【thứ hạng của concacaf nations league】Bộ trưởng GTVT: Sẽ xây dựng chính sách đột phá trong đầu tư hạ tầng
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng kiểm tra thi công tuyến cao tốc đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết với chiều dài 100km. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)
Với sự quan tâm,ộtrưởngGTVTSẽxâydựngchínhsáchđộtphátrongđầutưhạtầthứ hạng của concacaf nations league chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của các địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, Bộ Giao thông Vận tải tin tưởng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông năm 2023 sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, đưa đất nước tiến lên.
Hàng loạt dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng
Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải, ngay từ đầu năm 2022, đơn vị này đã tập trung nguồn lực, làm việc không kể ngày đêm, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để hoàn thành, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư 6 dự án quan trọng quốc gia; phê duyệt đầu tư 37/54 dự án.
Năm 2022, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công 18 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 22 dự án, trong đó đưa vào khai thác đoạn Cao Bồ-Mai Sơn (dài 15,2km), Cam Lộ-La Sơn (dài 98,3km); thông xe kỹ thuật 3 đoạn cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2017-2020 (Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây); khởi công đồng loạt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2021-2025 vào ngày 1/1/2023...
Nhấn mạnh công tác bảo đảm chất lượng, tiến độ được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong quá trình thực hiện đầu tư, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc trực tiếp tại công trường, phê bình, kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công. Đơn vị này yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu tuyệt đối không vì tiến độ mà đánh đổi chất lượng, chỉ đạo các đơn vị kiểm soát tiến độ theo ngày/tuần/tháng; kiên quyết cắt chuyển khối lượng, xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm theo quy định của hợp đồng.
Để tháo gỡ khó khăn đối với các dự án quan trọng quốc gia, Bộ Giao thông Vận tải đã tham mưu Nghị quyết của Chính phủ về việc áp dụng cơ chế đặc thù, bảo đảm nguồn vật liệu thi công, chỉ đạo các địa phương công bố kịp thời giá và chỉ số giá các loại vật liệu xây dựng, xử lý nghiêm hành vi đầu cơ, nâng giá, ép giá vật liệu, hướng dẫn việc điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng của biến động giá…
Về giải ngân vốn đầu tư công, ngay từ đầu năm, Bộ Giao thông Vận tải đã khẩn trương rà soát, phân bổ và giao chi tiết kế hoạch cho các nhiệm vụ, dự án đúng quy định, phù hợp với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, có trọng tâm, trọng điểm, dứt khoát không để dàn trải, manh mún, kéo dài; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc bảo đảm tiến độ và chất lượng giải ngân.
Đến nay, Bộ Giao thông Vận tải đã giải ngân khoảng 47.905 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch bổ sung, dự kiến đến hết tháng 1/2023 sẽ phấn đấu giải ngân 97% vốn ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao.
Để đạt được các mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển, tạo động lực tăng trưởng cho đất nước, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư và bố trí nguồn vốn có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên nguyên tắc đảm bảo hài, hợp lý giữa các vùng động lực và vùng khó khăn, lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; kết nối vùng, kết nối các loại hình giao thông.
Bộ Giao thông Vận tải phấn đấu giải ngân toàn bộ nguồn vốn bố trí trong kế hoạch 2023 lên tới 94.161 tỷ đồng, cao gấp 1,7 lần kế hoạch năm 2022 và đây được coi là thách thức rất lớn đối với ngành giao thông.
Chất lượng công trình phải đặt lên hàng đầu
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng, trong năm 2023, ngành giao thông đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, nhất là tập trung hoàn thiện thủ tục để khởi công các dự án Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, nối thông đường Hồ Chí Minh; hoàn thành 8 dự án cao tốc Bắc-Nam Mai Sơn-Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo-Phan Thiết, Phan Thiết-Dầu Giây, Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu, Nha Trang-Cam Lâm, cầu Mỹ Thuận 2, Mỹ Thuận-Cần Thơ thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam,...
