【xem bóng đá wap】Việt Nam đứng đầu thế giới về khả năng tiết kiệm cho chuyên gia nước ngoài
Trong đó 31% số chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam cho biết thu nhập của họ tăng từ 25% trở lên mỗi năm. Việt Nam đứng đầu trên thế giới với gần ba phần tư (72%) nói rằng việc chuyển đến Việt Nam giúp họ tiết kiệm được nhiều hơn,ệtNamđứngđầuthếgiớivềkhảnăngtiếtkiệmchochuyêngianướcngoàxem bóng đá wap trong khi 72% cũng đồng ý rằng họ có thu nhập khả dụng nhiều hơn so với khi làm việc ở quê nhà. Tuy nhiên, khi nhắc đến quyền sở hữu tài sản, chỉ 26% chuyên gia nước ngoài cho biết họ có sở hữu tài sản tại Việt Nam, trong khi mức trung bình toàn cầu là 36%.
Ngoài mức thu nhập cao, các chuyên gia cũng được hưởng các lợi ích vật chất khác khi làm việc tại nước ngoài. Hơn một nửa (55%) chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam nói rằng họ có nhiều kỳ nghỉ hơn; nhiều người có nơi ở tiện nghi hơn (41%), có người giúp việc (39%) và chi tiêu nhiều hơn cho chuyện học hành của con cái (16%).
Tại sao người nước ngoài chuyển đến Việt Nam? Ba lý do hàng đầu được liệt kê bao gồm tìm kiếm thử thách mới (26%), thăng tiến nghề nghiệp (26%) và cải thiện chất lượng cuộc sống (24%). Với tất cả những nguyện vọng này, gần một nửa (47%) chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng Việt Nam là điểm đến thích hợp để phát triển nghề nghiệp.
Khảo sát của HSBC cũng cho thấy, 54% người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhận được nhiều ưu đãi cộng thêm trong hợp đồng lao động như trợ cấp y tế và chăm sóc sức khỏe (73%), trợ cấp thăm nhà hoặc vé máy bay (57%), và trợ cấp chỗ ở (42%), cao hơn rất nhiều so với mức trung bình toàn cầu tương ứng 43%, 17% và 18%.
Ngoài ra, mặc dù thu nhập trung bình cho một người nước ngoài tại Việt Nam chỉ khoảng 90.000 USD, ít chuyên gia nước ngoài tại đây lo ngại về vấn đề tài chính so với các chuyên gia trên toàn cầu nhờ một phần chi phí sinh hoạt hợp lý và các khoản trợ cấp tốt.
Cũng theo khảo sát, 66% chuyên gia nước ngoài nói rằng họ cảm thấy rất tự tin về nền kinh tế Việt Nam. Liên quan đến an sinh tài chính của họ, những vấn đề mà họ quan ngại nhất là: những quy định về hạn chế dịch chuyển tài chính xuyên quốc gia (37%); bất ổn kinh tế toàn cầu (24%) và tỷ giá hối đoái ít thuận lợi hơn (22%), mức độ đảm bảo về công việc ít hơn cho các chuyên gia nước ngoài và đối tác của họ (22%) ở Việt Nam.
Một số lĩnh vực cần cải thiện
Trong bảng xếp hạng Expat Explorer năm nay, Việt Nam đã tăng thứ hạng từ vị trí thứ 23 lên 19 với tư cách là một đất nước mà người nước ngoài mong muốn sống và làm việc. Trong khi đó, Singapore tiếp tục được đánh giá là điểm đến tốt nhất trên thế giới năm thứ 4 liên tiếp, kế đến là New Zealand, Đức, Canada và Bahrain.
Theo đó, Việt Nam vẫn giữ vị thế tương đối cạnh tranh trong mắt của chuyên gia nước ngoài về các yếu tố kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam lại nhận được các phản hồi không mấy thuận lợi trong các chỉ số phụ về trải nghiệm (đứng thứ 17) và gia đình (đứng thứ 26). Chỉ có 42% chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam đồng ý rằng họ tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn tại Việt Nam so với quê nhà, bao gồm mọi thứ từ y tế đến văn hóa, trong khi mức trung bình toàn cầu là 52%.
