【kết quả bóng đá ả rập】Hát cùng lính đảo Trường Sa
');this.closest('table').remove();"> |
Quây quần bên lính đảo An Bang |
Khi chưa đến Trường Sa, tôi ấn tượng bởi những câu hát “Chỉ lính đảo xa mới hát với đàn ghi ta một dây. Gió trăm ngàn cơn gió, mới hát được một lời...” (Cây đàn ghi ta một dây, nhạc và lời Minh Quang)...
Khi đến với quần đảo Trường Sa, tham gia các buổi giao lưu và cùng hát, cùng nhảy với lính đảo, tôi đã mục sở thị và vô cùng thích thú bởi sự tha thiết nhưng cũng đầy tươi vui, hóm hỉnh, đầy sáng tạo của những người lính trẻ nơi đầu sóng ngọn gió. Tôi thốt lên: “Chỉ lính đảo xa mới hát (rất hay), những bài tình ca về Trường Sa, chỉ lính đảo xa mới nhảy với bài dân ca Việt Nam, chỉ lính đảo xa mới nhảy với những vần thơ về Trường Sa”.
Các bạn học của tôi vừa có chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa gần đây, mỗi khi kể về những buổi giao lưu văn nghệ trên các đảo cũng đầy say sưa và hứng khởi: “Vui lắm và rất nhiều cảm xúc bạn ơi”.
Trên chuyến hành quân ra thăm các đảo trên con tàu HQ 561, buổi giao lưu văn nghệ đầu tiên của đoàn chúng tôi cùng chiến sĩ hải quân diễn ra ngay trên boong tàu. Trong tiếng sóng vỗ về của biển khơi bao la, những bài ca, điệu nhảy và cả tấu hài vang lên khá sôi động, gắn bó tình quân dân bắt đầu một chuyến đi về với đảo.
Ở các đảo ngầm, đảo đá, những buổi giao lưu diễn ra trong những căn phòng nhỏ hẹp, nhưng không kém phần sôi động và đầy ắp tiếng cười vô tư của lính đảo. Những cây văn nghệ, những giọng ca vàng từ phía đoàn và từ lính đảo Đá Lát, Phát Lát, Phan Vinh... không có sự chuẩn bị trước nhưng đầy hứng khởi. Rồi thành viên có mặt tại căn phòng cùng nắm tay đi vòng quanh cùng cất lên tiếng hát: “Năm anh em trên một tiếng xe tăng”, “Nối vòng tay lớn”... át cả tiếng sóng biển đang ì ầm ngoài kia.
Nhớ nhất là buổi sáng đẹp trời, đoàn chúng tôi thăm đảo nổi Sơn Ca. Sau lễ chào cờ, chúng tôi được đi thăm đảo. Hoa bàng vuông, hoa nho biển cùng những vườn rau xanh mát, thật yên bình. Và rồi cùng gặp gỡ, giao lưu văn nghệ với lính đảo Sơn Ca. Sau những ca khúc hào hùng: “Khúc quân ca Trường Sa”, “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, lính đảo cất lên trầm hùng, tha thiết về đời lính với biển khơi đầy phong ba: “Nơi anh đến là biển xa, nơi anh tới ngoài đảo xa/ Từ mảnh đất quê ta giữa đại dương mang tình thương quê nhà/ Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa/ Ngàn bão tố phong ba, ta vượt qua, vượt qua/ Lướt sóng con tàu mang tín hiệu trong đất liền/ Mắt em nhìn theo con tàu đi xa mãi…” (Nơi đảo xa - nhạc sĩ Thế Song).
Cả đoàn đang đầy xúc động, bỗng thấy các chiến sĩ trẻ hát và nhảy theo một bài “Thơ tình người lính biển” - Trần Đăng Khoa, rồi chuyển qua nhảy theo bài cải lương Nam bộ “Ra giêng anh cưới em”. Rồi thoắt cái là “Tình bằng có cái trống cơm” và chuyển nhanh qua đồng dao “Lên là lên là lên là lên/ lên nóc nhà là bắt con gà”, “Lắc cái đầu cho sạch gầu”... để những tiếng cười cất lên, vỡ toang trong không khí thanh bình của đảo. Chúng tôi, ai cũng thấy nao lòng và cảm nhận được sự lạc quan, yêu đời của người lính nơi đầu sóng ngọn gió, đang đương đầu với bao khó khăn, vất vả.
