【bang xếp hang tbn】Thị trường địa ốc ngóng gói hỗ trợ
Bất động sảnngoài danh sách ưu tiên
Ngày 4/3/2020,ịtrườngđịaốcngónggóihỗtrợbang xếp hang tbn Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó, triển khai một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng lãi suất thấp và một gói hỗ trợ tài khóa như hoãn, giãn về tài chínhít nhất gần 30.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho những đối tượng bị thiệt hại do Covid-19 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tếtrở lại.
Thực hiện chỉ đạo và chia sẻ khó khăn với khách hàng, hầu hết các ngân hàngthương mại đã thực hiện chính sách lãi suất và giãn nợ cho khách hàng. Cụ thể, BIDV giảm lãi suất cho vay tối thiểu 1%/năm đối với khoản vay bằng VND và 0,5%/năm đối với USD.
Ngân hàng SHB cũng hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi với khoản vay mới và điều chỉnh giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hữu. Theo đó, khách hàng được giảm lãi suất lên tới 1,5%/năm so với thông thường đối với các khoản vay bằng VND và 0,5%/năm bằng USD.
Doanh nghiệpđịa ốc đang gặp nhiều khó khăn, cần được hỗ trợ. Ảnh: Shutterstock |
Từ ngày 27/2, Sacombank cũng triển khai nguồn vốn ưu đãi trị giá 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm 2%/năm dành cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vay phục vụ sản xuất - kinh doanh. Theo đó, căn cứ vào phương án kinh doanh và sử dụng nguồn vốn, khách hàng có thể vay vốn ngắn hạn với lãi suất tối thiểu 6,5%/năm đối với doanh nghiệp và 8,5%/năm đối với cá nhân.
Tương tự, ACB cũng tung ra gói tín dụng ưu đãi quy mô lên đến 25.000 tỷ đồng. Trong đó, 13.000 tỷ đồng dành cho các khách hàng cá nhân và 12.000 tỷ đồng cho các khách hàng doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Từ nay đến hết ngày 30/4/2020, SCB cũng ưu tiên xem xét ưu đãi lãi suất đối với khoản vay mới (giảm từ 0,5%/năm đến 1%/năm so với mức lãi suất theo quy định, tùy theo kỳ hạn vay). Đối với các doanh nghiệp sản xuất dược, thiết bị y tế (bao gồm vật tư y tế), SCB hỗ trợ thêm mức ưu đãi phí thanh toán quốc tế, giảm 30% phí phát hành L/C so với mức phí theo quy định.
Mặc dù các ngân hàng đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi, nhưng theo ghi nhận của phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, dường như ngành bất động sản không nằm trong đối tượng được hưởng ưu đãi này.
Theo một lãnh đạo ngân hàng thương mại, bất động sản không nằm trong danh sách 5 đối tượng ưu tiên (trừ doanh nghiệp nhỏ, nhưng các doanh nghiệp này không tác động nhiều đến thị trường). Do đó, các khoản vay đầu tưdự ánbất động sản chỉ có thể được hưởng lợi theo tùy theo chính sách của từng ngân hàng với khách hàng của mình.
Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản chỉ có thể hưởng lợi khi dòng vốn từ 5 đối tượng ưu tiên rò rỉ sang. Tuy nhiên, với việc kiểm soát chắt chẽ từ ngân hàng và cơ quan quản lý, lượng rò rỉ này cũng không nhiều. Ngoài chính sách tín dụng, thị trường bất động sản còn chịu nhiều yếu tố tác động khác như nguồn cung, nguồn cầu, tình hình phát triển kinh tế, du lịch và cả chính sách, thủ tục pháp lý…
Nhiều doanh nghiệp lo phá sản
Với việc không thuộc nhóm đối tượng được ưu tiên giảm lãi suất, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã bày tỏ lo ngại vì có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Trong văn bản kiến nghị Chính phủ hoàn thiện chính sách, pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho biết, tình hình nửa cuối năm 2019 và đầu năm 2020, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành, nghề khác. Ngay cả những doanh nghiệp lớn có thương hiệu trên thị trường cũng đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi tình trạng mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài và việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn.
Câu chuyện Novaland mới đây lại là tiếng chuông cảnh báo nữa cho thị trường bất động sản nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Bỏ vào dự án Bình Khánh, Khu đô thị mới Thủ Thiêm 6.000 tỷ đồng, trong đó đa phần là vốn vay, nhưng hơn 2 năm không triển khai được do vướng các thủ tục pháp lý, chủ đầu tư này phải gánh chịu khoản chi phí tài chính rất lớn.
Không chỉ Novaland, nhiều doanh nghiệp địa ốc khác cũng trong tình cảnh tương tự khi phải trả chi phí lãi vay lớn, trong khi dự án không được triển khai. Trong khi những khó khăn trước chưa được giải quyết, thì kế hoạch mở bán để tạo dòng tiền của nhiều chủ đầu tư gặp khó do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nếu không có giải pháp hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp bất động sản đứng trước nguy cơ phá sản, khi đó sẽ làm gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng tới nhiều ngành, nghề, lĩnh vực khác.