Đề cập đến trải nghiệm đầu tiên của họ như một chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam, chỉ 27% người nước ngoài cho rằng họ cảm thấy dễ dàng trong việc tổ chức tài chính (ví dụ như tài khoản ngân hàng, bảo hiểm, thanh toán thuế) và 35% có trải nghiệm tốt về dịch vụ sức khỏe như bác sĩ địa phương và bảo hiểm, trong khi kết quả trung bình toàn cầu tương ứng là 43% và 46%. Ngoài ra, chỉ có 18% chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng chất lượng chăm sóc trẻ em ở Việt Nam tốt hơn so với nước nhà trong khi mức trung bình toàn cầu là 38%.
Tuy nhiên, làm việc tại Việt Nam ít căng thẳng hơn so với ở quê nhà khi có tới 92% người nước ngoài ở Việt Nam nói họ thấy vui hoặc vui hơn khi làm việc tại Việt Nam so với tại quê hương.
Sabbir Ahmed, Giám đốc Toàn quốc Khối Dịch vụ tài chính cá nhân và Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam, đánh giá, kết quả từ cuộc khảo sát Expat Explorer năm nay cho thấy Việt Nam là một nước chủ nhà đầy hứa hẹn cho những chuyên gia nước ngoài muốn tìm kiếm cơ hội và thách thức để thúc đẩy và phát triển sự nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực Việt Nam cần phải cải thiện để nâng cao trải nghiệm của người nước ngoài và gia đình họ bằng cách phát triển hơn nữa môi trường, chương trình giáo dục và dịch vụ tài chính.
Khảo sát Expat Explorer của HSBC có sự tham gia của 22.318 chuyên gia nước ngoài tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua trả lời bảng câu hỏi trực tuyến trong tháng 3 và tháng 4/2018. Để một quốc gia có mặt trong bảng xếp hạng của báo cáo này, yêu cầu đưa ra là quốc gia đó phải có ít nhất 100 chuyên gia nước ngoài tham gia cho ý kiến và có ít nhất 30 chuyên gia nước ngoài là cha mẹ. Trong báo cáo khảo sát năm nay, có 31 quốc gia đủ điều kiện để vào các bảng xếp hạng. |
(责任编辑:La liga)
- ·Công điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ
- ·Đắng lòng con thơ hỏi: Mẹ ơi, bao giờ con chết?
- ·Bên tình bên tiền, bên nào nặng hơn?
- ·Huyền ảo Lễ hội Ánh sáng
- ·Hà Nội: Rau an toàn đạt 'chuẩn' mới chỉ phục vụ 2% nhu cầu tiêu dùng
- ·Quà gửi con ra đảo
- ·Hố đen làm Matiz ngần ngừ, Lexus điêu đứng
- ·Chùa Bái Đính: Nhếch nhác nơi linh thiêng
- ·Vụ thảm án 5 người bị sát hại ở Bình Tân: Yêu cầu thực nghiệm lại hiện trường
- ·Đừng cố hỏi chồng theo cách hỏi cung…
- ·Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh
- ·Sợ hãi vì “trục trặc” khi quan hệ với bạn gái
- ·Anh cưới tôi chỉ vì bố tôi là sếp
- ·Thay đổi giờ làm: bạn đọc góp ý kiến
- ·Bài tập giúp đốt cháy calo gấp 20 lần đi bộ
- ·Thời điểm này, tăng giá điện là làm khổ dân
- ·Một lần ngất ngây 'hương đồng gió nội'
- ·Ly hôn mà vẫn… nhân văn
- ·Ô tô 7 chỗ hot Toyota Rush mốc 600 triệu giá ‘về tay’ gần 900 triệu, dân Việt choáng váng
- ·Chồng ở Hàn Quốc vợ ở Úc, ly hôn thế nào?