【dự đoán siêu chính xác】Chủ tịch Quốc hội nêu bài toán khó trong phòng chống bạo lực gia đình
Uỷ ban Thường vụ cho ý kiến về dự ánLuật Phòng,ủtịchQuốchộinêubàitoánkhótrongphòngchốngbạolựcgiađìdự đoán siêu chính xác chống bạo lực gia đình (sửa đổi). |
Tiếp tục phiên họp thứ 10, chiều ngày 16/10, Ủy ban Thường vụ cho ý kiến về Dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Trình bày tờ trình dự án luật, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nêu rõ, bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định pháp luật hiện hành.
Dữ liệu thống kê, nghiên cứu về bạo lực gia đình do các cơ quan, tổ chức thực hiện cho thấy những bức tranh hết sức phức tạp, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ. Trong giai đoạn này, số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm: năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 19.274 vụ trong năm 2015 và 4.967 vụ trong năm 2021.
Trong khi đó, điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác/hoặc bạo lực tình dục.
Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Kết quả điều tra này cho thấy năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012). So với số liệu của cuộc Điều tra được thực hiện năm 2009 thì số vụ bạo lực gia đình ở Việt Nam còn tăng lên .
Việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành, theo Chính phủ là nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong tình hình mới.
Theo đó, nội dung Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) tập trung vào 3 nội dung chính: Các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Thẩm tra dự án luật, Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu bổ sung các quy định để có thể nhận diện các hành vi bạo lực gia đình mới phát sinh, hành vi bạo lực gia đình đối với một số nhóm đối tượng đặc thù như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người khuyết tật.
Tham gia thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói, việc Chính phủ trình Dự án luật Phòng chống bạo lực gia đình ngay đầu nhiệm kỳ mới thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với vấn đề văn hóa, xã hội rất quan trọng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
“Nhiều đồng chí nói có cả chiều ngược lại nữa. Khối ông chồng cũng bị bạo lực gia đình đấy”, Chủ tịch Quốc hội nói và cho rằng. chắc chắn dự án luật này sẽ nhận được sự quan tâm lớn của Quốc hội và cả xã hội.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Quốc hội thì dự thảo luật chưa bao quát hết các hành vi bạo lưc gia đình và cho rằng, cần nhận diện đầy đủ hơn hành vi này. Bởi nhiều khi bạo lực về tinh thần còn hơn bạo lực thể xác; phụ nữ, trẻ em còn bị bạo hành tinh thần nhiều.
Nhiều chuyên gia nói là ép buộc lựa chọn giới tính thai nhi cũng là hành vi bạo lực gia đình, báo chí viết về cái này nhiều lắm, Chủ tịch Quốc hội lấy ví dụ và góp ý cần nghiên cứu thêm về hành vi này.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, quy định nhận diện hành vi bạo lực của dự thảo “áp dụng với người đã ly hôn hoặc chung sống với nhau như vợ chồng” dường như chưa bao quát hết các trường hợp trong thực tiễn.
Dẫn trường hợp em bé ba tuổi bị người tình của mẹ bắn đinh vào đầu, Chủ tịch Quốc hội đặc biệt đề nghị cần rà soát chuyện bố dượng (hoặc người tình của mẹ) xâm hại, bạo hành con riêng của vợ, mẹ kế bạo hành con riêng của chồng, diễn ra rất nhức nhối.
"Lần sửa đổi này nhận diện và và khắc phục việc này thế nào? Khó lắm, tôi cũng chưa nghĩ ra, đề nghị “anh Hùng (Bộ trưởng Bộ Văn hoá, thế thao và du lịch - cơ quan soạn thảo) cùng các bộ thuộc khối tư pháp xem rà soát để nhận diện và có biện pháp để khắc phục vấn đề này", ông Huệ phát biểu.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu vấn đề bạo lực gia đình liên quan việc dạy và học tập của trẻ em trong thời gian gần đây đã xảy ra các sự việc đau lòng.
"Những kỳ vọng quá lớn của cha mẹ với con cái dẫn đến yêu cầu các cháu phải học đến 3 - 4 giờ sáng; mong muốn con cái cứ phải được điểm 10, phải đi theo nghề nghiệp cha mẹ, trở thành nềm hãnh diện của cha mẹ đã tạo ra áp lực, vượt quá năng lực, khả năng của trẻ em", ông Sơn nêu thực tế và đề nghị cần diễn đạt rõ hơn, khi trong dự thảo mới nêu không được tạo áp lực trong lao động, học tập.
Bộ trưởng Sơn cũng cho rằng, nếu như quy định trong điều 4 về hành vi bỏ rơi cha mẹ, người già không chăm sóc, bỏ rơi trẻ em thì cũng nên cân nhắc, xem xét với những hành vi như cha mẹ nhưng không thực hiện trách nhiệm dạy con hay trách nhiệm phối hợp với nhà trường có phải là bạo lực gia đình.
"Bên cạnh nuôi thì còn có dạy. nhưng lại bỏ không dạy và thứ nữa dạy thái quá thì cần xem là bạo lực với học sinh", ông Sơn góp ý và đề nghị cũng nên xem việc cưỡng ép trong lựa chọn, định hướng nghề nghiệp trái với nguyện vọng của trẻ em là bạo lực gia đình.
Sau khi tiếp tục hoàn thiện, dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Tỉnh Bến Tre: Đa dạng hoạt động xúc tiến tiêu thụ cho nông sản
- ·Sắp xếp lại nhà, đất của doanh nghiệp phải xin ý kiến địa phương
- ·Sắp xếp lại nhà, đất của doanh nghiệp phải xin ý kiến địa phương
- ·Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- ·Hành trình vượt hơn 300km bắt đối tượng cầm đầu đường dây đánh bạc hơn 56 tỷ
- ·Xuất khẩu cá tra năm 2022 dự kiến lập kỷ lục trên 2,4 tỷ USD
- ·Điều tra hàng loạt Trung tâm Đăng kiểm ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·ĐH Quốc gia TP.HCM áp dụng chuẩn ngoại ngữ mới từ năm học 2018
- ·Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơn
- ·Đắk Nông: Lộ trình tự chủ đơn vị sự nghiệp công còn chậm
- ·IMF tin tưởng KBNN có đủ năng lực hoàn thành chiến lược phát triển giai đoạn 2021
- ·Hà Nội bỏ một phần tường rào Công viên Thống Nhất để kết nối với phố đi bộ
- ·Đoạn ngập đường cao tốc Phan thiết – Dầu Giây, thiết kế có vấn đề
- ·Đồng Nai sớm ban hành kế hoạch bình ổn giá Tết Canh Tý 2020
- ·Xuất khẩu phân bón chính thức “chạm tay” tới con số 1 tỷ USD
- ·Xuất khẩu da giày sang các thị trường có FTA tăng trưởng mạnh
- ·Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- ·Miễn lệ phí môn bài: Giảm chi phí cho doanh nghiệp và người dân