【11bet vin】Sửa quy hoạch đô thị Ciputra Dân tố nhiều lần điều chỉnh chui
Nhiều lần điều chỉnh “chui”,ửaquyhoạchđôthịCiputraDântốnhiềulầnđiềuchỉ11bet vin dân ngã ngửa?
Liên quan đến đề xuất ‘xé’ quy hoạch khu đô thị đẳng cấp bậc nhất Thủ đô Ciputra, như VietNamNet đã thông tin, hiện nay hàng trăm hộ dân sống tại đây đang rất bất bình trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư.
Theo đó, tại một số ô đất chủ đầu tư đề nghị điều chỉnh quy hoạch theo hướng nâng lên đến 20 tầng, tăng mật độ xây dựng.
Theo cư dân khu đô thị Ciputra, từ việc xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch lần này, cư dân lại phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh quy hoạch nhiều ô đất mà không lấy ý kiến người dân. |
Không chấp nhận đề xuất trên, các hộ dân đã đồng loạt ký tên phản đối và gửi đơn tới Chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng các sở ban ngành đề nghị dừng việc điều chỉnh.
Người dân cho rằng, chủ đầu tư đã lừa dối người mua nhà khi biến một khu đô thị hiện đại “đáng sống” nhất thủ đô thành một khu toàn nhà chọc trời. Hơn nữa việc điều chỉnh quy hoạch này là vì lợi ích nhóm của nhà đầu tư không phải vì lợi ích của người dân.
Với việc người dân phản đối quyết liệt việc điều chỉnh quy hoạch theo phương án đề xuất, ngày 9/5/2019, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long đã phải gửi văn bản đến Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đề xuất giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô đất TM13.
Tại văn bản này, chủ đầu tư nêu rõ: “Đề xuất điều chỉnh quy hoạch của Chủ đầu tư đã không được cộng đồng dân cư ủng hộ nên để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, Chủ đầu tư đề nghị giữ nguyên chức năng sử dụng của ô đất TM13 là thương mãi hỗn hợp đã được phê duyệt quy hoạch...”.
Đây được coi là động thái tích cực của chủ đầu tư được nhiều cư dân đồng thuận. Tuy nhiên, cư dân tại Khu đô thị Ciputra cho rằng trong văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội chỉ đề cập tới ô đất TM-13 và việc giữ nguyên chức năng sử dụng đất còn các vấn đề về số lượng công trình, tầng cao của ô đất và các ô đất khác chủ đầu tư hoàn toàn không đề cập đến.
Điều đáng nói là từ việc xin ý kiến điều chỉnh quy hoạch lần này, cư dân lại phát lộ ra việc chủ đầu tư đã nhiều lần xin điều chỉnh quy hoạch nhiều ô đất mà không lấy ý kiến người dân và vẫn được cơ quan chức năng “hợp thức hoá”.
Người dân cho rằng, cư dân Ciputra là một phần chủ thể của quy hoạch nhưng không được lấy ý kiến về việc thay đổi quy hoạch tại nhiều ô đất. |
Theo văn bản 428 (ngày 23/1/2019) của Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội gửi UBND Thành phố về việc Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long đề nghị điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số ô đất thuộc Khu đô thị Ciputra giai đoạn 2 cho biết trước đó có nhiều ô đất đã được điều chỉnh đều theo hướng tăng mật độ dân số có ô đất tăng tới gần 5.000 người.
Cụ thể, trong năm 2016, 2 ô đất đã được điều chỉnh gồm: ô đất I.A.20 được điều chỉnh tăng 1.810 người; ô đất I.A.25 tăng 629 người. Lần điều chỉnh quy hoạch trong năm 2017 ô đất I.A.23 được điều chỉnh tăng 4.674 người so với quy hoạch trước đó.
Vấn đề người dân đặt ra là những lần điều chỉnh quy hoạch trên người dân không hề biết, hoàn toàn không được xin ý kiến.
