【bang xep hang nhat】Hợp tác kinh tế thương mại là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joko Widodo đến dự Đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam-Indonesia. |
Trước đó, trong hội kiến giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia ngày 12/1, hai bên nhận định, hợp tác kinh tế thương mại là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Indonesia vẫn duy trì vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia trong ASEAN với kim ngạch thương mại 11 tháng năm 2023 đạt gần 13 tỷ USD. Hai bên phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương sớm đạt 15 tỷ USD và cao hơn ở mức 18 tỷ USD trước năm 2028.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Joko Widodo đồng chủ trì Đối thoại |
Hai bên thống nhất tạo thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp hai nước đầu tư vào thị trường của nhau; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, năng lượng tái tạo, đầu tư phát triển hệ sinh thái xe điện và pin xe điện; mở rộng các chương trình hợp tác trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JTEP); tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Halal; tăng cường hợp tác an ninh lương thực, nghiên cứu thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại gạo…
Thủ tướng đề nghị với vai trò trong ASEAN, Indonesia cùng Việt Nam và các nước tăng cường đoàn kết trong khối ASEAN, vì sự phát triển của mỗi nước. |
Tại đối thoại, doanh nghiệp hai bên bày tỏ quan tâm về các chính sách phát triển kinh tế của hai nước; cơ chế chính sách và giải pháp nhằm tăng cường hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực của hai nền kinh tế. Các đại biểu cũng chia sẻ về những xu hướng phát triển, đầu tư mới, các định hướng đầu tư trong thời gian tới; đồng thời đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác, hướng đến sự thành công chung của các doanh nghiệp mỗi nước.
Thủ tướng: Sau gần 70 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam-Indonesia không ngừng phát triển, trong đó hợp tác kinh tế là điểm sáng. |
Phát biểu tại cuộc đối thoại, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng Indonesia và Việt Nam có tầm nhìn chung là phấn đấu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Để thực hiện tầm nhìn đó, hai bên cần tăng cường đối thoại và hợp tác chất lượng cao. Tổng thống cho biết, Indonesia có tiềm năng phát triển và đã mở sàn giao dịch carbon; đang thúc đẩy phát triển công nghiệp xe điện.
Tổng thống Joko Widodo hoan nghênh và hy vọng các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam sẽ hợp tác, đầu tư nhiều hơn nữa vào Indonesia, cùng Indonesia hiện thực hóa mục tiêu của mình, nhất là đầu tư vào khu vực Thủ đô mới Nusantara của Indonesia.
Trong đó, Tổng thống Indonesia mong muốn VinFast mở rộng đầu tư vào lĩnh vực xe điện; Vietjet Air mở thêm các đường bay tới các điểm du lịch của Indonesia; Sovico Group đầu tư các dự án du lịch, bất động sản; FPT Software đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, Tổng thống mong muốn có nhiều nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào Indonesia trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, giáo dục, khoa học công nghệ, chế tạo…
Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ tầm nhìn của Tổng thống Indonesia; cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joko Widodo, các ý kiến của Tổng thống tại tọa đàm có ý nghĩa quan trọng, đồng thời tạo động lực, truyền cảm hứng để các doanh nghiệp thúc đẩy hợp tác, đầu tư.
Phân tích bối cảnh toàn cầu hiện nay, Thủ tướng đề nghị với vai trò trong ASEAN, Indonesia cùng Việt Nam và các nước tăng cường đoàn kết trong khối ASEAN, vì sự phát triển của mỗi nước và vì mục tiêu hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trong khu vực và thế giới.
Thủ tướng đánh giá, tầm nhìn trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 của hai nước đòi hỏi phải có sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp hai nước, cùng hỗ trợ lẫn nhau. Các ý tưởng của cộng đồng doanh nghiệp hai nước trình bày tại Đối thoại đều tập trung vào các lĩnh vực mới nổi, khởi nghiệp, thể hiện quyết tâm lớn, mong muốn cùng Chính phủ hai nước thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh quyết tâm, nỗ lực của các doanh nghiệp hai nước trong hợp tác phát triển; cho biết, sau gần 70 năm thiết lập, quan hệ Việt Nam-Indonesia không ngừng phát triển, trong đó, hợp tác kinh tế là điểm sáng. Tuy nhiên hợp tác kinh tế chưa xứng tầm với tầm tóc quan hệ chính trị, quy mô nền kinh tế, dân số hai nước, cũng như mong muốn của hai bên.
