【lịch as roma】Thành phố Hà Nội đã thu hút khoảng 494,4 triệu USD vốn FDI từ Pháp
Ngày 15/4,ànhphốHàNộiđãthuhútkhoảngtriệuUSDvốnFDItừPhálịch as roma trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, lần thứ 12, thành phố Hà Nội đăng cai tổ chức Chương trình Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Pháp.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, lũy kế từ năm 1989 tới nay, thành phố Hà Nội đã thu hút khoảng 494,4 triệu USD vốn FDI từ Pháp. |
Phát biểu khai mạc Chương trình, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền khẳng định: Hợp tác giữa các địa phương (còn gọi là hợp tác phi tập trung) Việt Nam - Pháp được đặt nền móng từ năm 1989 với việc thành lập quan hệ đối tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France.
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996, tại thành phố Lille (Pháp). Hơn 30 năm qua, hình thức hợp tác này liên tục được củng cố, phát triển và đã trở thành kiểu mẫu cho quan hệ hữu nghị, truyền thống, hợp tác giữa các cấp địa phương của hai nước.
Thông tin về tình hình kinh tếxã hội của thành phố Hà Nội, trong quý I/2023, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết: Tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố (GRDP) tăng 5,8% (gấp 1,7 lần cả nước); các ngành dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp đều tăng; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 128 nghìn tỷ đồng, bằng 40% dự toán; chi ngân sách địa phương trên 16 nghìn tỷ đồng, đạt 15% dự toán.
Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) được kiểm soát; tổng vốn đầu tưphát triển tăng 8,6% (cùng kỳ 7,8%, cả nước 3,7%); Vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn đạt 1,678 tỷ USD (tăng 283% so với cùng kỳ);…
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp có sự tham gia của hơn 500 đại biểu. |
Về hợp tác đầu tư với Pháp, lũy kế từ năm 1989 tới nay, thành phố Hà Nội đã thu hút khoảng 494,4 triệu USD vốn FDI từ Pháp. Trong đó, năm 2022, thu hút khoảng 7,8 triệu USD vốn FDI và trong 3 tháng đầu năm 2023 thu hút thêm 0,92 triệu USD.
Một số dự ánlớn của Pháp tại Hà Nội như: dự án Cửa hàng Bán lẻ của Công ty TNHH Louis Vuitton Việt Nam; dự án Schneider Electric IT Việt Nam;…
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Pháp có sự tham gia của hơn 500 đại biểu đến từ các địa phương của Pháp, các tỉnh, thành phố của Việt Nam, các hội, hiệp hội doanh nghiệpvà các doanh nghiệp của hai quốc gia.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền tin rằng: Diễn đàn là cơ hội để kết nối chính quyền các Thành phố và các nhà đầu tư, doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Pháp.
Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp tìm hiểu và tham luận các nội dung thực tiễn triển khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, cùng thảo luận và đề xuất mong muốn kết nối, hỗ trợ thông tin hợp tác giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để mở rộng đầu tư.
Đồng thời, tạo cơ hội cho các bên có thể trao đổi các ý tưởng, sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác, đầu tư, góp phần thúc đẩy quan hệ “hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy”; củng cố và tăng cường mối quan hệ sẵn có, đồng thời, mở rộng các giao lưu, hợp tác giữa các đối tác mới của các địa phương Việt Nam và Pháp.
Phát biểu tại Chương trình, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery khẳng định sự phát triển tốt đẹp trong mối quan hệ Việt Nam - Pháp. Hai nước đã đưa mối quan hệ hợp tác vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.
Việt Nam và Pháp và đối tác chiến lược toàn diện trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế và du lịch. |
Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, lần thứ 12, là dịp cho Việt Nam và Pháp tìm ra các giải pháp xây dựng, phát triển đô thị thông minh, bảo tồn di sản... Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Pháp là điểm nhấn của Hội nghị lần thứ 12.