“Nhiều ô đất tại khu đô thị đã điều chỉnh trong giai đoạn 2 rất nhiều nhưng không xin ý kiến cư dân. Cư dân Ciputra là một phần chủ thể của quy hoạch nhưng không hề nói gì với chúng tôi. Không xin ý kiến cộng đồng nhưng một loạt nhà ở đã đang được xây dựng. Bao nhiêu ô đất kia họ đã làm rồi có ai biết? Ai phản ánh không? Đây được coi là một trong những khu đô thị đáng sống nhất Hà Nội chúng tôi phản đối mọi việc điều chỉnh quy hoạch như vậy” - ông Đỗ Đức Du (nhà 15T6) bức xúc.
Sửa quy hoạch ăn chia lợi ích nhóm phải truy tận gốc
Việc cư dân “ngã ngửa” vì việc điều chỉnh quy hoạch tại khu đô thị không phải chuyện hiếm ở Hà Nội. Như tại khu Ngoại giao đoàn (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) làm chủ đầu tư ngay cạnh khu đô thị Ciputra, hơn một năm qua cư dân đã gửi đơn thư đến các cấp chính quyền liên quan đến việc điều chỉnh quy hoạch tại đây.
Khu đô thị Ngoại giao đoàn của Hancorp nổi tiếng là khu đô thị có mật độ xây dựng thấp một trong những khu đô thị đáng sống ở Thủ đô… ‘dính’ lùm xùm về việc điều chỉnh quy hoạch suốt hơn 1 năm nay. |
Ông Cao Xuân Tùng, Trưởng Ban Quản trị tòa N03T2 cho biết, trước đó, Hà Nội quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu Ngoại giao đoàn với việc thay đổi công năng, tăng mật độ xây dựng. Đây là khu đô thị được công bố là có mật độ xây dựng chỉ 30-33%, còn lại 70% là khu công viên cây xanh, hồ điều hòa. Tuy nhiên, giờ đây quy hoạch đã bị thay đổi kiểu nhồi chung cư, khu công cộng biến mất.
Cụ thể, một số lô đất trước đây được phê duyệt có chức năng công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng chỉ trên 20,5% thì nay tăng lên gấp đôi. Bên cạnh việc tăng mật độ xây dựng, một số ô đất có chức năng đất công cộng, dịch vụ với mật độ xây dựng 20,5%, tầng cao trung bình là 5 tầng thì nay được chuyển đổi sang mục đích sử dụng là đất dịch vụ thương mại văn phòng, nâng mật độ xây dựng lên 35% với tầng cao công trình gấp 3 lần. Những lô có chiều cao trung bình 7 tầng cũng được điều chỉnh lên 27 tầng, cộng thêm 3 tầng hầm… Đặc biệt, ô đất có chức năng xây dựng trạm biến thế điện, không được xây dựng tầng cao nhưng nay bị điều chỉnh thành đất công cộng với mật độ 40%, tầng cao trung bình 12 tầng cộng 2 tầng hầm.
Ông Tùng cho biết thêm, ngày 14/3 vừa qua đã diễn ra cuộc họp dưới sự chủ trì của ông Ngô Quý Tuấn - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc và đầy đủ các thành phần kể cả đại diện chính quyền quận Bắc Từ Liêm, chủ đầu tư Hancorp và đại diện cư dân.
“Cư dân tham gia cuộc họp đều có ý kiến đúng như đơn kiến nghị đã gửi tới lãnh đạo thành phố, trong đó đề nghị giữ nguyên quy hoạch cũ đã duyệt theo quyết định của UBND Thành phố từ năm 2010. Quá trình điều chỉnh quy hoạch không lấy ý kiến của cư dân sinh sống trong khu Ngoại giao đoàn vì thế bây giờ cần phải lấy lại ý kiến của cư dân”, ông Tùng cho hay.
“Việc điều chỉnh có lợi ích nhóm ăn chia đang băm nát quy hoạch và đang vô hiệu hoá quy hoạch của Thủ tướng đã ký. Chuyện đó phải truy đến tận gốc, tận ngọn để xử lý” – ông Phạm Gia Yên – Nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng. |
Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cũng ghi nhận các kiến nghị của cư dân. Sở yêu cầu chủ đầu tư Hancorp chủ trì phối hợp với đơn vị tư vấn, UBND phường Xuân Tảo rà soát, giải trình bằng văn bản gửi Sở Quy hoạch - Kiến trúc để báo cáo UBND Thành phố.
