【soi kèo cúp fa đêm nay】Nhà bên kia sông
Con lộ lớn nằm ven sông chạy dọc theo địa phận khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời nối liền thị trấn về hướng TP Cà Mau. Mỗi ngày, hàng ngàn lượt xe tải, xe ô-tô trọng tải lớn có, nhỏ có, rồi xe gắn máy vận chuyển hàng hoá, hành khách qua con đường này tấp nập. Nhiều người dân sống ven hai bên lộ cũng khá giả lên nhờ vào công việc buôn bán phục vụ cho nhu cầu khách qua đường. Nhà cửa mọc lên san sát, những đứa trẻ ở đây giờ cũng có nhiều bạn bè hàng xóm hơn trước, sáng sớm là gọi nhau í ới đi học, chiều về lại tụ tập học nhóm hay chạy xe đạp sang nhà chúng bạn chơi…
Con lộ lớn nằm ven sông chạy dọc theo địa phận khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời nối liền thị trấn về hướng TP Cà Mau. Mỗi ngày, hàng ngàn lượt xe tải, xe ô-tô trọng tải lớn có, nhỏ có, rồi xe gắn máy vận chuyển hàng hoá, hành khách qua con đường này tấp nập. Nhiều người dân sống ven hai bên lộ cũng khá giả lên nhờ vào công việc buôn bán phục vụ cho nhu cầu khách qua đường. Nhà cửa mọc lên san sát, những đứa trẻ ở đây giờ cũng có nhiều bạn bè hàng xóm hơn trước, sáng sớm là gọi nhau í ới đi học, chiều về lại tụ tập học nhóm hay chạy xe đạp sang nhà chúng bạn chơi…
Cách một con sông nhỏ nhưng bên kia sông nhà cửa thưa thớt, đìu hiu, bao bọc xung quanh nhà người dân là những bụi dừa nước mọc um tùm. Do không có lộ xi-măng và cầu bắc qua sông nên người dân sinh sống bên kia sông dùng những chiếc xuồng nhỏ hay phà tự chế để qua lại hằng ngày. Nhiều hộ dân nơi đây có cuộc sống khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau: không có đất sản xuất, không có việc làm ổn định, không có vốn sản xuất, do con đông, do mất sức lao động… Trong xóm này, có gia đình anh Nguyễn Út Anh nghèo do hội đủ các lý do trên.
Gia đình anh Nguyễn Út Anh vừa được chính quyền địa phương xét xây dựng căn nhà vì người nghèo. |
Mặc dù chỉ mới ngoài 30 nhưng chị Nguyễn Thị Tân (vợ Út Anh) trông già hơn nhiều so với tuổi. Dáng chị khắc khổ, xanh xao, tiều tuỵ vì bệnh tật và mưu sinh. Mang trong người bệnh suy tim, vậy mà gần sáu năm nay, dù nắng hay mưa, từ sáng sớm, ngày nào chị cũng phải rong ruổi khắp nơi để bán vé số. Công việc mang lại nguồn thu nhập duy nhất để nuôi sáu miệng ăn trong gia đình. Mùa nắng tuy vất vả nhưng vẫn bán được, còn mùa mưa, buôn bán ế ẩm, lâu lâu chị Tân lại lên cơn mệt tim, ngất xỉu ngay trên đường.
Anh Út Anh cũng không khá hơn vợ. Do trước đây phải đi làm mướn, lao động nặng đủ nghề, từ bóc vác, đào đất mướn đến ngư phủ ở cửa biển Sông Ðốc, khi ốm đau thuốc thang không đủ nên sức khoẻ anh ngày càng suy yếu, phát sinh nhiều chứng bệnh, nặng nhất là căn bệnh thoái hoá cột sống, khô thận, tăng huyết áp. Vì vậy, anh Út Anh giờ không thể làm thuê, làm mướn được nữa, phải theo vợ đi bán vé số.
Ðến nhà chị Tân, ấn tượng đầu tiên của tôi là cảnh bốn đứa con nhỏ nheo nhóc, gầy còm, đầu tóc rối bời, da dẻ sần sùi, dường như lâu ngày không được tắm gội. Trong bộ quần áo lấm lem sình, mấy đứa nhỏ đang ngồi trước thềm nhà đợi cha mẹ đi bán vé số về. Hay đúng hơn, chúng đang đợi xem hôm nay cha mẹ có mua được thức ăn gì mang về cho chúng không. Bởi, ăn cơm chan nước mắm đã trở nên bình thường, còn những bữa cơm với thịt với cá mới là chuyện hiếm hoi đối với gia đình này.
Nguyễn Quang Minh, con trai đầu lòng của chị Tân năm nay 15 tuổi nhưng chỉ cao bằng đứa trẻ lên mười. Không như những đứa trẻ cùng trang lứa đang tuổi dậy thì hoạt bát và nhanh nhẹn, ngược lại Minh trầm tính, ít nói. Do nhà nghèo nên em phải nghỉ học từ năm lớp 3. Công việc hằng ngày của Minh là thay cha mẹ ở nhà chăm sóc ba đứa em: Nhật Linh chín tuổi, Cẩm Linh tám tuổi và Út Linh bốn tuổi.
