【kqbd chau au】Ngân hàng tăng cường “bán lẻ”
Xu hướng
Theânhàngtăngcườngbánlẻkqbd chau auo báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2017 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, kết quả lợi nhuận kinh doanh của các ngân hàng tăng mạnh, nhiều ngân hàng đã công bố số lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập thuận từ hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân do tín dụng đã tăng tương đối đều ngay từ những tháng đầu năm. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng 33,1% so với năm 2016, chiếm tới 79,1% tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh (năm 2016 là 76,4%).
Tuy nhiên, trong định hướng chiến lược, các ngân hàng đều bày tỏ quyết tâm phát triển mạnh mảng bán lẻ trong thời gian tới. Theo đó, ngân hàng bán lẻ là các dịch vụ ngân hàng hướng đến đối tượng khách hàng cá nhân, thay vì nhóm khách hàng DN. Các dịch vụ chủ yếu của ngân hàng bán lẻ là tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Với điều kiện và xu hướng phát triển hiện nay, mảng bán lẻ đang có nhiều động lực để phát triển.
Thực tế cho thấy, hiện nay các ngân hàng đều đang nỗ lực để phát triển công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng cũng như cải tiến, đổi mới dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiêu biểu là việc đẩy mạnh phát triển hệ thống Internet Banking, dịch vụ thanh toán qua di động, dịch vụ thẻ cùng các dịch vụ cho vay tiêu dùng, liên kết với các công ty bảo hiểm…
Theo đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), BIDV đang và sẽ triển khai một chiến lược toàn diện từ mở rộng quy mô mạng lưới giao dịch, chuyển dịch kênh phân phối hiện đại, phát triển nguồn nhân lực bán lẻ chuyên nghiệp, thân thiện, đồng thời tăng cường đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bán lẻ… nhằm không ngừng gia tăng trải nghiệm của khách hàng và củng cố giá trị cốt lõi “Khách hàng là trọng tâm cho mọi hoạt động ngân hàng bán lẻ của BIDV”.
Vì thế, trong năm 2017, BIDV đã cơ cấu lại nền khách hàng với điểm nhấn tăng trưởng khách hàng bán lẻ, DN nhỏ và vừa, DN nước ngoài và giảm dần tỷ trọng của khách hàng DN lớn. Số lượng khách hàng cá nhân đã đạt hơn 10 triệu khách, tăng 14% so với năm 2016. Khách hàng DN nhỏ và vừa tăng trưởng 14%, đạt khoảng 236.000 khách hàng, chiếm 98% tổng số khách hàng DN của BIDV. Giai đoạn 2013-2016, quy mô tín dụng bán lẻ của BIDV đạt mức tăng trưởng bình quân 50%/năm.
Tương tự, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), tỷ trọng tín dụng bán buôn/bán lẻ tương ứng là 59,2%/40,8%; trong khi năm 2016 cơ cấu là 66,9%/33,1%. Theo lãnh đạo Vietcombank, trong năm 2017, cơ cấu tín dụng của ngân hàng đã chuyển dịch theo đúng định hướng: Mở rộng tín dụng bán lẻ; giảm dư nợ bán buôn hiệu quả thấp; tăng tín dụng bán lẻ tại phòng giao dịch và cải thiện số lượng khách hàng bán buôn tín dụng mới.
Nhiều hỗ trợ
Trong năm 2017, với chủ trương hỗ trợ hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN, nên Chính phủ đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tạo điều kiện, giảm lãi suất cho vay. Vì thế, nguồn doanh thu từ tín dụng sẽ không còn nhiều kỳ vọng, nhất là khi rủi ro tín dụng dẫn tới nợ xấu luôn là nỗi lo của hệ thống ngân hàng. Do vậy, phát triển mảng bán lẻ nên là hướng đi tất yếu của hệ thống, hơn nữa, mảng bán lẻ đã và đang nhận được nhiều hỗ trợ phát triển từ thị trường cũng như các cơ quan quản lý.
Tiêu biểu nhất trong mảng bán lẻ là tín dụng tiêu dùng, năm 2017 và các năm trước, tín dụng tiêu dùng đã tăng mạnh. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tín dụng tiêu dùng năm 2017 ước tăng 65%, trong khi năm 2016 tăng 50,2%; giúp đưa tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng tăng từ 12,3% (2016) lên tới 18% (năm 2017). Nguyên nhân bởi người dân đang có nhu cầu vay vốn cao cho các mục đích mua, sửa chữa nhà cửa, mua phương tiện đi lại… Vì thế, dự báo trong thời gian tới, tín dụng tiêu dùng vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng cao, là một trong những mảng hoạt động tiềm năng và chiến lược của các tổ chức tín dụng.
Ngoài ra, để khai thác mạnh hơn mảng bán lẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử đã ngày càng được nâng cấp, hoạt động thanh toán thẻ - thanh toán không dùng tiền mặt được Chính phủ xây dựng thành đề án để tăng tỷ trọng, giúp các tổ chức tín dụng có thêm cơ hội và điều kiện để phát triển. Cùng với đó, các sản phẩm tài chính liên kết (dịch vụ ngân hàng kết hợp với bảo hiểm, chứng khoán, vàng) được triển khai ngày càng nhiều.
Theo các chuyên gia, ngành ngân hàng có thể tăng trưởng gấp đôi trong 5 năm tới, chìa khóa cho tăng trưởng này chính là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Thị trường Việt Nam đang có đủ tiềm lực, tiền đề cũng như cơ hội để phát triển mảng bán lẻ, nên không chỉ các ngân hàng trong nước, mà các công ty tài chính, tổ chức tín dụng nước ngoài cũng sẽ vào cuộc, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt. Do đó, sự phát triển bền vững, tìm ra hướng đi phù hợp, tìm đúng phân khúc khách hàng… sẽ là nhiệm vụ để lãnh đạo các tổ chức tín dụng và cả hệ thống cùng thực hiện.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Giá vàng hôm nay (27
- ·Cơ hội giao thương, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp khai khoáng, xây dựng
- ·Giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ
- ·Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc
- ·Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc thọ và tặng quà tết tại huyện Cần Giuộc
- ·Triển khai Nghị quyết 02/NQ
- ·Đã triển khai đồng bộ các giải pháp thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
- ·[Infographics] Những đóng góp của Việt Nam tại HĐBA Liên hợp quốc
- ·Kích thước cửa chính bạn cần biết
- ·Kho bạc Nhà nước Hậu Giang ký giao ước thi đua hoàn thành các mục tiêu trong năm 2022
- ·Giá vàng hôm nay 17/11: USD “bốc hơi” dữ dội, vàng tăng mạnh
- ·Kết quả kiểm tra việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng
- ·Tìm kiếm Gương mặt đại diện sinh viên Học viện Tài chính năm 2022
- ·Đề xuất tăng mức xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đường bộ
- ·Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây
- ·Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD
- ·Giá cà phê xuất khẩu đồng loạt lao dốc sau chuỗi tăng nóng
- ·Thu phí cảng biển: Tái đầu tư, phát triển hạ tầng
- ·Tôi thành kẻ thứ ba của tình cũ
- ·Bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu để kiểm soát lạm phát ngay từ tháng đầu năm