会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qoa bong da】6 thách thức về dịch vụ tài chính và thuế quan!

【ket qoa bong da】6 thách thức về dịch vụ tài chính và thuế quan

时间:2024-12-23 16:51:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:115次

6 thach thuc ve dich vu tai chinh va thue quan

Thu từ hoạt động XNK đang có xu hướng giảm dần.(Ảnh: st)

Phải nhìn nhận rằng,áchthứcvềdịchvụtàichínhvàthuếket qoa bong da sau 5 năm trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO- từ ngày 11-1-2007), nền kinh tế Việt Nam đã và đang đạt được những thành quả nhất định. Gia nhập WTO đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy thương mại, đầu tư và tự do hóa tài chính.

Trong 5 năm đầu, Việt Nam đã thực hiện đầy đủ và đúng lộ trình các cam kết với WTO trong các lĩnh vực nói chung cũng như trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (bảo hiểm, chứng khoán, kế toán- kiểm toán) và thuế quan nói riêng. Thông qua việc thực hiện các cam kết với WTO, Việt Nam đã từng bước củng cố, cải cách kinh tế quốc gia ở các lĩnh vực, trong đó dịch vụ tài chính và thuế quan là những lĩnh vực chủ chốt đã có thay đổi đáng kể.

Thực hiện cam kết đúng lộ trình

Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, các cam kết trong dịch vụ tài chính đã được thực hiện theo đúng lộ trình, cùng với việc hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các cơ chế chính sách và các văn bản pháp luật phù hợp. việc mở cửa thị trường bảo hiểm, chứng khoán, kế toán- kiểm toán và tư vấn thuế đã được chủ động triển khai theo đúng các cam kết với WTO.

Năng lực cạnh tranh của các DN cung cấp dịch vụ tài chính được từng bước nâng lên, quy mô hoạt động và phát triển của các thị trường cũng tăng lên đáng kể sau 5 năm. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, việc gia nhập WTO còn giúp thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam phát triển mạnh hơn với sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty bảo hiểm liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài.

Mặc dù thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan, song nhờ các biện pháp cải cách mạnh mẽ về hệ thống thu ngân sách, tổng thu NSNN trong 5 năm qua được duy trì ổn định, qua đó góp phần đảm bảo được các nhu cầu chi ngày càng tăng của NSNN.

Bình quân giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ giữa tổng thu NSNN của Việt Nam so với GDP bằng khoảng 28,4% GDP, trong đó mức độ động viên ngân sách từ thuế, phí và lệ phí là 25,6% GDP. Năm 2011, tổng thu NSNN ước ở mức 26,9% GDP.

Tính đến cuối năm 2011, thị trường bảo hiểm có khoảng 40% DN bảo hiểm phi nhân thọ và gần 100% DN bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước ngoài trong khi trên thị trường chứng khoán, đã có hơn 1.700 tổ chức và gần 14.000 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài được cấp mã số giao dịch.

Bên cạnh đó, các cam kết tài chính khác như chính sách giá, xác định trị giá hải quan, chính sách phí và lệ phí cũng được thực hiện theo đúng cam kết.

Các cam kết về thuế được thực hiện tuân thủ đầy đủ theo đúng lộ trình. Mức thuế bình quân giản đơn của Biểu thuế NK ưu đãi năm 2011 là 10,47%.

Trong một số trường hợp, mức thuế suất áp dụng đã được quy định thấp hơn so với mức cam kết để phù hợp với mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô và khuyến khích sản xuất kinh doanh trong nước, thúc đẩy XK, trong đó chủ yếu là nhóm hàng là vật tư, nguyên nhiên vật liệu, linh kiện phụ tùng và máy móc, thiết bị trong nước không sản xuất được.

Các cam kết liên quan đến thuế nội địa như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân đều được luật hóa thông quá việc sửa đổi, bổ sung các luật thuế liên quan.

Còn nhiều thách thức

Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính cho rằng, khả năng cạnh tranh của DN Việt Nam còn nhiều hạn chế. Quy mô vốn chủ sở hữu của các DN Việt Nam nói chung còn tương đối thấp trong hầu hết các ngành. Phần lớn các DN còn có quy mô vừa và nhỏ, trong khi những DN lớn cũng không phải là DN hoạt động thực sự hiệu quả khi hệ số ROE (lợi nhuận/vốn chủ sở hữu) còn thấp.

