【kqbd inter milan】Hà Tĩnh xử lý hàng loạt vụ vi phạm môi trường trong 8 tháng đầu năm 2024
TheàTĩnhxửlýhàngloạtvụviphạmmôitrườngtrongthángđầunăkqbd inter milano đó, các vi phạm chủ yếu liên quan đến xả thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất, chăn nuôi và đánh bắt hải sản theo hình thức tận diệt. Riêng trong tháng 8/2024, 10 vụ vi phạm môi trường đã được phát hiện, 7 vụ bị xử lý với tổng tiền phạt trên 82 triệu đồng.
Điển hình, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định xử phạt hành chính 285 triệu đồng đối với trang trại chăn nuôi lợn của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát, do ông Phan Công Vũ làm chủ.
Trang trại lợn xả thải gây ô nhiễm môi trường, khiến người dân bức xúc. Ảnh: tienphong.vn
Cụ thể, trang trại bị phạt 160 triệu đồng vì không có giấy phép môi trường và thêm 125 triệu đồng vì gây ô nhiễm nguồn nước mặt với mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật hơn 10 lần. Ngoài mức phạt tiền, trang trại này còn bị đình chỉ hoạt động trong 9 tháng và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm trong 60 ngày. Chủ trang trại cũng phải chi trả kinh phí phân tích mẫu nước theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Trang trại lợn của ông Phan Công Vũ bắt đầu hoạt động từ năm 2014 và nhiều lần bị người dân phản ánh về tình trạng xả thải gây ô nhiễm. Chất thải chăn nuôi từ trang trại thường xuyên chảy ra suối Cơn Chay, khiến nguồn nước bị ô nhiễm với hàm lượng chất gây ô nhiễm có thông số môi trường thông thường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật 10 lần trở lên theo quy định. Ngoài ra, mùi hôi thối từ trại lợn đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân xung quanh.
Cũng thời điểm này, huyện Kỳ Anh đang đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt đối với trang trại chăn nuôi tổng hợp VACR tại vùng đập Cây Rễ, xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh do ông Trần Hữu Cần, trú tại phường Nguyễn Du, thành phố Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trang trại này có các hành vi vi phạm gồm: Lắp đặt đường ống nhựa PVC để thải chất thải chăn nuôi có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường và xử lý xác lợn con thải loại không đúng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt; vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vào môi trường. Cụ thể, tổng Coliform vượt 163,33 lần; tổng N vượt 23,73 lần; nhu cầu oxy sinh học (BOD5) vượt 24,25 lần; nhu cầu oxy hoá học (COD) vượt 13,15 lần và tổng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 6,26 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc (QCVN) gia về nước thải chăn nuôi.
Với các hành vi vi phạm này, trang trại chăn nuôi của ông Trần Hữu Cần bị đề nghị xử phạt hành chính số tiền 252,5 triệu đồng, buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn trong thời hạn 60 ngày.
Trước tình trạng vi phạm môi trường lan rộng, tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các trang trại vi phạm. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã ra quyết định xử phạt 15 tổ chức, cá nhân vi phạm, trong đó có 6 trang trại chăn nuôi lợn bị xử lý.
Điển hình là Công ty CP Đầu tư Phát triển Công thương miền Trung tại Cẩm Xuyên, bị xử phạt 71 triệu đồng; bà Nguyễn Thị Nghĩa, chủ trang trại lợn tại Nghi Xuân bị phạt 50 triệu đồng. Đặc biệt, dự án trang trại chăn nuôi bò sữa cao sản Bắc Hà tại Đức Thọ của Công ty TNHH Khánh Giang bị xử phạt tới 1,25 tỷ đồng do các vi phạm về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.
QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi
QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Theo công thức
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2;
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform; Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·15.000 người Nhật dị ứng với mỹ phẩm Kanebo
- ·Hộp giấy đựng thức ăn: Sản phẩm đồng hành cùng bao bì xanh
- ·5 thói quen sống xanh từ những hành động đơn giản giúp bảo vệ môi trường
- ·Hướng tới thương mại điện tử xanh để giảm thiểu rác thải nhựa đại dương
- ·Quảng Bình tăng tốc phát triển sản phẩm OCOP với công nghệ hiện đại
- ·Dân mòn mỏi 20 năm 'sống trong cảnh hôi thối' ở bãi rác lớn nhất TP.HCM
- ·Mua sắm online tăng mạnh dịp cuối năm, rác nhựa đi về đâu?
- ·PVFCCo bàn giao 100.000 cây xanh và vật tư góp phần 'xanh hóa Trường Sa'
- ·Những thực phẩm gây hại cho sức khỏe nên tránh
- ·Tăng thuế kịch trần mới mong trừ được chai nhựa, túi nylon
- ·Vinhomes Golden Avenue: Tạo dựng phong cách sống 'đẳng cấp' tại đô thị vùng biên
- ·5 thói quen sống xanh từ những hành động đơn giản giúp bảo vệ môi trường
- ·Doanh nghiệp Việt đồng loạt chuyển đổi xanh thế nào?
- ·Loại cây ai cũng nên có trong nhà, vừa lọc không khí lại chữa được bệnh
- ·Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng theo mẫu
- ·VinFast nhận Giải thưởng Dự án Công nghiệp xanh xuất sắc
- ·Cán bộ 'đi từng ngõ, gõ từng nhà', tuyên truyền phân loại rác tại nguồn
- ·Xe điện là giải pháp lâu dài cho mục tiêu không phát thải CO2
- ·Dễ ung thư lưỡi vì thuốc tẩy trắng răng lậu
- ·Tìm mô hình thành phố thông minh phù hợp để Hà Nội phát triển bền vững