会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nhận định monchengladbach】Tiếng vọng 50 năm!

【nhận định monchengladbach】Tiếng vọng 50 năm

时间:2024-12-23 20:20:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:120次

Báo Cà Mau(CMO) Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 được đánh giá là bước ngoặt trọng đại đối với cách mạng miền Nam nói riêng và công cuộc thống nhất nước nhà nói chung. Từ cột mốc ấy, đế quốc Mỹ đã hiểu rằng “không thể chiến thắng được Việt Nam”, chế độ Việt Nam Cộng hoà lung lay dữ dội, sụp đổ từng mảng và cuối cùng là tháo chạy. Tuy nhiên, cái giá của chiến thắng không hề rẻ, mùa xuân năm ấy, biết bao người con ưu tú của đất nước này đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Chúng tôi xin gợi nhớ lại những tư liệu, hồi ức về đồng chí Chung Thành Châu, người cộng sản kiên trung đã hy sinh oanh liệt khi tiến công vào thị xã Cà Mau.

Nửa thế kỷ qua đi, lớp người còn nhớ về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 cũng ở lứa tuổi “xưa nay hiếm”. Trong quá trình tìm hiểu, tập hợp tư liệu về đồng chí Chung Thành Châu, có nhiều điều xúc động và như anh em làm nghề hay gọi là “cơ duyên”. Viết về lịch sử đã khó, viết về những người đã không còn lại càng khó khăn hơn. Vả lại, khi tra cứu các nguồn tư liệu còn lưu lại, chuyện nói về chú Sáu Toàn (bí danh của đồng chí Chung Thành Châu) cũng khá ít ỏi. Chúng tôi bắt đầu hành trình từ người anh đồng nghiệp thân thương - Nhà báo Chung Thanh Thuỷ, con trai chú Sáu Toàn. Được biết, khi cha mất, anh Thuỷ mới tròn 7 tuổi, lại ít khi được gặp cha, nên không nhớ gì.

Mang những băn khoăn đến hỏi Đại tá Lê Trung Tính (Tám Tính), nguyên cán bộ Tiểu đoàn U Minh 2 tấn công vào thị xã Cà Mau năm 1968, ông cho biết: “Chú tấn công đợt 1 thì bị thương, đợt 2 không tham gia, anh Sáu Toàn hy sinh trong đợt 2”, thật đáng tiếc. Rồi từ những dòng tư liệu lịch sử lưu lại: “Đồng chí Chung Thành Châu, một trong những người mở bến Cà Mau, thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Đoàn 962”, chúng tôi ngược lên Cần Thơ để gặp và hỏi thăm thêm thông tin từ Đại tá Khưu Ngọc Bảy, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 962, cũng từng là cấp dưới gắn bó nhiều năm với chú Sáu Toàn.

Sơ lược về thân thế của đồng chí Chung Thành Châu, bí danh Sáu Toàn. Ông sinh năm 1926, tại vùng nông thôn thuộc huyện Cái Nước. Năm 1944, tham gia cách mạng trong tổ chức Vệ quốc đoàn. Trong kháng chiến chống Pháp, ông kinh qua nhiều vị trí, trưởng thành từ hoạt động cơ sở, có nhiều đóng góp, là Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận tỉnh Cà Mau. Đến năm 1962, Khu uỷ Khu 9 chủ trương thành lập Đoàn 962, lúc này đồng chí Chung Thành Châu được chỉ định làm Đoàn phó Đoàn 962, kiêm Chính uỷ đơn vị HN75 (tiền thân của bến Cà Mau).

Từ tháng 4-9/1962, Khu uỷ quyết định lấy bến Vàm Lũng - Kiến Vàng (thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là nơi tập kết trọng điểm nhận vũ khí từ Bắc chuyển vào Nam. Để thực hiện nhiệm vụ, lúc này Ban Chỉ huy bến Cà Mau gồm Nguyễn Văn Phán (Tư Phán), Chỉ huy trưởng; Chung Thành Châu (Sáu Toàn), Chính uỷ; Phan Văn Nhờ, Chỉ huy phó - Tham mưu trưởng và Bông Văn Dĩa, Chỉ huy phó.

Bến Vàm Lũng - nơi đồng chí Chung Thành Châu có những đóng góp to lớn nay là di tích lịch sử quốc gia.