Ngoài việc khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện tại, Bộ Giao thông Vận tải đặt mục tiêu hoàn thành cải tạo đoạn Hà Nội-Vinh-Nha Trang và khởi công 4 dự án trên tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục chuẩn bị đầu tư, kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt kết nối các cảng biển quốc tế, cửa khẩu quốc tế, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Long Thành, Thành phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ.
Nhà thầu thi công dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Bộ Giao thông Vận tải sẽ nâng cao hiệu quả khai thác các hàng lang vận tải thủy ven biển và các tuyến vận tải thủy kết nối với các cảng biển; hoàn thành đầu tư dự án kênh Chợ Gạo, luồng Sông Hậu, huy động nguồn lực đầu tư các bến cảng thuộc các cảng biển có tiềm năng phát triển; nâng cấp, cải tạo và nâng cao hiệu quả khai thác các cảng hàng không hiện có; nghiên cứu đầu tư xây dựng, khai thác lưỡng dụng một số sân bay chuyên dụng; phát triển đồng bộ hệ thống logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế, các hành lang kinh tế trọng điểm.
Để triển khai thực hiện, Bộ Giao thông Vận tải đẩy mạnh rà soát, hoàn thiện, xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá trong đầu tư hạ tầng giao thông như đẩy mạnh phân cấp cho địa phương đầu tư xây dựng, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, đa dạng hóa huy động nguồn lực…, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Đơn vị này cũng sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thành các dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn, tạo tiền đề, sức lan toả nhằm thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riêng, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Song song với việc tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong thiết kế, tổ chức xây dựng, khai thác, quản lý hạ tầng, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để giải quyết khó khăn trong quá trình triển khai các dự án, nhất là về vật liệu, giải phóng mặt bằng, biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu; tăng cường kiểm tra hiện trường, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, trong đó “chất lượng công trình phải đặt lên hàng đầu”; kiên quyết, xem xét xử lý trách nhiệm người đứng đầu Ban quản lý dự án, xử lý nghiêm các nhà thầu, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát vi phạm tại các dự án hoàn thành không đúng tiến độ, không đảm bảo chất lượng./.
Việt Hùng (Vietnam+)
(责任编辑:La liga)
- ·Giao thông hỗn loạn vì đèn tín hiệu “tắt lịm”
- ·Bất động sản Quảng Ninh 2023
- ·Phó Thủ tướng Gói 120.000 tỷ đồng không phải để giải cứu bất động sản
- ·TP.HCM ra ‘tối hậu thư’ thời hạn gỡ vướng cho 4 dự án nhà ở
- ·Hội nghị thượng đỉnh Những mảnh ghép Quân Vương toàn cầu 2022
- ·HoREA kiến nghị Thủ tướng về bất cập xác định giá đất
- ·VCRE cùng Nobu Hospitality kiến tạo biểu tượng phong cách sống tại Đà Nẵng
- ·Tiềm năng đầu tư bền vững từ đô thị phức hợp
- ·Giá heo hơi hôm nay 27/5/2024: Giữ đà tăng
- ·Hải Phòng Nhiều đồ án quy hoạch không bố trí quỹ đất nhà ở xã hội
- ·Kiên quyết đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
- ·Đấu giá loạt lô đất ở Bắc Giang, giá khởi điểm thấp nhất hơn 400 triệu đồng/lô
- ·Loạt ông lớn Sun group, Sovico, Hòa Phát, FPT... muốn rót tiền vào Khánh Hòa
- ·Ngôi nhà mái ngói đỏ mang nét xưa ở Quảng Ngãi, tái sử dụng nội thất cũ
- ·Bộ trưởng Bộ Công Thương
- ·Hoà Bình khuyến cáo người dân chưa nên mua bán bất động sản tại 55 dự án
- ·Nhà ở xã hội: Nghìn người tranh suất mua, ngay Hà Nội rao bán chục lần vẫn ế
- ·Thanh Hóa sắp đấu giá hàng trăm lô đất, khởi điểm thấp nhất 2 triệu đồng/m2
- ·Đa dạng phương pháp tuyên truyền bảo vệ môi trường
- ·Sun Group ‘trình làng’ dự án Makaio Park tại Bãi Sao, Phú Quốc