【lịch thi đấu giải brazil】Tập đoàn Nhật Bản được trợ cấp sản xuất tại Việt Nam
Nikkei đưa tin 15 công ty Nhật Bản sẽ được chính phủ tài trợ để xây dựng chuỗi cung ứng tại Đông Nam Á. Đây là một phần của sáng kiến với tổng giá trị đầu tư khoảng 100 tỷ yen (679 triệu USD).
Bộ Kinh tế,ậpđoànNhậtBảnđượctrợcấpsảnxuấttạiViệlịch thi đấu giải brazil Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản sẽ sớm công bố 13 dự án được lựa chọn để nhận tổng cộng 35 tỷ yen (238 triệu USD) trợ cấp. Các dự án nằm rải rác tại các nước thành viên ASEAN, giúp đem lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty Nhật Bản tại khu vực.
Bán dẫn sẽ là một phần quan trọng trong dự án chuỗi cung ứng nguồn. Tokyo có kế hoạch hỗ trợ một dây chuyền sản xuất bao bì chip đang được Mitsumi Electric xây dựng ở Philippines.
Chính phủ Nhật Bản cũng sẽ trợ cấp cho các hoạt động sản xuất tại Việt Nam của Tokuyama. Tokuyama là công ty hàng đầu thế giới về silicon đa tinh thể được sử dụng trong chất bán dẫn.
Theo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2023, trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh, Tokuyama cho biết, dự kiến triển khai dự án nhà máy nghiền và làm sạch polysilicon tại khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3.
Nhà máy sẽ sử dụng silicon kim loại làm nguyên liệu thô, sản xuất polysilicon đa tinh thể cho chất bán dẫn, pin mặt trời. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 30 triệu USD, diện tích mặt đất sử dụng khoảng 5ha.
Ô tô và khử cacbon cũng được coi là những lĩnh vực quan trọng. Isuzu và Mitsubishi đang thí điểm dự án giới thiệu xe điện với pin dễ dàng thay thế cũng như các trạm đổi pin ở Thái Lan. Điều này sẽ giúp Nhật Bản thiết lập chuỗi cung ứng pin tại Thái Lan, nơi Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng thị phần xe điện.
Sojitz và Green Power Development sẽ nhận được tài trợ để sản xuất thí điểm nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) ở Đông Nam Á. Việc sử dụng SAF có thể làm giảm khí thải carbon của ngành.
Tokyo dự định tăng mức sử dụng SAF lên khoảng 10% tổng lượng nhiên liệu hàng không vào năm 2030. Dự án của Sojitz và Green Power Development sẽ đa dạng hóa nguồn nhiên liệu của Nhật Bản.
Trong lĩnh vực năng lượng, chính phủ sẽ cung cấp viện trợ cho dự án của Toyo Engineering và Itochu để cung cấp hydro xanh cho các cơ sở sản xuất amoniac ở Indonesia. Hydro xanh không thải ra carbon trong quá trình sản xuất.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có truyền thống mạnh mẽ ở ASEAN, nhưng các công ty Trung Quốc như BYD đang dẫn đầu trong việc sản xuất EV tại địa phương. Nước này kiểm soát phần lớn chuỗi cung ứng niken của Indonesia, nguyên liệu chính cho pin EV.
(Theo Nikkei)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
- ·“Bài toán” giá điện
- ·Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI thành công tốt đẹp
- ·Chính phủ muốn được vay vốn ODA làm đường sắt tốc độ cao
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Cân nhắc quy định tài sản đấu giá là “nợ xấu”
- ·Xem xét gỡ hàng loạt vướng mắc cho dự án giao thông
- ·Cử tri đánh giá cao việc tích lũy hơn 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương
- ·Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa "nổ" trên mạng?
- ·Standard Chartered dự báo GDP quý III/2023 của Việt Nam tiếp tục phục hồi
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Chủ tịch Quốc hội: Cần làm mới các động lực tăng trưởng cũ
- ·Rút bảo hiểm xã hội một lần: Hà Nội ít, Đông Nam Bộ và ĐBSCL chiếm 60%
- ·Kim Duyên catwalk tự tin với phần thi bikini tại bán kết
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Chủ tịch Quốc hội: Gửi ngay văn bản làm rõ chi thường xuyên đến các cơ quan, bộ ngành
- ·Lê Bống đáp trả antifan về hành động lè lưỡi
- ·Chuyện tình cảm của các Hoa hậu Đại dương
- ·Thời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?
- ·Doanh nghiệp chưa thật sự yên tâm để phục hồi sản xuất, kinh doanh