【kết quả sparta praha】Nên chăng miễn trừ bản quyền vaccine phòng Covid
Thần tốc truy vết ca bệnh Covid- 19 tại các khu công nghiệp | |
Tranh cãi xung quanh đề xuất bảo hộ bản quyền vaccine ngừa Covid-19 | |
Tai biến sau tiêm vaccine phòng COVID-19: Đừng quá hoang mang |
Theo ông Rajah, Mỹ đã ủng hộ yêu cầu của các nước đang phát triển về tạm miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine phòng Covid-19, do đó một số nước giàu khác cũng nên làm như vậy để có thể nhanh chóng đạt được một nghị quyết về việc miễn trừ này. Miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ cho phép các nước đang phát triển sản xuất hoặc nhập khẩu các liều vaccine gốc mà không cần sự cho phép của các công ty sở hữu bằng sáng chế.
Mục tiêu của quyền sở hữu trí tuệ luôn là cân bằng giữa lợi ích của việc cung cấp động lực đổi mới và cái giá của việc hạn chế khả năng tiếp cận các ý tưởng và công nghệ mới. Các quy định của WTO thừa nhận sự cần thiết phải từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vì lý do nhân đạo, sau thất bại cách đây 20 năm trong việc tiếp cận các phương pháp điều trị HIV/AIDS. Tuy nhiên, những người ủng hộ miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ cho rằng quy định hiện nay của WTO về các trường hợp linh hoạt còn rắc rối và không hiệu quả, do đó cần phải có quy định về một sự miễn trừ chung.
Đúng là các công ty tư nhân đã phát minh ra các loại vaccine ngừa Covid-19, nhưng họ được hỗ trợ hàng tỷ USD từ nguồn kinh phí công và được chính phủ cung cấp nhiều hỗ trợ khác. Ngoài việc thưởng cho các công ty tư nhân dám chấp nhận rủi ro, các bằng sáng chế còn tư nhân hóa lợi nhuận thu được từ việc công chúng cũng chấp nhận rủi ro đó. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tạm từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine sẽ khó có thể làm mất đi động lực của việc đổi mới. Việc từ bỏ chỉ cần thiết trong bối cảnh đang xảy ra một đại dịch toàn cầu chưa từng có trong một thế kỷ. Hầu như không có lý do gì để nghĩ đến một sự suy giảm mạnh các quy định về quyền sở hữu trí tuệ.
Về cơ bản, các công ty sản xuất vaccine vẫn có thể kiếm được nhiều lợi nhuận, miễn là các nước giàu đồng ý không sử dụng bất kỳ loại vaccine gốc mới nào - như trong trường hợp linh hoạt hiện nay của WTO. Các công ty dược phẩm cũng đã có kế hoạch tăng giá vaccine khi giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng dịch bệnh kết thúc. Một khi các nước đang phát triển có thể tiếp cận các loại vaccine gốc rẻ hơn, các công ty phát minh có thể tăng giá bán ở các nước giàu. Do đó, dù có thể còn có nhiều ý kiến, động lực đổi mới sẽ ít bị ảnh hưởng.
Việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ sẽ đem lại hiệu quả như thế nào trong việc thúc đẩy sản xuất vaccine toàn cầu lại là một vấn đề khác. Có một số lý do để hoài nghi về vấn đề này như: các nguyên liệu đầu vào thiết yếu cho việc sản xuất vaccine đang thiếu hụt hay việc sản xuất vaccine phức tạp hơn về mặt kỹ thuật so với việc sản xuất nhiều loại thuốc khác, hoặc không có nhiều năng lực sản xuất vaccine bổ sung. Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ vaccine ít nhất cũng sẽ giúp tăng năng lực sản xuất vaccine ở một mức độ nhất định, đặc biệt là theo thời gian và bằng cách thúc đẩy các công ty phát minh ký nhiều thỏa thuận cấp phép hơn.
Việc miễn trừ bản quyền đối với vaccine là việc cần làm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Các nước đang phát triển cần được hỗ trợ tài chính để mua đủ vaccine. Một nghiên cứu mới đây của WB cho thấy nhiệm vụ này có thể không quá khó khăn khi hầu hết các quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn đã mua trước hầu hết số lượng vaccine cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng. Các quốc gia thu nhập thấp chỉ cần khoảng 4 tỷ USD tài trợ bổ sung cho Chương trình COVAX.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thiết kế nhà phố: Kết hợp nghệ thuật và Chức năng cho không gian sống đô thị
- ·Siêu thị tăng lượng thực phẩm tươi sống gấp đôi để giảm giá phục vụ Tết
- ·Cơ hội từ 3 động lực tăng trưởng trong năm 2024
- ·Thủ tướng chủ trì hội nghị lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp FDI
- ·Chuyện đó giúp chúng tôi gần nhau hơn
- ·Lạng Sơn tổ chức ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI
- ·Việt Nam và Pháp hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng công chức
- ·Thủ tướng Cộng hòa Séc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam
- ·Rủi ro ngắn hạn đang tăng lên khi VN
- ·Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư với các doanh nghiệp hàng đầu New Zealand và thế giới
- ·WinCommerce ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đưa cà phê Sơn La vào hệ thống bán lẻ
- ·Để nghệ thuật biểu diễn mang lại thành công cho ngành công nghiệp văn hoá
- ·Yếu tố nào ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam năm 2023?
- ·Gala Báo chí lần thứ 4 năm 2022: Tôn vinh những tác phẩm ảnh báo chí xuất sắc
- ·Ngã ngửa “cậu ấm” không phải con mình
- ·Hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác quy hoạch cấp ủy Đảng bộ Bộ Tài chính
- ·Trên 200 tài tử ở Kiên Giang hòa điệu xây dựng nông thôn mới
- ·Lừa đảo bạn học xin việc làm chiếm đoạt tài sản
- ·Khăn giấy kém chất lượng tràn lan trên thị trường
- ·Trung Quốc sẵn sàng mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam