【trận leed】Tăng giá dịch vụ y tế, đối tượng nào bị ảnh hưởng?
Trong đó quy định,ănggiádịchvụytếđốitượngnàobịảnhhưởtrận leed người bệnh vào viện điều trị từ trước ngày 20/8/2019 vẫn tiếp tục áp dụng mức giá dịch vụ cũ, giá mới áp dụng với người bệnh vào viện từ ngày 20/8/2019.
Điều chỉnh giá theo mức lương cơ sở mới
Theo quy định của 2 thông tư, giá khám bệnh BHYT tăng nhẹ tại tất cả các tuyến bệnh viện. Cụ thể: Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 38.700 đồng (tăng 1.700 đồng); bệnh viện hạng II: 34.500 đồng (tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng III: 30.500 đồng (tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã: 27.500 đồng (tăng 1.500 đồng).
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, dự kiến việc thực hiện mức giá KCB theo lương cơ sở 1.490.000 đồng sẽ tác động làm tăng CPI tháng 8 khoảng 0,2% đến 0,3%.
Đồng thời, một số dịch vụ khác ngoài phạm vi chi trả của BHYT cũng được điều chỉnh tăng, như: Giá dịch vụ khám cấp giấy chứng thương, giám định y khoa; khám sức khỏe toàn diện lao động, lái xe; khám sức khỏe định kỳ (không kể xét nghiệm, X-quang) là 160.000 đồng (tăng 15.000 đồng); giá khám sức khỏe toàn diện cho người đi xuất khẩu lao động là: 450.000 đồng (tăng 30.000 đồng).
Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), so với Thông tư 37/2018/TT-BYT và Thông tư 39/2018/TT-BYT thì không thay đổi cơ cấu giá dịch vụ KCB mà chỉ thay đổi mức lương cơ sở tính vào giá dịch vụ từ 1.390.000 đồng sang mức lương cơ sở 1.490.000 đồng.
Do vậy, mức giá điều chỉnh tăng bình quân như sau: giá khám bệnh, ngày giường tăng bình quân 4,4%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 1,1%.
Quỹ BHYT vẫn đảm bảo khả năng cân đối
Ông Liên cho biết, theo tính toán của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự kiến việc thực hiện mức giá KCB theo lương cơ sở 1.490.000 đồng sẽ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khoảng 0,2% đến 0,3%.
Về khả năng cân đối quỹ BHYT, từ số liệu đánh giá của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, ước tính khi điều chỉnh mức lương từ 1.390.000 đồng lên 1.490.000 đồng vẫn bảo đảm khả năng cân đối Quỹ BHYT.
Nói về tác động đến người dân, ông Liên cho hay, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng... thuộc diện được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100%, sẽ không bị ảnh hưởng.
Còn đối với người cận nghèo, tỷ lệ đồng chi trả là 5% (tỷ lệ điều chỉnh giá tăng bình quân 4,4% đối với ngày giường, 1,1% đối với các dịch vụ khác) nên mức độ tác động không đáng kể (tăng thêm 5% của 4,4% đối với ngày giường là 0,22%, tăng thêm 5% của 1,1% đối với các dịch vụ khác là 0,05%).
Các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí KCB BHYT thì có bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không nhiều (tăng thêm 20% của 4,4% đối với ngày giường là 0,88%, tăng thêm 5% của 1,1% đối với các dịch vụ khác là 0,2%).
Còn theo ông Trịnh Ngọc Hải - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, việc điều chỉnh giá KCB lần này không ảnh hưởng nhiều đến đối tượng có thẻ BHYT. Đặc biệt, với người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi KCB đúng tuyến, số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở.
Như vậy, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương 1.490.000 đồng, sẽ tạo điều kiện cho các trường hợp này được thanh toán chi phí KCB BHYT hơn khi thực hiện mức giá theo Thông tư 39/2018/TT-BYT (từ 8.340.000 đồng lên 8.940.000 đồng).
“Đối với các bệnh viện, việc điều chỉnh giá lần này vẫn chưa kết cấu chi phí quản lý theo lộ trình giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/NĐ-CP. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá cũng góp phần tăng nguồn thu cho các bệnh viện có nguồn kinh phí để trả lương theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng tăng từ ngày 1/7/2019” - ông Hải cho biết thêm.
Đức Việt
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Nội: thêm điểm bán hàng bình ổn giá giữa mùa dịch Covid
- ·Vì sao phụ nữ không nên uống nhiều cà phê
- ·Chết vì bất cẩn
- ·UNICEF: Số trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi tử vong đã giảm hơn một nửa
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 5 ca nhiễm Covid
- ·Tử vong do điện giật
- ·Tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong
- ·Sơn La cần tập trung mọi nguồn lực phòng chống tội phạm ma túy
- ·Bộ Công Thương chính thức áp dụng biện pháp chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester nhập khẩu
- ·Việt Nam sắp có Tháp Truyền hình thuộc loại cao nhất thế giới
- ·Tăng cường đổi mới sáng tạo là chìa khóa thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững ở Đông Á
- ·Ra quân hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét
- ·Nhọc nhằn nghề nạo vét cống
- ·Những chuyện “tế nhị”
- ·Trách nhiệm trước nhân dân
- ·Hoành tráng đường Hồ Chí Minh
- ·Huyện Đồng Phú với các giải pháp thực hiện BHYT toàn dân
- ·Xe khách mất thắng trên QL14, nhiều người thoát nạn
- ·Bất chấp đại dịch, hoạt động tập trung kinh tế vẫn diễn ra sôi động
- ·Cải tiến, sáng tạo để phục vụ Nhân dân tốt hơn