Đối thoại doanh nghiệp cấp cao Việt Nam-Indonesia |
Do đó, không có lý do gì mà doanh nghiệp hai nước không đến tìm hiểu cơ hội và tiếp tục kết nối, thúc đẩy đầu tư nhằm hiện thực hóa các thỏa thuận cấp cao và ý tưởng, mục tiêu của hai nước, nhanh chóng vượt qua khó khăn trong bối cảnh thế giới hiện nay diễn biến phức tạp, khó lường, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các doanh nghiệp Indonesia đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó có những dự án rất thành công, trở thành hình mẫu trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các ngành kinh tế mới nổi như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ và các ngành mà Indonesia có thế mạnh, Việt Nam có nhu cầu khác như ngành thực phẩm Halal, nông nghiệp...; mong muốn doanh nghiệp Indonesia hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng tại Indonesia và toàn cầu.
Phân tích thêm, Thủ tướng cho biết Việt Nam có thế mạnh về nông nghiệp, điều kiện sản xuất các nguyên liệu chế biến thực phẩm Halal; mong các doanh nghiệp Indonesia đến Việt Nam hợp tác, đầu tư, sản xuất thực phẩm Halal. Thủ tướng cũng ủng hộ mong muốn của Tổng thống Joko Widodo về thu hút đầu tư vào Thủ đô mới của Indonesia, để cùng Indonesia sớm đạt mục tiêu đề ra.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Indonesia đầu tư, kinh doanh ổn định, lâu dài, thành công tại Việt Nam, trong đó có việc hoàn thiện thể chế, xây dựng hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, với phương châm "thể chế chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để các doanh nghiệp đầu tư thuận lợi.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Indonesia, trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", "hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân, doanh nghiệp"; đồng thời luôn luôn lắng nghe, đối thoại với doanh nghiệp để xem xét tích cực, xử lý thỏa đáng các đề xuất của doanh nghiệp; mong muốn các doanh nghiệp "đã nói là làm, đã cam kết là thực hiện có hiệu quả đích thực"./.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Năm 2023: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 13%
- ·Phu nhân Chủ tịch nước thăm các bệnh nhân quỹ Hamlin Fistula Ethiopia
- ·Hội nghị Trung ương 15 giới thiệu nhân sự “đặc biệt” tham gia khóa XIII của Đảng
- ·Trung tướng, Phó Giáo sư Lê Hữu Đức từ trần
- ·Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu
- ·Khắc phục “rào cản” để kinh tế số phát triển
- ·Thủ tướng chỉ ra 3 phương châm, 6 nhiệm vụ, giải pháp về hội nhập quốc tế
- ·‘Hà Nội không chủ quan, bằng lòng với những kết quả đạt được’
- ·Máy bay Boeing lỏng ốc làm bay tấm bịt cửa, CEO hãng hàng không lên tiếng thừa nhận sai lầm
- ·Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thăm và làm việc tại Hoa Kỳ
- ·Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021
- ·Nghị quyết 43
- ·Thủ tướng mong các doanh nghiệp Hoa Kỳ “nắm lấy thời cơ”
- ·Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an điều tra vụ nhiễm sán lợn tại Bắc Ninh
- ·Lãnh đạo Hyosung làm Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Kinh tế Hàn Quốc
- ·Thủ tướng yêu cầu kiểm tra việc điều chỉnh giá điện
- ·Đúng là chúng ta họp hành quá nhiều
- ·Thủ tướng Cộng hòa Czech chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
- ·Chính phủ lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để ứng phó bão số 3
- ·Địa phương quyết tâm đồng hành cùng Chính phủ thực hiện “mục tiêu kép”