Mỗi ngày, khi cha mẹ rời nhà đi bán vé số từ lúc còn tờ mờ sáng, Minh cùng thức, công việc đầu tiên của em là qua nhà người bác ở cách đó khoảng 50 m xách nước về cho cả gia đình xài trong ngày. Nước xách về chủ yếu để nấu ăn và nấu nước uống. Còn chuyện tắm giặt của cả gia đình là dùng nước mặn ở dưới vuông tôm nằm phía sau nhà. Cứ chiều đến là Minh dẫn mấy đứa em xuống vuông tôm, tắm gội lần lượt cho từng đứa rồi xả lại qua loa bằng nước em xách lúc sáng.
Nhật Linh và Cẩm Linh năm nay vào lớp 1, mặc dù đi học trễ hết một năm so với tuổi nhưng từ đầu năm học đến giờ đã không biết mấy lần hai vợ chồng chị Tân tính cho hai con nghỉ học do không có tiền mua sách vở, quần áo. Nhà trường đã đến động viên, tặng sách vở và miễn tất cả các khoảng đóng góp trong năm học nên anh em Linh mới được tiếp tục đến trường.
Vốn đã thiệt thòi nhưng khi hai đứa em đi học, anh Hai Minh ở nhà phải nhường cho em nhiều thứ hơn trước. Chẳng hạn như, Nhật Linh và Cẩm Linh đi học nên được ưu tiên mang dép, Minh ở nhà thì đi chân đất. Khi nào mẹ sai đi đâu, Minh phải mượn dép của cha mình mang. Rồi chuyện ăn sáng cũng vậy, hai đứa đi học được ưu tiên ăn sáng vì nhà xa, học hành vất vả. Minh và Út Linh nhịn ăn sáng với lý do suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà, ít vận động nên ít đói. Tuy thiệt thòi nhưng Minh không hề trách móc cha mẹ hay đòi hỏi gì thêm cho mình, ngược lại em cảm thấy được an ủi khi hai em mình được cắp sách đến trường. “Em mong cho các em được đi học, cha mẹ khoẻ mạnh. Sau này em lớn lên sẽ cố gắng làm phụ giúp cho gia đình”, Quang Minh chia sẻ. Nhật Linh thì bảo: “Con chỉ muốn đi học để biết chữ. Con thích đi học vì được gặp bạn bè, thầy cô”.
Thấy hoàn cảnh gia đình anh chị Tân quá khó khăn nên chính quyền địa phương xét cho gia đình chị căn nhà vì người nghèo trị giá 40 triệu đồng, Ðoàn Thanh niên thị trấn Trần Văn Thời tặng cho gia đình chiếc xuồng để hằng ngày qua sông được dễ dàng. Tuy đã có mái nhà che mưa che nắng nhưng bên trong trống hoác, ngoài mấy cái xoong, cái nồi nấu cơm, vật dụng gia đình nghèo này không còn gì đáng giá.
Ông Mai Thanh Dũng, Phó trưởng khóm 8, thị trấn Trần Văn Thời, nhìn nhận: “Gia đình của chú Út Anh không đất sản xuất, không vốn làm ăn lại con đông. Chú thím cũng đã cố gắng làm lụng vất vả từ sáng đến tối mới được gần gũi, chăm sóc con cái nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn lắm”. Bà Ðào Thị Chúc, là hàng xóm gia đình chị Tân, cho biết: “Có hôm hai vợ chồng đi bán vé số, thằng con út ở nhà bị bệnh phải gởi sang đây nhờ tôi giữ giùm. Nhiều bữa trời mưa bán không được vé số, không có tiền mua gạo, tôi phải cho đồ ăn, mì gói để tụi nhỏ không bị đói”.
Ngày ngày, vợ chồng chị Tân vẫn tiếp tục rong ruổi khắp nơi bán vé số. Ở nhà, người anh trai lớn Quang Minh lại bắt đầu những công việc của mình: xách nước, nấu cơm, tắm rửa cho em, dọn dẹp nhà cửa. Công việc sáu năm nay cứ lặp đi lặp lại nhưng em chưa bao giờ hỏi vì sao lại như vậy. Ngày hôm nay, em mong cha mẹ bán hết vé số về sớm, giữ em để Minh đi câu, mong bắt được vài con cá nhỏ kho khô, món mà ba đứa em Minh thích nhất. Còn ngày mai, mai nữa, Minh mơ ước nhà mình có cây nước để em không còn kiệt sức đi xách xa…
Bài và ảnh: Kiều Oanh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nguyên nhân khiến điện thoại hao pin nhanh khi dùng 4G ở Việt Nam
- ·Tuyển Việt Nam nhận tin cực buồn từ FIFA
- ·Hơn 36.000 tỷ đồng thuế xuất nhập khẩu nộp qua ngân hàng
- ·Đổi vị cho cả nhà với món nộm tôm bưởi
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Nhà máy nước trăm tỷ ở Gia Lai bị cưỡng chế, kê biên
- ·Siêu kinh điển Real Madrid vs Barca, trận đấu siêu lợi nhuận
- ·Mát trời đãi cả nhà món thịt bò kho sả
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Công nhân thi hát hay và nét đẹp gia đình
- ·Cử tri kiến nghị mở rộng quốc lộ, Bộ GTVT chưa bố trí được vốn
- ·Trách nhiệm của UBND tỉnh về quản lý và bảo vệ di sản
- ·Thuế Phú Thọ: Phấn đấu thu ngân sách vượt dự toán năm 2015
- ·Nhớ khói
- ·Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
- ·VFF yêu cầu các trọng tài không dựa dẫm vào VAR
- ·MU thua ngược Chelsea, sai lầm của Erik ten Hag
- ·Phát hiện vụ vận chuyển súng nguy hiểm qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Kết quả bóng đá Al Hilal 2