Lính đảo trẻ, 23, 25 tuổi... rất đỗi tình cảm và hồn hậu là vậy nhưng tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu rất cao độ. Chúng tôi đã mục sở thị. Đang trong không khí yên bình, người này gác, người kia tranh thủ chăm cây, chơi thể thao thì có mệnh lệnh: “Toàn đảo chú ý, có tàu lạ xâm nhập”, thế là lính đảo chuyển động rất nhanh vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.
Có đến với các đảo, hòa mình giao lưu văn nghệ với lính đảo mới hiểu hết được tâm tình của người lính. Họ sống giữa trùng khơi xa vời vợi nhưng luôn yêu đời và hướng về đất liền với mong mỏi đất liền hãy yên lòng vì ở đó đã có họ canh giữ biển trời Tổ quốc. Đổi lại, được đến thăm đảo, được sống, cảm nhận cũng thấy gần gũi, chia sẻ và cảm phục lính đảo, quân và dân Trường Sa nhiều hơn.
Một dấu ấn trong lòng càng sâu hơn khi được đặt chân lên đảo Trường Sa lớn (thị trấn Trường Sa). Đảo có đủ các công trình dân sinh như: Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm liệt sĩ, nhà khách Thủ đô, chùa Trường Sa... Chúng tôi được ở lại nơi này suốt một ngày và tối dự giao lưu văn nghệ cùng quân, dân trên đảo. Trong ánh điện đêm và sao trời của biển khơi, chúng tôi được dự đêm giao lưu văn nghệ thắm tình đồng chí, đồng đội và tình quân dân trên thị trấn Trường Sa.
Đáp lại tình cảm của các chiến sĩ, phóng viên các báo, đài và đoàn công tác cùng cất vang lời ca và đọc những bài thơ thắm tình đất liền - biển đảo. Cùng với bố mẹ, những “công dân nhí” trên đảo cũng vỗ tay cổ vũ tinh thần các chiến sĩ và bập bẹ hát theo...
Đêm văn nghệ đã thắt chặt thêm tình quân dân, động viên, tiếp thêm tinh thần cho các chiến sĩ và người dân ở đảo ra sức lao động, chiến đấu, giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đúng vậy. Có bao điều để nhớ, nhưng mãi không quên tiếng ca, điệu nhảy, tiếng cười giữa muôn trùng sóng gió, những bài ca nối đất liền với đảo. Vì thế, không xa đâu Trường Sa ơi!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ứng dụng công nghệ tưới thông minh trong sản xuất nông nghiệp
- ·Xử phạt gần 300 tỷ đồng từ công tác kiểm soát tải trọng xe
- ·Tài xế xe ben suýt mất mạng vì sai lầm khi đổ đất
- ·Vợ luôn tìm cách 'gây sự' việc nhà trước giờ đi ngủ để trốn thân mật với tôi
- ·Tiêu chuẩn quốc tế hướng đến sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc tại nơi làm việc
- ·Cô gái chi 84.000 USD học đại học ngành giúp việc về phục vụ giới nhà giàu
- ·Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh: Thu ngân sách đạt 119%
- ·Tăng lương phải gắn với tăng năng suất lao động
- ·Giá xăng dầu hôm nay (12/2): Tuần tăng mạnh
- ·Cháy xe ô tô tại sân bay Nội Bài, 1 người tử vong
- ·Thúc đẩy quan hệ Việt Nam
- ·Khẩn trương bồi thường cho ngư dân miền Trung
- ·Thực khách sốc khi nhận hoá đơn hơn 23 triệu đồng vì một con cua
- ·Mẹ chồng tối ngày so sánh con tôi với con riêng của chồng
- ·Đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
- ·Đường sắt Cát Linh
- ·Cô dâu sốc khi mời 100 khách nhưng chỉ 5 người đến dự đám cưới
- ·Pháp chế tài chính: Hướng tới mục tiêu ngày càng hiệu quả, chuyên nghiệp
- ·Cảnh báo gian lận xuất xứ đối với một số sản phẩm ngành gỗ
- ·Choáng ngợp hình ảnh chung cư 'vạn dân' Hà Nội chật kín người đón Trung thu