Trao đổi với PV VietNamNet về việc điều chỉnh quy hoạch tại các dự án, khu đô thị hiện nay, ông Phạm Gia Yên – Nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng cho rằng, điều chỉnh quy hoạch hiện nay có không ít vấn đề trong đó có việc ăn chia lợi ích nhóm.
“Việc điều chỉnh có lợi ích nhóm ăn chia đang băm nát quy hoạch và đang vô hiệu hoá quy hoạch của Thủ tướng đã ký. Chuyện đó phải truy đến tận gốc, tận ngọn để xử lý không thể để những cán bộ thực hiện quyền hành của mình mà làm những chuyện đó được” – vị Nguyên Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng đặt vấn đề.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý việc điều chỉnh quy hoạch các dự án đô thị Ngày 6/4 vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc phản ánh của báo chí liên quan đến phản đối của cộng đồng cư dân đối với điều chỉnh quy hoạch các dự án đô thị. Văn bản nêu, báo chí có phản ánh về hàng loạt dự án đô thị xin điều chỉnh quy hoạch gặp phải sự phản đối của cộng đồng cư dân, nhưng nhiều trường hợp vẫn được các cơ quan chức năng "hợp thức hóa". Mới đây, hơn 700 hộ dân Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hà Nội) do Vinaconex làm chủ đầu tư bức xúc kiến nghị đến các cơ quan chính quyền về việc Khu đô thị bị phá vỡ quy hoạch suốt 20 năm qua và chưa dừng lại. Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Xây dựng xử lý ý kiến nêu trên và các vấn đề tương tự trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình.
|
Hồng Khanh
Xôn xao đề xuất ‘xé’ quy hoạch khu đô thị đẳng cấp bậc nhất Thủ đô
Hàng trăm hộ dân sống tại Khu đô thị Ciputra (Khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội) đang rất bất bình trước đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư. Các hộ dân đã đồng loạt ký tên phản đối việc điều chỉnh này.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Báo Pháp: Triều Tiên tấn công hạt nhân Hàn Quốc là "tự sát chế độ"
- ·Hoàn thành gắn mã QR cho tên đường tại nội ô Thủ Dầu Một
- ·Thủ tướng chứng kiến doanh nghiệp Việt Nam, Hoa Kỳ trao văn kiện hợp tác nhiều tỷ USD
- ·Những tuyến đường kết nối Việt Nam
- ·Phú Quốc ngừng đón khách du lịch đến hết 30/7
- ·Các vết nứt vỏ hầm Hải Vân 1 có từ trước khi thi công mở rộng hầm Hải Vân 2
- ·Cần đầu tư nâng cấp nhiều tuyến đường dân sinh
- ·Tổ chuyên gia có thể bao gồm cả thành viên của bên mời thầu?
- ·Trải nghiệm thông minh, sản phẩm du lịch đặc thù xứ trà Thái Nguyên hút khách
- ·Những suy nghĩ từ một phiên tòa
- ·Cộng đồng quốc tế quyết tâm tiêu diệt IS trên mọi mặt trận
- ·Chú ý lối thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ
- ·Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu
- ·Doanh nghiệp “mất tích”, hàng chục bảo vệ có nguy cơ mất lương
- ·Hai miền Triều Tiên nhóm họp cấp cao trước nguy cơ chiến tranh
- ·Sớm áp dụng thu phí tự động không dừng trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh
- ·Việt Nam và Liên hợp quốc ký kết Kế hoạch Chiến lược chung trị giá 423 triệu USD
- ·FDI dồn vào dệt may nhằm tạo chuỗi khép kín
- ·Taliban xác nhận cựu thủ lĩnh Mullah Omar đã chết cách đây 2 năm
- ·Công thức nào cho thành công của đặc khu?