Tại cuộc đối thoại với các doanh nghiệp do VNREA tổ chức cách đây không lâu, bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Tổng giám đốc Eurowindow Holding cho biết, không phải ngẫu nhiên Thủ tướng có chỉ đạo lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến bất động sản nghỉ dưỡng.
Từ góc độ doanh nghiệp tham gia thị trường, Eurowindow Holding kiến nghị Thủ tướng có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản nghỉ dưỡng như giảm thuế, giảm lãi suất vay và có các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp, tạo điểm đến an toàn.
"Tôi cho rằng, một trong những chính sách cơ bản là giải tỏa về vốn cho doanh nghiệp bất động sản. Mong rằng, VNREA sẽ tiếp tục có những kiến nghị để sửa đổi các quy định này", bà Chi cho biết.
Tại cuộc đối thoại trên, những kiến nghị được các doanh nghiệp gửi tới thông qua VNREA là ngành ngân hàng có phương án giảm lãi suất đối với hợp đồng vay đầu tư cho dự án kinh doanh các sản phẩm căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú… Cụ thể, giảm 50% lãi suất trong thời gian diễn ra dịch và 30% lãi suất cho thời gian 1 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, kiến nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu các giải pháp, chính sách thuế hỗ trợ doanh nghiệp như giãn thời gian nộp các nghĩa vụ thuế vào ngân sách 6 tháng đối với mỗi kỳ nộp sau 1 năm dịch bệnh được kiểm soát; miễn tiền phạt chậm nộp khi doanh nghiệp đã nộp đủ thuế; giãn tiến độ nộp tiền thuê đất sau khi dịch được kiểm soát, giảm thuế giá trị gia tăng và lùi thời gian nộp thuế.
Tương tự, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đã đề nghị UBND TP.HCM đề xuất Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản trước tác động của dịch Covid-19 như cho phép doanh nghiệp được khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất vay, cơ cấu lại các khoản vay, giãn tiến độ nộp thuế…
Theo HoRE, dịch Covid-19 đang tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và nước ta, làm tăng thêm khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Đặc biệt, điều đáng quan ngại, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA là tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018. Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng; có 4 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 - 7.397 tỷ đồng; riêng 2 tập đoàn hàng đầu lại có lượng hàng tồn kho chiếm đến 63% tổng giá trị hàng tồn kho.
Lãnh đạo HoREA cho rằng, hàng tồn kho theo kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và trong quá trình phân phối lưu thông sản phẩm là điều bình thường, thậm chí có thể là một lợi thế của doanh nghiệp, nhưng hàng tồn kho bất động sản sẽ trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế, nếu đó là bán thành phẩm (chẳng hạn do vướng mắc về pháp lý nên dự án bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay…), hoặc là thành phẩm nhưng không bán được hoặc chưa bán được, không có tính thanh khoản, có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.
Còn theo đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), tồn kho tăng cao trong bối cảnh lãi suất ngân hàng biến động đang gây ra những diễn biến đáng lo ngại cho thị trường bất động sản.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chủ động điều tiết nhịp độ đưa hàng lên biên giới, tránh hiện tượng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu
- ·NA Chairman proposes cooperation agreement between Vietnamese, Malaysian legislative bodies
- ·Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong học tập, làm theo Bác
- ·Tổng thống Indonesia chuyển giao cương vị Chủ tịch ASEAN cho Lào
- ·Thay đổi đề xuất giờ làm việc
- ·TX.Tân Uyên: Vững bước trên đường phát triển
- ·Xã An Bình: Điểm sáng về làm đường giao thông nông thôn
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Cuba
- ·Thông báo khẩn từ Bộ Y tế đối với những người đến Chợ hoa Mê Linh
- ·Thu hút đầu tư gắn với phát triển bền vững
- ·Chính thức ‘bấm nút’ lùi dự luật Đặc khu, Quốc hội kêu gọi nhân dân ‘bình tĩnh’
- ·Công ty cổ phần Thủy điện Thác Mơ: Hội nghị thông tin thời sự quý 3
- ·TP.Thủ Dầu Một: 9 tháng, hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
- ·Tuyên truyền kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Lương Khánh Thiện
- ·Không làm thủ tục vay tiền qua Timo Bank, khách hàng tự dưng ôm khoản nợ 50 triệu đồng
- ·Phú Riềng: 23 đảng viên được trao huy hiệu Đảng đợt 2
- ·Toàn văn phát biểu của Chủ tịch nước tại Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh 2
- ·Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Nga đến Hà Nội, bắt đầu thăm Việt Nam
- ·Hậu kiểm, kiểm tra kinh doanh, sản xuất trang thiết bị y tế
- ·Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực