【kêt quả trực tiếp】Định hướng mới trong thu hút FDI
Hơn 25.000 dự án và 320 tỷ USD
| ||
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng |
Theo đánh giá của Bộ KH&ĐT và nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, có thể nói Việt Nam đã đạt được kết quả đặc biệt tốt trong thu hút FDI. Dòng vốn FDI hàng năm tăng gần 1.000% trong 10 năm qua. Năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã vượt qua tất cả các quốc gia ASEAN khác, trừ Singapore. Theo tỷ trọng trên GDP đầu người, thu hút vốn FDI của Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc hoặc Ấn Độ (và tất cả các quốc gia ASEAN lớn trừ Malaysia). FDI ở Việt Nam cũng có sự mở rộng về địa lý với 51 tỉnh, thành phố có dự án FDI vào năm 2016. Việt Nam được xếp ở vị trí đứng đầu trong số 14 thị trường mới nổi trong hai năm liên tiếp về thu hút đầu tư mới từ nước ngoài so với quy mô nền kinh tế quốc gia.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, khu vực FDI hiện nay đóng góp khoảng 25% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 20% GDP của cả nước, giúp đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào những ngành công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy hoạt động XK. Đơn cử năm 2017, khu vực FDI chiếm tới 72% tổng giá trị XK, góp phần cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế…
Tuy nhiên, 30 năm thu hút FDI cũng có những hạn chế nhất định. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn từ khu vực FDI để hỗ trợ cho phát triển kinh tế… vẫn chưa được như kỳ vọng. Trong một số trường hợp, đó còn là công nghệ lạc hậu hay thế hệ thấp, gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như tới chất lượng tăng trưởng. Thực thi pháp luật của một số DN chưa nghiêm, nhiều DN có hành vi chuyển giá, gian lận thương mại hay gây tổn hại đến môi trường… Đặc biệt là sự liên kết và kết nối giữa các DN FDI với DN Việt Nam rất hạn chế. Các DN FDI vào Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công lắp ráp, sử dụng lao động giá rẻ, tận dụng ưu đãi của Chính phủ Việt Nam mà chưa nâng cao được giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, số liệu từ Bộ KH&ĐT cũng cho thấy, vốn FDI vào Việt Nam đa phần vẫn đến từ các nước châu Á mà chưa thu hút được nhiều dự án đến từ các nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu…, trong đó nhóm 10 quốc gia hàng đầu đầu tư vào Việt Nam chủ yếu bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, các nước “Con rồng châu Á” (Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Hàn Quốc) chiếm 49% tổng số các dự án FDI và 42% lượng vốn đăng ký từ 1988-2016; Nhật Bản chiếm 14% số dự án và 12% lượng vốn đăng ký; Trung Quốc chiếm 7% số dự án và 3% lượng vốn đăng ký. Hoa Kỳ chỉ chiếm 4% số dự án và 5% lượng vốn đăng ký.
Theo đánh giá, dù có được kết quả thu hút đầu tư FDI ấn tượng, nhưng Việt Nam cần phải có một sự thay đổi chiến lược về chính sách để duy trì khả năng cạnh tranh trong ASEAN, bảo đảm sự bền vững luồng vốn FDI tiếp nhận được và đẩy mạnh FDI có giá trị gia tăng cao hơn để đạt được các mục tiêu phát triển.
Ưu đãi “dựa trên hiệu quả”
Theo dự thảo Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI Thế hệ mới cho Việt Nam giai đoạn 2018 – 2030, điểm nhấn chính là sự chuyển dịch trọng tâm từ thu hút nhà đầu tư phù hợp cho “sản phẩm” của Việt Nam sang phát triển sản phẩm phù hợp (tức là môi trường kinh doanh và điều kiện đầu tư phù hợp) cho loại hình đầu tư mà Việt Nam cần trong tương lai, nhờ đó có thể tăng tối đa hiệu ứng lan toả và giá trị gia tăng của FDI.
