lộ trình thì giữa tháng 5 sẽ hoàn thành triển khai ở cấp huyện và cuối tháng 6 sẽ hoàn thành trong toàn tỉnh. Trung tâm Y tế huyện Long Mỹ đã khởi động được phần mềm mấy ngày nay. Anh Nguyễn Đăng Khoa, cán bộ kỹ thuật, tin học, Trung tâm Y tế huyện Long Mỹ, cho hay: “Phần mềm đã chạy tương đối ổn. Dữ liệu đã được kết nối, chia sẻ trong hệ thống giữa các trạm y tế và Trung tâm Y tế”. Đây là đơn vị tuyến huyện đầu tiên triển khai ứng dụng phần mềm mới theo lộ trình của ngành y tế tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít khó khăn để đạt được mục tiêu lý tưởng trên. Tại Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, dù VNPT đã triển khai phần mềm quản lý khám, chữa bệnh từ nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng tại bệnh viện được. Anh Đà Ra, cán bộ kỹ thuật, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh, thông tin: “Nguyên nhân là do phần mềm còn thiếu một số biểu mẫu. Bệnh viện đang làm việc với nhà cung cấp phần mềm để điều chỉnh, bổ sung mới có thể triển khai. Dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 4”. Anh Đà Ra cũng băn khoăn do bác sĩ chưa quen với phần mềm mới nên sẽ mất thời gian để tiếp cận với phần mềm này. Lúc đầu công tác khám, chữa bệnh sẽ chậm hơn. Tại Trạm Y tế xã Tân Bình, các y, bác sĩ ở đây cũng cho biết, phần mềm của Viettel vẫn còn một số hạn chế. Tại trạm y tế, y sĩ cũng có thể khám bệnh cho người dân, nhưng trong phần mềm chỉ cho phép mặc định là bác sĩ, không thể sửa được, như vậy sẽ không đúng. Nếu có vấn đề gì về chuyên môn thì rất khó khăn.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế sẽ có nhiều điểm lợi. Việc ứng dụng thành công CNTT sẽ là tiền đề mở ra một giai đoạn mới trong quản lý khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế có chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên, trước mắt cần khắc phục những vấn đề còn hạn chế trên phần mềm để có thể đáp ứng yêu cầu.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đàm phán thương mại Mỹ
- ·Thách thức sau khi Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen
- ·Điều gì giúp kinh tế Ukraine trụ vững?
- ·Nhận diện 'mỏ vàng' đầu tư tại Bắc Giang
- ·Khu vực tư nhân vươn lên thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế
- ·"Kỳ đà cản mũi" hợp tác khí hậu Mỹ
- ·Nhận nhà sau 9 năm cho thuê chủ nhà sững sờ với cảnh tượng bên trong
- ·Bí quyết phong thủy phòng ngủ cho đời sống vợ chồng viên mãn
- ·Tin bão số 3 mới nhất: Bão Sơn Tinh đang di chuyển rất nhanh vào Vịnh Bắc Bộ
- ·Bất động sản Đồng Nai thêm động lực tăng trưởng
- ·Bác sĩ Hoàng Công Lương: 'Bị cáo có tội đâu mà nhận'
- ·Tình trạng giảm phát của kinh tế Trung Quốc liệu có đáng lo ngại?
- ·Phát hiện 6 doanh nghiệp bán dự án 'ma' ở Bình Tân
- ·Những lỗi thiết kế nhà bếp ít người để ý
- ·Phát hiện 4 doanh nghiệp gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ
- ·Bộ trưởng Nội vụ nói về việc nhân tài Đà Nẵng ồ ạt xin nghỉ
- ·Vượt tiến độ đến hơn 3 tháng, Carillon 7 băng băng về đích
- ·Sửa quy hoạch đô thị Ciputra Dân tố nhiều lần điều chỉnh chui
- ·Chi 1.000 tỷ đồng cho việc sắm ô tô công: Bộ Tài chính lý giải
- ·Sắp khai trương, Movenpick Resort Cam Ranh ‘đốt nóng’ thị trường BĐS nghỉ dưỡng