【ket qua my】Chậm ban hành tiêu chuẩn định mức về thiết bị chuyên dùng: Khó mua sắm tài sản công
Một số bộ như: Y tế, Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) chưa ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở thực hiện, gây khó khăn cho công tác quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản công.
Bộ, ngành, địa phương chưa tích cực thực hiện luật
Theo Bộ Tài chính, tiến độ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng còn chậm, ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản.
Thống kê của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) mới đây, từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, mới có khoảng 50% bộ, ngành, địa phương ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng. Đa số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp trong cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ như: Bộ Y tế, Bộ GDĐT, Bộ LĐTB&XH chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra, do số lượng máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích trụ sở chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp nhiều, chủng loại đa dạng, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu khác nhau nên việc tổng hợp, xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa được kịp thời.
Theo ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, một số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành kịp thời các văn bản phân cấp thẩm quyền để thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Trong đó, một số bộ, ngành, địa phương tiếp tục sử dụng quy định phân cấp đã ban hành trước thời điểm luật có hiệu lực thi hành. Điều này có thể dẫn đến sai thẩm quyền khi quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chủ động trong việc triển khai, thực hiện luật.
Tạm thời người đứng đầu sẽ phải quyết định
Để các quy định sớm được ban hành, giải quyết những khó khăn vướng mắc, Bộ Tài chính trong thời gian tới sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ khẩn trương ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ đôn đốc và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng (diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô chuyên dùng, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý).
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cũng phải khẩn trương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản và phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; ban hành quy định về tài sản có giá trị lớn để phân định thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian chưa ban hành quy định về phân cấp, thì việc quyết định trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công và việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, máy móc thiết bị chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp sẽ thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh. Việc phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ 1/1/2018, đến nay thực hiện được hơn 1 năm. Tuy nhiên, việc chậm trễ ban hành một số văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức tài sản công chuyên dùng của một số bộ, ngành đã gây khó khăn trong việc mua sắm, thanh lý, điều chuyển đối với tài sản công chuyên dùng thuộc các lĩnh vực này. Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên, để việc quản lý, sử dụng tài sản công phát huy hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra.
Đã có 12 bộ, ngành và 32 địa phương ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Có 6 bộ, ngành và 15 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng. |
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Google Photos tròn 1 tuổi, 24 tỉ ảnh “tự sướng”
- ·Lào Cai xử lý 51 vụ vi phạm và buộc tiêu huỷ nhiều thực phẩm không đảm bảo lưu thông
- ·TP HCM sẽ hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
- ·Nguy hại khi dùng thuốc nhỏ mắt không theo chỉ dẫn của bác sĩ
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·Cẩn trọng để không mua phải sách giả, sách lậu trên mạng xã hội
- ·VinFast mở bán dòng xe VF 5 tại thị trường Indonesia
- ·Hà Nội tạm giữ hơn một tấn chân giò lợn có dấu hiệu nhập lậu
- ·Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
- ·Dùng kem chống nắng cũng có thể gây bỏng do làn da nhạy cảm với thành phần
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Tăng cường ngăn chặn hàng hoá giả mạo sở hữu trí tuệ
- ·Hệ luỵ từ việc thiếu nhiên liệu đạt chuẩn Euro 5 cho ô tô thế hệ mới
- ·Bộ Y tế cảnh báo: Bếp ăn tập thể quy mô hàng nghìn suất ăn nguy cơ ngộ độc
- ·Chuyên Gia AI
- ·Nhiều doanh nghiệp 'oằn mình' chống chọi với nạn hàng giả, hàng nhái
- ·Cảnh báo: Bệnh nhi bị đa chấn thương do xem điện thoại khi đang sạc pin
- ·Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả, thu giữ hàng nghìn sản phẩm kém chất lượng
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Sở Y tế TP.HCM: Cương quyết xử lý quảng cáo trái phép về các dịch vụ làm đẹp bộ phận nhạy cảm