Bên cạnh đó, hạn chế về nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng là một trong những thách thức của Việt Nam. Lao động giản đơn sau khi gia nhập WTO vẫn rất cao, trong khi lao động có kỹ năng còn thấp, lao động kỹ thuật lành nghề chưa đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung, các công ty bảo hiểm, chứng khoán và kế toán- kiểm toán trong nước vẫn còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.

Vấn đề quản lý cung cấp dịch vụ qua biên giới cũng là thách thức không nhỏ trong quá trình thực hiện các cam kết về dịch vụ tài chính. Việc cho phép sử dụng dịch vụ qua biên giới sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến vấn đề cạnh tranh, khách hàng trên thị trường sẽ bị chia sẻ bởi nhiều công ty hơn.

Trong khi đó, quản trị DN và hoạt động kiểm soát nội bộ vẫn còn yếu. Chất lượng và khả năng cạnh tranh về mặt quản lý ở các DN trong nước còn ở mặt bằng thấp hơn so với các DN nước ngoài. Nguồn nhân lực chất lượng cao để đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo chủ chốt còn thiếu. Quản trị tài chính của DN còn nhiều vấn đề, trong đó tình trạng DN sản xuất kinh doanh nhưng lại đầu tư tài chính lớn; vấn đề báo cáo tài chính hợp nhất rất phức tạp và chưa được quản lý một cách hiệu quả.

Một thách thức tiếp theo được Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính chỉ ra đó là, chất lượng dịch vụ tài chính mặc dù đã được cải thiện trong 5 năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng và ngày càng phát triển của thị trường. Đặc biệt, chất lượng dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian trong nước vẫn còn có khoảng cách so với các DN nước ngoài.

Vấn đề thu NSNN từ hoạt động XNK đang có xu hướng giảm cũng là một thách thức đáng kể. Nếu như năm 2001, thu từ thuế XK, thuế NK chiếm 15,5% tổng thu NSNN thì đến năm 2010, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 11,2%. Trong đó, tỷ trọng thu từ thuế NK trong tổng thu ngân sách giảm từ mức 13,91% xuống còn 8,91%.

Theo đó, yêu cầu đặt ra là Việt Nam cần tiếp tục phải có sự cải cách về cơ cấu thu ngân sách để từng bước nâng cao vai trò của các sắc thuế khác nhằm bù đắp được sự giảm sút của số thu từ thuế NK trong thời gian tới.

Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính kiến nghị một số chính sách cần được quan tâm đó là:

Tiếp tục đánh giá tổng thể tác động hội nhập trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và thuế quan để có đối sách dài hạn trong quá trình đàm phán các cam kết với hiệp định khác, đồng thời chủ động hoàn thiện các chính sách, quy định trong nước được phép theo WTO để nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nói chung và DN cung cấp dịch vụ tài chính nói riêng, trong đó tập trung vào các vấn đề như nguồn nhân lực, tạo vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn…; Tăng cường quản lý giám sát cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt các dịch vụ qua biên giới. Giải pháp này đòi hỏi tăng cường năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.


Minh Anh

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tăng cường giám sát hoạt động bảo vệ môi trường lĩnh vực sản xuất
  • Hải quan TP.HCM: phấn đấu thu hồi trên 952 tỷ đồng nợ thuế
  • Tính trị giá máy móc tạo tài sản cố định thanh lý theo thời gian sử dụng
  • Chính phủ Nga trục xuất quan chức ngoại giao, triệu tập đại sứ Anh tại Moscow
  • Thông tin về sự cố cháy tại Trạm biến áp 220kV Cai Lậy
  • Thị trường trái phiếu chờ đón những ‘cú hích’ trong năm 2017
  • Sẽ sửa đổi một số quy định về niêm yết chứng khoán
  • Chứng khoán tuần: Thời của cổ phiếu cơ bản
推荐内容
  • Thông báo kết quả Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Long An, khóa XI, nhiệm kỳ 2020
  • Tìm hướng phát triển đại lý hải quan
  • Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại Đền Huyền Trân Công chúa
  • DOC, SSU và NTC cùng lên sàn UPCoM
  • Haaland thi đấu vô duyên, Man City nối dài cuộc khủng hoảng
  • Thị trường chứng khoán sẽ tạo đỉnh ngắn hạn trong tháng Tư?