【kêt qua anh】Tăng thuế suất thuế xuất khẩu sắn lát và cồn ethanol
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi một số bộ,ăngthuếsuấtthuếxuấtkhẩusắnlátvàcồkêt qua anh ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp để có thêm cơ sở xây dựng phương án điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát và cồn ethanol.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhận được Thông báo số 19/TB-VPCP ngày 26/1/2015 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về cơ chế giá đối với xăng E5, trong đó có nội dung giao Bộ Tài chính “Điều chỉnh thuế xuất khẩu cồn ethanol và sắn lát nguyên liệu theo hướng khuyến khích sử dụng trong nước, góp phần bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học”.
Nguyên liệu sắn có hạn, sản xuất ethanol cầm chừng
Cơ sở để điều chỉnh thuế, Bộ Tài chính cho biết, theo thông tin từ Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam, nguồn nguyên liệu sắn của Việt Nam với tổng diện tích canh tác khoảng 450 nghìn ha, hàng năm sản lượng thu được khoảng 9,5 triệu tấn củ tươi.
Trong số này khoảng 4 triệu tấn củ tươi đáp ứng cho các nhà máy sản xuất tinh bột. Số còn lại được chế biến thành sắn lát khô đạt khoảng 2,3 đến 2,5 triệu tấn sắn khô/năm.
Tổng số sắn khô hàng năm ở Việt Nam khoảng 3 triệu tấn được sử dụng vào thức ăn gia súc, xuất khẩu sang Trung Quốc và nguyên liệu cho sản xuất cồn.
Đưa nguyên liệu sắn lát vào dây chuyền sản xuất Bio-ethanol. Ảnh: baoquangngai.vn |
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng sắn năm 2013 là 539.677 tấn, tương đương 115,120 triệu USD; năm 2014 là 1.041.513 tấn, tương đương 158,354 triệu USD.
Xuất khẩu mặt hàng này năm 2013 là 1.557.858 tấn, tương đương 385,725 triệu USD; năm 2014 là 1.901.346 tấn tương đương 394,175 triệu USD. Giá xuất khẩu sắn lát năm 2013 là 247,6 USD/tấn, năm 2014 là 207,3 USD/tấn.
Theo thông tin từ một số doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu sắn thì giá thu mua vào khoảng 4.300 đồng/kg (bao gồm cả chi phí bốc xếp, khử trùng, cảng, chưa kể chi phí lãi vay, hao hụt) tương đương 4,3 triệu đ/tấn. Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan cung cấp về kim ngạch xuất khẩu thì giá xuất khẩu sắn lát trung bình 2 năm 2013, 2014 là khoảng 227,5 USD/tấn, tương đương khoảng 4.867.570 đ/tấn (tính theo tỷ giá 1 USD = 21.400 VND).
Tính đến tháng 12/2013, ở Việt Nam đã có các nhà máy Ethanol với công suất lớn như sau: Nhà máy cồn Đồng Xanh (Quảng Nam): 120 triệu lít/năm; Nhà máy cồn Tùng Lâm (Đồng Nai): 72 triệu lít/năm; Nhà máy cồn Bình Phước (Bình Phước): 100 triệu lít/năm; Nhà máy cồn Dung Quất (Quảng Ngãi): 100 triệu lít/năm; Nhà máy cồn Đắc Tô (Kon Tum): 72 triệu lít/năm; Nhà máy cồn Đắc Nông (Đắk nông): 45 triệu lít/năm; Nhà máy cồn Phú Thọ: 100 triệu lít/năm đang xây dựng).
Đối với mặt hàng tinh bột sắn và sản phẩm từ tinh bột sắn, kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn năm 2013 là 1.548.992 tấn, tương đương 706,156 triệu USD; năm 2014 là 1.744.490 tấn, tương đương 738,574 triệu USD.
Riêng sản phẩm từ tinh bột sắn (gồm sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự nhóm 1903), năm 2013, năm 2014 không có kim ngạch xuất khẩu.
Còn cồn Etilich nồng độ trên 99% tính theo thể tích (ethanol), sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ sắn. Hiện hầu hết các nhà máy có công suất lớn mới xây dựng đều sử dụng sắn (khô hoặc tươi) làm nguyên liệu để sản xuất, các nhà máy nhỏ sử dụng đa dạng nguyên liệu: sắn, gạo, mật rỉ đường để sản xuất.
Nếu các nhà máy hoạt động hết công suất để sản xuất cồn nhiên liệu thì tổng công suất sản xuất cồn nhiên liệu đạt khoảng 500 triệu lít, có thể pha được khoảng 10.000 triệu lít xăng E5 hoặc khoảng 5.000 triệu lít xăng E10. Nhưng thực tế hiện nay, khi mà nguồn nguyên liệu không ổn định và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên các nhà máy phải hoạt động cầm chừng.
Còn theo thông tin từ Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam thì ngành sản xuất ethanol đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó giá nguyên liệu quá cao do phải cạnh tranh với sắn xuất khẩu sang Trung Quốc. Có thể nói 100% các nhà máy cồn bao gồm cả cồn nhiên liệu và cồn thực phẩm đều phải mua nguyên liệu với giá cao.
Với các nhà máy mới xây dựng sau năm 2007, hầu hết đều sử dụng sắn khô làm nguyên liệu chính, ở thời điểm lập dự án đầu tư (2007), giá sắn khô ở Việt Nam mới khoảng trên dưới 120 USD/tấn FOB cảng Việt Nam, đến 2013 giá sắn đã lên đến 250 USD/tấn. Trong khi giá cồn thế giới tăng chậm (từ 550 USD/tấn năm 2007 đến năm 2013 là 800 USD/tấn). Giá nguyên liệu tăng cao, chủ yếu do nhu cầu về sắn lát của Trung Quốc quá lớn, trong khi sản lượng sắn Việt Nam chỉ có hạn.
Mặt hàng cồn Etilich nồng độ trên 99% tính theo thể tích (ethanol) năm 2013 nhập khẩu 28 tấn, tương đương 138 nghìn USD và không có kim ngạch xuất khẩu. Năm 2014, kim ngạch nhập khẩu là 11 tấn, tương đương 35 nghìn USD, xuất khẩu đạt 195 tấn, tương đương 200 nghìn USD.
Tăng thuế doanh nghiệp vẫn có lãi
Cũng theo Bộ Tài chính, khung thuế suất thuế xuất khẩu của mặt hàng sắn lát và cồn ethanol là 0-10%, tuy nhiên biểu thuế xuất khẩu áp dụng hiện tại cho các mặt hàng này đang là 0%.
Do đó Bộ Tài chính dự kiến, đối với mặt hàng sắn lát, với giá thu mua sắn là 4,3 triệu đ/tấn, giá xuất khẩu sắn lát khoảng 4.847.570 đ/tấn (227,5 USD/tấn), thuế xuất khẩu sắn lát là 0% thì doanh nghiệp xuất khẩu được lãi 567.570 đ/tấn.
Hiện nay, ngành sản xuất ethanol đang gặp khó khăn do giá nguyên liệu cao, giá nguyên liệu thu mua trong nước cao do phải cạnh tranh với giá xuất khẩu sắn sang Trung Quốc.
Vì vậy, Bộ Tài chính tính toán, nếu điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát từ 0% lên 3% thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm khoản thuế xuất khẩu là 146.027 đ/tấn (3% x 4.847.570 đ) thì giá xuất khẩu (trừ đi thuế xuất khẩu) là 4.721.543 đ/tấn, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có lãi so với giá thu mua sắn trong nước (4.300.000 đ/tấn) là 421.543,4 đ/tấn.
Nếu điều chỉnh tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát từ 0% lên 5% thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu thêm khoản thuế xuất khẩu là 243.380 đ/tấn (5% x 4.847.570 đ) thì giá xuất khẩu (trừ thuế xuất khẩu) là 4.624.190 đ/tấn. Như vậy doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có lãi, cụ thể lãi so với giá thu mua sắn trong nước (4.300.000 đ/tấn) là 324.192 đ/tấn.
Theo đó, để đảm bảo nhu cầu về nguồn nguyên liệu sắn cho sản xuất ethanol, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu mặt hàng sắn lát (nhóm 0714) từ 0% lên 5%.
Đối với mặt hàng ethanol, Bộ Tài chính dự kiến điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng này từ 0% lên 3%, do mặt hàng này được chế biến sâu hơn so với mặt hàng sắn lát, đảm bảo nguyên tắc quy định thuế suất thuế xuất khẩu đối với nguyên liệu cao hơn so với sản phẩm được chế biến sâu hơn.
Việc điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu sắn lát (nhóm 0714) lên 5% và thuế xuất khẩu ethanol (nhóm 2207) lên 3% đảm bảo phù hợp với quy định về khung thuế suất thuế xuất khẩu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Hoàng Lâm
(责任编辑:La liga)
- ·Nhiều chính sách, văn bản mới đáng chú ý có hiệu lực từ ngày 1/7/2021
- ·Vietnam Airlines được APEX vinh danh 'Hãng hàng không 5 sao xuất sắc'
- ·Đại biểu Quốc hội đề xuất lùi thời gian đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
- ·Giá xăng dầu dự báo tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày mai?
- ·Tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 được dự báo lên mức 7,5%
- ·Có được nộp tiền tại cây ATM khác ngân hàng?
- ·Giá cà phê hôm nay 21/11: Trong nước quay đầu giảm, thế giới tăng mạnh
- ·Có được nộp tiền tại cây ATM khác ngân hàng?
- ·Bộ Y tế hướng dẫn mua thuốc phục vụ phòng chống Covid
- ·Điều kỳ diệu ở làng Koh Ke và biểu tượng cầu nối hữu nghị Việt Nam – Campuchia
- ·Xử phạt vi phạm trong quá trình đăng kiểm phương tiện
- ·Vietnam Airlines được APEX vinh danh 'Hãng hàng không 5 sao xuất sắc'
- ·Giá vàng hôm nay 24/11: Trong nước và thế giới tiếp tục tăng
- ·MSB lọt Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính 2 năm liên tiếp
- ·Nguy cơ cao xảy ra tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn ở khu vực Trung Bộ
- ·Hiệu lực của thẻ ATM có ý nghĩa gì?
- ·Giá vé máy bay Tết cao ngất, nhiều gia đình thuê xe tự lái về quê
- ·Giả shipper bảo 'gửi hàng ở chỗ cũ', lừa người mua chuyển khoản
- ·Tin tức kinh doanh 24h mới nhất, nóng nhất ngày 31/3/2020
- ·Giả shipper bảo 'gửi hàng ở chỗ cũ', lừa người mua chuyển khoản