【lich thi dau uc】PCI 2023: Hà Nội tụt hạng, Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI năm thứ 7 liên tiếp
Sáng nay 9/5,ộitụthạngQuảngNinhdẫnđầubảngxếphạngPCInămthứlintiếlich thi dau uc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023. Theo đó, Quảng Ninh giữ vị trí đầu bảng ở cả hai chỉ số này và là năm thứ 7 liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc Dự án Sáng kiến Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 với 71,25 điểm. Đây cũng là lần thứ 7 liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu chỉ số CPI và năm thứ 11 nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Quảng Ninh ghi dấu ấn rõ rệt trong việc giảm thiểu gánh nặng hành chính cho doanh nghiệp, khi chỉ số thành phần Chi phí thời gian đạt 8,54 điểm, cao nhất cả nước.
Cùng với đó, Quảng Ninh tiếp tục triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, với chỉ số thành phần "Hỗ trợ doanh nghiệp" đạt 7,72 điểm, đứng thứ 2 toàn quốc. Tỉnh này còn đứng thứ 3 cả nước về nỗ lực cắt giảm gánh nặng chi phí không chính thức cho doanh nghiệp, với chỉ số thành phần "Chi phí không chính thức" đạt 7,72 điểm.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Giám đốc Dự án Sáng kiến Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI). (Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp)
Á quân PCI năm nay thuộc về tỉnh Long An, với bước tiến lớn về điểm số (2,49 điểm) và tăng tới 8 bậc so với năm 2022, tỉnh Long An giành vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng với 70,94 điểm. Các doanh nghiệp đánh giá cao địa phương này về nỗ lực cắt giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp với chỉ số thành phần "Chi phí không chính thức" đạt 7,74 điểm, đứng thứ 2/62 địa phương.
Tỉnh Long An cũng được các doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng, hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, với chỉ số thành phần Chi phí thời gian đạt 8,40 điểm, đứng thứ 4/63 tỉnh, thành phố. Tỉnh Long An còn được các doanh nghiệp ghi nhận về tính năng động, tiên phong của bộ máy chính quyền với chỉ số thành phần Tính năng động, tiên phong đạt 7,24 điểm, đứng thứ 4 trên cả nước.
Các vị trí tiếp theo trong Top 5 của bảng xếp hạng PCI 2023 lần lượt là TP.Hải Phòng (70,34 điểm) và các tỉnh Bắc Giang (69,75 điểm), Đồng Tháp (69,66 điểm). Như vậy, TP.Hải Phòng tiếp tục kéo dài chuỗi 3 năm liên tiếp trong Top 5 PCI kể từ năm 2021, còn Bắc Giang đánh dấu lần thứ 2 xuất hiện trong Top 5 kể từ năm 2022. Tỉnh Đồng Tháp tiếp tục kéo dài chuỗi 16 năm liên tục nằm trong Top 5 PCI cả nước từ năm 2008 tới nay.
Bảng xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2023.
Ngoài ra, phải kể đến một số cái tên mới cũng xuất hiện trong Top 10 bảng xếp hạng PCI năm nay gồm: Bến Tre (69,20 điểm), Hậu Giang (69,17 điểm), và Phú Thọ (69,10 điểm). Theo đó, báo cáo đánh giá, Bến Tre là địa phương đã có sự thay đổi đáng kể từ Top 20 trong PCI 2022 sang Top 10 của PCI 2023, đánh dấu chuỗi cải thiện thứ hạng liên tục từ năm 2017 đến nay.
Bên cạnh Bến Tre, tỉnh Phú Thọ lần đầu tiên có mặt trong 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất cả nước. Cụ thể, địa phương này được các doanh nghiệp đánh giá cao về chất lượng đào tạo lao động.
Nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong PCI 2023 có một số gương mặt mới so với năm 2022. Đó là các tỉnh Hải Dương, Bình Thuận, Ninh Bình, Tây Ninh, Đắk Nông, Cà Mau, Tiền Giang và Thanh Hóa.
“Đây là dấu hiệu cho thấy các tỉnh ở nhóm sau có sự bám đuổi và bứt phá mạnh mẽ để bước vào Top 30 của bảng xếp hạng PCI”, đại diện VCCI cho biết.
Một điểm đáng chú ý trong PCI 2023, với 5 thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có duy nhất Hải Phòng góp mặt trong Top 10 (thứ 3). Trong khi đó, Cần Thơ xếp thứ 14, Đà Nẵng ở vị trí thứ 16, TP.HCM tiếp tục giữ vị trí thứ 27.
Hà Nội xếp ở vị trí thứ 28 (tụt đến 8 bậc so với PCI 2022). Đáng chú ý, 5 trong 10 chỉ số thành phần của Hà Nội trong PCI 2023 giảm so với 2022 là: "Tiếp cận đất đai", "Tính minh bạch", "Cạnh tranh bình đẳng", "Đào tạo lao động" và "Thiết chế pháp lý và An ninh trật tự".
Tính theo tỷ lệ các tỉnh trong từng vùng thuộc Top 30 của PCI 2023, vùng Đồng bằng Sông Hồng đứng đầu (63,6%), tiếp theo là các vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (61,5%), Đông Nam Bộ (50%), Duyên hải miền Trung (42,9%) và Tây Nguyên (20%).
Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trên 10 lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Theo đó, một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có:
1. Chi phí gia nhập thị trường thấp
2. Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định
3. Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai
4. Chi phí không chính thức thấp
5. Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng
6. Môi trường cạnh tranh bình đẳng
7. Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp
8. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp
9. Chất lượng đào tạo lao động tốt
10. Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì
"Kết quả xếp hạng PCI 2023 dựa trên khảo sát thường niên trên 8.000 doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong nước (doanh nghiệp tư nhân) tại 63 tỉnh, thành trên cả nước; 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; gần 6.000 doanh nghiệp mới thành lập", đại diện VCCI cho biết.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
- ·Căn hộ tập thể cũ nội đô đắt khách
- ·Bất động sản mùa dịch Covid
- ·Kê biên phương tiện giao thông
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Thị trường địa ốc ngóng gói hỗ trợ
- ·Thị trường bất động sản: Shophouse nhiễm dịch
- ·Sóng ngầm trên thị trường bất động sản Đồng Nai
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Bất động sản công nghiệp đứng trước thời cơ lớn đón làn sóng mới từ Nhật Bản
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Sau bài viết “Một bản án dân sự gây xôn xao dư luận”: TAND Tối cao tuyên hủy án
- ·Bất động sản TP.HCM: Tăng nóng dọc trục Bắc
- ·Tập đoàn Bitexco: Mỗi dự án là một niềm tự hào Việt Nam
- ·Ngày 4/1: Giá cao su trong nước tăng nhẹ, sàn giao dịch giảm sâu
- ·TP.HCM bắt tay giải cứu bất động sản
- ·Viện Pasteur TP.HCM chịu trách nhiệm chất lượng thực phẩm nhập khẩu
- ·Năm 2020 bất động sản du lịch phía Nam vẫn hấp dẫn?
- ·Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
- ·Cần giải quyết “cái gốc” thị trường bất động sản