Ông Nicolas Warnery nhấn mạnh: “Đây là cơ hội để chúng tôi, thông qua một chuỗi các sự kiện, cho công chúng Việt Nam thấy được chiều sâu của mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam cũng như sự đa dạng trong quan hệ hợp tác song phương. Đại sứ quán Pháp hoàn toàn cam kết tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và mở đường cho việc làm sâu sắc thêm mối quan hệ của hai nước trong tất cả các lĩnh vực”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết: Diễn đàn là cơ hội để các doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi các vấn đề, tăng cường hợp tác các địa phương, thích ứng với các cuộc khủng hoảng kinh tế. Góp phần thúc đẩy hợp tác đa dạng trên các lĩnh vực chính như văn hóa, kinh tế, du lịch... là cầu nối giữa các doanh nghiệp địa phương với các đại diện doanh nghiệp của Pháp.
Thời gian qua, mặc dù có nhiều khó khăn trong và ngoài nước, nhưng Việt Nam vẫn thành công trong thực hiện mục tiêu kép đó là phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế xã hội, nhờ vào các chính sách và các chương trình của Chính phủ đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội. Chính vì vậy, Việt Nam luôn là điểm đến thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó, có các nhà đầu tư Pháp.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Pháp là điểm nhấn của Hội nghị lần thứ 12. |
Việt Nam và Pháp và đối tác chiến lược toàn diện trong các lĩnh vực thương mại, kinh tế và du lịch. Pháp là nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam trong kinh tế, thương mại. Pháp là một trong những nước cung cấp ODA sớm nhất và dẫn đầu châu Âu về vốn cam kết, với mức vốn trung bình tăng đều qua các năm và đạt con số hơn 100 triệu Euro/năm kể từ năm 2002. Hiện nay, mô hình hợp tác của Pháp đối với Việt Nam rất ổn định và có hiệu quả cao.
Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của ASEAN, khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Pháp là thành viên chủ chốt của liên minh châu Âu (EU). Việt Nam và Pháp đều là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ cũng như tham gia Hiệp định FTA Việt Nam - EU (EVFTA). Đây là những nền tảng, khuôn khổ pháp lý quan trọng để hai Bên mở rộng hợp tác, đầu tư với các nền kinh tế tiềm năng thuộc APAC, EU.
Việt Nam khuyến khích và ưu tiên thu hút FDI có chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm gắn với thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để đáp ứng và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, tài chính- ngân hàng, y tế, đào tạo nhân lực chất lượng cao, hạ tầng, y tế, dược phẩm và môi trường.
Hai nền kinh tế Việt Nam, Pháp có tính bổ trợ lẫn nhau và còn rất nhiều tiềm năng, dư địa hợp tác và phát triển trong tương lai, đồng thời, những lĩnh vực đã nêu ở trên đều là những lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Đào tạo báo chí phù hợp với chuyển đổi số
- ·Khung kế hoạch thời gian năm học 2024
- ·Thanh niên hỗ trợ tiêu thụ nông sản
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Chính phủ quyết định không tăng học phí năm học 2022
- ·Gần 200 đội viên tham gia hội thi nghi thức đội và liên hoan chỉ huy đội giỏi
- ·Sôi nổi các hoạt động Tháng thanh niên
- ·Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- ·Viettel Bình Phước trao 30 suất học bổng “Vì em hiếu học”
- ·Dự báo thời tiết ngày 14/8: Nắng oi nóng trở lại Bắc Bộ
- ·Học bơi an toàn, phòng chống đuối nước
- ·Không gây quá tải cho học sinh khi dạy học Ngoại ngữ ở lớp 1, 2
- ·Bình Phước: Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn thấp
- ·Facebook bị 'trục trặc kỹ thuật' nhưng không tiết lộ nguyên nhân
- ·Cô giáo tận tâm với nghề
- ·Bù Gia Mập: 2.856 điện thoại, máy tính hỗ trợ học sinh
- ·Tự hào nữ sinh dân tộc thiểu số
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·Tuyên dương 170 học sinh xuất sắc năm học 2022