Chỉ trong vòng 2 tháng, các đồng chí của bến Cà Mau, mà nổi lên vai trò của đồng chí Sáu Toàn, đã làm công tác vận động hơn 800 hộ dân ở ven biển, cửa sông từ Nam Gành Hào cho đến tận Kinh 5, Khai Long di dời nhà cửa để mở bến.

Nói về việc này, Đại tá Khưu Ngọc Bảy cho biết: “Anh Sáu là người cách mạng “triệt để”, lúc nào cũng giữ được phong cách đơn giản, gần gũi và chuẩn mực. Bởi vậy khi làm công tác dân vận, anh Sáu có sức thuyết phục rất lớn”.

Chính uỷ Chung Thành Châu luôn là người chỉ huy mẫu mực, không ngại khó, ngại khổ, sẵn sàng đứng ở tuyến lửa để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sau sự kiện Vũng Rô (năm 1965), tuyến vận tải chiến lược trên biển (sau này ta gọi là đường Hồ Chí Minh trên biển) bị địch phát hiện, việc vận chuyển vô cùng khó khăn. Năm 1967, Tàu 69 do thuyền trưởng Nguyễn Hữu Phước phụ trách rời bến Vàm Lũng ra Bắc. Tàu ra khơi thì bị địch phát hiện vây đánh. Hoả lực địch tập trung mạnh, Tàu 69 vừa chiến đấu vừa lùi về bến Vàm Lũng. Phía bến Cà Mau, đồng chí Chung Thành Châu chỉ đạo đơn vị tiếp ứng, giải vây cho Tàu 69. Tàu 69 có 1 đồng chí hy sinh, 5 đồng chí bị thương, lúc này đồng chí Sáu Toàn được anh em đề nghị lui về ban chỉ huy, ông khẳng khái nói: “Vị trí của tôi bây giờ là ở đây”. Vậy là đồng chí cùng với anh em chiến đấu, quyết không cho tàu giặc phát hiện kho tàng, bến bãi.

Đồng chí Võ Văn Giảng (Hai Anh) có lời nhận xét hết sức cảm động về người chỉ huy: “Được sống, chiến đấu dưới sự lãnh đạo của một Chính uỷ như anh Sáu thật là hạnh phúc”. Còn đồng chí Huỳnh Xuân Lai (Ba Điệp), nguyên Chủ nhiệm Quân y bến Cà Mau, bộc bạch: “Anh Sáu không phải là nhà hùng biện, càng không phải là mẫu người chính trị uyên thâm. Anh Sáu lúc nào cũng nói chậm rãi, chân chất, gần gũi vô cùng”.

Một câu chuyện mà Đại tá Khưu Ngọc Bảy còn nhớ: “Hồi đó đơn vị có đồng chí Năm T, cán bộ trẻ, công tác rất tiến bộ nhưng sau đó bị kỷ luật vì vướng vào vấn đề sinh hoạt. Sau đó, Năm T “xuống sức” thấy rõ, có nhiều phát biểu bất mãn. Khi đồng chí Sáu Toàn mời lên làm việc, khuyên răn, Năm T đã chuyển biến rõ rệt". Chính Năm T chia sẻ với Đại tá Khưu Ngọc Bảy: “Không phải là tôi đề cao vai trò cá nhân, nhưng nếu không có anh Sáu thì tôi không biết mình có vượt qua được thử thách hay không”.

Cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với phong cách gần gũi đồng đội, đồng bào, đồng chí Chung Thành Châu trở thành hình mẫu cho đơn vị, cho đồng đội học tập, noi theo. Bất cứ vấn đề gì nảy sinh trong đơn vị, từ chuyện nhỏ đến lớn, đồng chí đều có mặt, kịp thời góp tiếng nói, ý kiến của mình để điều chỉnh. Như lời Đại tá Khưu Ngọc Bảy: “Anh Sáu sâu sát, không đao to búa lớn mà ân cần, chu đáo. Cái đó ngoài phong cách lãnh đạo, còn là những phẩm chất đáng quý của một cán bộ cách mạng có tâm, hiền lành”.

Suốt từ năm 1962 cho đến giai đoạn trước Tết Mậu Thân, bến Cà Mau dưới sự lãnh đạo của các đồng chí trong Ban Chỉ huy, trong đó có đồng chí Sáu Toàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao. Bến Cà Mau còn chiếm trọn niềm tin yêu của Nhân dân vùng Rạch Gốc - Tân Ân. Suốt những năm gian khó ấy, không một chiến sĩ nào lung lay ý chí, không một người dân nào phản bội. Bến Cà Mau là một trong những nơi tiếp nhận vũ khí để chuẩn bị cho trận đánh “trời long đất lở” Xuân Mậu Thân 1968 cho chiến trường miền Nam.