Về những vấn đề cần lưu ý để thu hút FDI hiệu quả trong thời gian tới, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho rằng, việc cần phải làm ngay là tiến hành tổng kết đánh giá lại thực trạng thu hút và sử dụng FDI trong suốt 30 năm qua để nhận thấy rõ nguyên nhân gây nên những tồn tại, yếu kém và có các giải pháp khắc phục thiết thực, cụ thể. TS. Phan Hữu Thắng nhấn mạnh cần tập trung xem xét kĩ từng công đoạn trong chu trình đầu tư - kinh doanh của FDI tại Việt Nam: Từ xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp phép, quản lý sau cấp phép… để làm rõ vì sao ở từng khâu còn để có các tồn tại như mất cân đối trong tỷ lệ những nhà đầu tư tiềm năng, cấp phép chưa phù hợp quy hoạch, dự án chậm triển khai (dự án treo), gây ô nhiễm môi trường, DN bỏ trốn…
“Cần xác định rõ định hướng, quy hoạch phát triển thu hút FDI trong giai đoạn tới gắn với quy hoạch phát triển ngành, từng địa phương, các khu kinh tế, KCN hiện có, các đặc khu kinh tế dự kiến được thành lập. Theo đó, cần xây dựng các dự án gọi vốn FDI cụ thể của từng ngành, địa phương, khu kinh tế… trên cơ sở đó có giải pháp tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng mà Việt Nam cần. Đã đến giai đoạn Việt Nam không chỉ chờ nhà đầu tư vào, trình hồ sơ và xem xét hồ sơ của họ, mà cần lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng được nền kinh tế tự cường với sự liên kết chặt chẽ của các DN Việt với các DN FDI”, TS. Phan Hữu Thắng nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, dự thảo Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030 cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm thu hút hiệu quả nguồn vốn này. Theo đó, cơ quan soạn thảo là Bộ KH&ĐT và Ngân hàng Thế giới đề xuất cần thành lập một “Cục quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới” có thẩm quyền đầy đủ và chức năng lồng ghép sâu hơn để chỉ đạo việc thực hiện Chiến lược thu hút FDI thế hệ mới.
Cùng với đó, phải thực hiện các chính sách, giải pháp cụ thể làm tăng liên kết thượng nguồn và hiệu ứng lan tỏa công nghệ nhờ FDI, đặc biệt trong nhóm những nhà đầu tư FDI nước ngoài tìm kiếm hiệu quả khi tới Việt Nam. Đồng thời, cần xem xét lại toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện tại và tái thiết lập sự cân bằng giữa các chính sách ưu đãi “dựa trên lợi nhuận” với ưu đãi “dựa trên hiệu quả”, theo đó cần chuyển tương ứng các quy định về ưu đãi từ Luật Đầu tư sang các Luật Thuế và Luật Hải quan, với sự hỗ trợ của một hệ thống giám sát và đánh giá hiệu quả.
Về lĩnh vực trọng tâm ưu tiên đầu tư, dự thảo Chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030 đưa ra danh mục các ngành trọng điểm gồm: Công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp phụ trợ (sản xuất kim loại/khoáng sản/hóa chất/nhựa phẩm cấp cao và linh kiện công nghệ cao), máy móc, thiết bị công nghiệp, logistics, sản phẩm nông nghiệp mới giá trị cao, công nghệ môi trường, năng lượng tái tạo, dịch vụ ứng dụng CNTT. Cùng với đó là các ngành dịch vụ xuyên suốt quan trọng cần tiếp tục mở cửa để tạo điều kiện tiếp tục tăng trưởng, chẳng hạn như dịch vụ tài chính và giáo dục, đã được chọn sơ bộ và được sự tán thành của các bên liên quan. Dự thảo cũng nhấn mạnh, do tốc độ thay đổi nhanh chóng và liên tục có các ngành mới xuất hiện, cần thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu thị trường cũng như đánh giá lại các ngành nghề ưu tiên để xúc tiến đầu tư. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bộ Công Thương sắp đưa ra kết luận chính thức về vụ siêu thị Con Cưng
- ·Khởi tố ba đối tượng đập phá tan tành nhà cụ bà gần 80 tuổi
- ·Chiêu trò của thanh niên dàn cảnh cướp điện thoại sau khi cầm cố
- ·Một DN FDI bị phạt vì kinh doanh hàng nhập lậu
- ·Hà Nội 'điểm mặt' cơ quan, chung cư, khách sạn vi phạm phòng cháy
- ·Người cha bất hạnh xin miễn án tử cho con rể sát hại con gái
- ·Ông Lê Tùng Vân lĩnh án 5 năm, các đệ tử ở 'Tịnh thất Bồng Lai' từ 3
- ·Thanh niên nhiều lần đòi giết người thân bị bắt
- ·Nam Từ Liêm
- ·Cô gái bị giết giấu xác dưới hầm giếng cạn, kẻ thủ ác lĩnh án tử
- ·Thanh tra, kiểm tra vẫn là nỗi lo với doanh nghiệp
- ·Bắt 'cò đất' lừa chiếm đoạt gần 2 tỷ đồng của các nạn nhân
- ·Liên minh các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ
- ·Bị bắt vì rút súng đe dọa người phụ nữ
- ·Nhà mạng hưởng lợi số tiền ‘khủng’ từ đường dây đánh bạc
- ·Bị bắt vì rút súng đe dọa người phụ nữ
- ·Nhóm nam nữ mở ‘tiệc ma túy’ trong căn hộ ở Bình Dương
- ·Truy tìm nhóm người đánh một công nhân tử vong ở Bắc Giang
- ·Gỡ nút thắt kiểm tra chuyên ngành: Kinh nghiệm từ Bộ Khoa học và Công nghệ
- ·Bị chém suýt chết vì mượn xe không trả đúng hẹn