Khi đợt 1 Tết Mậu Thân nổ ra, Đoàn 962 được lệnh của Quân khu 9 điều động 2 đại đội tăng cường cho Tiểu đoàn 307 và Tiểu đoàn 309 để bao vây, đánh chiếm Cần Thơ. Đến đợt 2, Tiểu đoàn 307 và Đoàn 962 sáp nhập thành Trung đoàn 2 chiến đấu ở tuyến lửa lộ Vòng Cung, phụ trách khu vực Trà Nóc. Ngày 7/2/1968, Đoàn 962 được lệnh của Quân khu tổ chức thành lập một tiểu đoàn quân số gần 300 đồng chí phối thuộc với các lực lượng tiến đánh thị xã Cà Mau trong đợt 2. Cà Mau mời đồng chí Chung Thành Châu làm Phó Ban Chỉ đạo Thống nhất của đợt tấn công và phụ trách tiểu đoàn. Ngày 15/2/1968, tiểu đoàn hành quân về hướng Cà Mau.

Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/3/1968, các hướng đồng loạt nổ súng tiến công vào thị xã Cà Mau nhưng không chiếm được mục tiêu. Nhiệm vụ của tiểu đoàn do đồng chí Sáu Toàn phụ trách xuất phát từ hướng kinh Rạch Rập đánh chiếm tuyến lộ từ cầu Gành Hào vào đồn Thạnh Phú (tuyến Quốc lộ 1). Ngày 5/3, giặc phản kích điên cuồng từ các phía, đơn vị đánh trả và cơ động đến khu vực kinh Lễ Quyền thì chặn đứng được đợt phản kích của địch. Tiểu đoàn hy sinh 20 đồng chí, trong đó có đồng chí Chung Thành Châu. Theo những tài liệu còn lưu lại, đồng chí Sáu Toàn hy sinh lúc 11 giờ ngày 5/3/1968 ở đầu kinh Lễ Quyền, nay thuộc Phường 8, TP Cà Mau.

Năm 2011, đồng chí Chung Thành Châu được truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân và yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bạc Liêu (do trước đây là nơi yên nghỉ của các liệt sĩ tỉnh Minh Hải).

Nhớ về người chỉ huy cũ, Đại tá Khưu Ngọc Bảy tâm sự: “Chỉ tiếc rằng tôi không nhớ hết những đức tính cao đẹp, sự vĩ đại của anh Sáu, một người chỉ huy mẫu mực, sống và chết đều trọn lòng cho lý tưởng phụng sự cách mạng, phụng sự Nhân dân”.

Tiếng vọng 50 năm, quê hương Cà Mau sẽ không bao giờ quên những người con ưu tú đã xả thân vì độc lập, tự do. Xin dâng một nén nhang thành kính lên người anh hùng bất khuất, kiên trung và giản dị./.

Phạm Quốc Rin 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Khoác 'áo mới' cho món mắm truyền thống
  • Đà Nẵng: Năm 2023 là Năm khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng
  • Công ty Xây dựng số 1 (CC1) thuộc liên danh Vietur báo lỗ trong quý II/2023
  • Đức Long Gia Lai (DLG) nói gì về số nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản?
  • Bộ Y tế hướng dẫn mua thuốc phục vụ phòng chống Covid
  • 10 bộ National Costume cho Khánh Vân sai đề nghiêm trọng
  • Hình thể cực chuẩn của Lương Thùy Linh
  • Việt Nam luôn coi trọng, thúc đẩy quan hệ quan hệ hợp tác nhiều mặt với New Zealand
推荐内容
  • Giá xăng giảm 900 đồng, dầu giảm trên 1.000 đồng/lít
  • 'Mỹ nhân thiên hạ' Tiểu Vy pose dáng chất lừ với phong cách menswear
  • Hoàng Thùy hội ngộ hơn 70 thí sinh Hoa hậu Hoàn vũ trong dịp đặc biệt
  • Năm 2023, Hải Dương đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 9%
  • Kinh tế tập thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sản xuất hàng hóa
  • Chuyên gia HSBC dự báo về ngành lướt sóng, kem chống nắng và tác động đến môi trường biển