【lịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh tối nay】Đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư công
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội. |
Sáng 6/11,Đãtháogỡđượcnhiềukhókhănvướngmắcvềđầutưcôlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh tối nay trước khi các vị đại biểu Quốc hội chất vấn trực tiếp, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo tóm tắt tổng hợp nội dung thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn.
Ông Cường cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện 10 nghị quyết trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề và chất vấn, liên quan tới 21 lĩnh vực, trong đó, có một số lĩnh vực được Quốc hội quan tâm, tiến hành giám sát nhiều lần.
Chẳng hạn, các lĩnh vực: kế hoạch và đầu tư; tài chính; lao động, thương binh và xã hội; nội vụ có 2 nghị quyết chất vấn và 1 nghị quyết giám sát chuyên đề.
Các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán nhà nước đều đã được gửi tới Quốc hội.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Quốc hội nêu rõ, một số báo cáo chủ yếu liệt kê các công việc đã triển khai trong thời gian qua mà chưa có sự đánh giá, phân tích, so sánh về hiệu quả, cũng như đánh giá sự chuyển biến từ khi triển khai các yêu cầu, giải pháp nêu trong nghị quyết của Quốc hội.
Báo cáo cũng chưa nêu rõ những nhiệm vụ đã hoàn thành, những nhiệm vụ chưa hoàn thành, những nhiệm vụ đang trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu; một số tồn tại, hạn chế, nhiệm vụ, giải pháp còn chung chung, chưa gắn với quá trình tổ chức thực hiện; chưa làm rõ được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư công
Về kết quả đạt được, trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Tổng thư ký Bùi Văn Cường cho biết, đã tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc về đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, kéo dài; tập trung đầu tư các dự ánquan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm tạo sự lan tỏa, kết nối liên vùng.
Việc triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội đã phát huy hiệu quả, kịp thời bổ sung nguồn lực lớn hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, làm giảm bớt khó khăn của người dân, doanh nghiệp, nhiều chỉ số quan trọng được cải thiện đáng kể.
Trong lĩnh vực tài chính: việc cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm; kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý tài sản công được nâng cao; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có nhiều chuyển biến.
Các chính sách tiền tệ được thực hiện chủ động, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác; việc xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo khá hiệu quả, tình trạng thao túng ngân hàngtừng bước được kiểm soát; việc xử lý nợ xấu đạt kết quả tích cực; tín dụng tăng trưởng khá, chất lượng tín dụng được cải thiện, là kết quả trong lĩnh vực ngân hàng.
Với lĩnh vực công thương, kết quả là, các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản được ban hành; các giải pháp bảo đảm cung ứng điện được quan tâm thực hiện. Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa được quan tâm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại. Việc kiểm tra, xử lý vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt kết quả tích cực.
Các cơ quan của Quốc hội đánh giá, trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, kết quả đạt được là Quy hoạch Phòng, chống thiên tai và thủy lợi, các Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đã được ban hành. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp được sắp xếp củng cố từ Trung ương đến các địa phương.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải: đã ban hành đầy đủ các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tiến độ triển khai các dự án, công trình giao thông quan trọng quốc gia cơ bản đáp ứng yêu cầu; việc triển khai thu phí không dừng đã thực hiện theo yêu cầu. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông được tăng cường.
Với lĩnh vực xây dựng: công tác rà soát, hoàn thiện pháp luật được triển khai, thực hiện; từng bước hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng; các đề án, chương trình quản lý, phát triển đô thị được tích cực triển khai. Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản, nhà ở được triển khai và đạt được kết quả ban đầu.
Hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm
Bên cạnh kết quả, báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội cũng nêu không ít hạn chế.
Cụ thể, đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, tỷ lệ các quy hoạch cần hoàn thành còn thấp, tiến độ lập các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh vẫn còn chậm so với yêu cầu tại Nghị quyết số 41/2021/QH15 và Nghị quyết số 61/2022/QH15. Việc triển khai một số nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp.
Hạn chế của lĩnh vực tài chính là chưa ban hành được Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm; việc thu từ cổ phần hóa, thoái vốn đạt rất thấp. Số vay để đảo nợ có xu hướng ngày càng cao; tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công diễn ra khá phổ biến, đặc biệt trong công tác đấu thầu, mua sắm tài sản công. Việc rà soát, chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn chưa kịp thời, chưa nghiêm.
Còn với lĩnh vực ngân hàng, việc hoàn thiện pháp luật về cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu còn chậm. Còn thiếu chính sách ưu đãi, khuyến khích nhà đầu tư tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu. Việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc đối với ngân hàng yếu kém còn gặp nhiều khó khăn.
Lĩnh vực công thương cũng còn không ít hạn chế, đó là việc ban hành Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá chậm so với yêu cầu của Nghị quyết số 134/2020/QH14. Cơ chế giá bán lẻ điện chưa đồng bộ với thị trường điện; cung - cầu điện vẫn còn bất cập. Chưa cân đối được nguồn vốn và tháo gỡ vướng mắc để thực hiện Chương trình “Cấp điện nông thôn miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025”.
Nhiều dự án thủy điện chưa chấp hành các quy định về xây dựng, quy hoạch, môi trường. Chưa ban hành bộ tiêu chí để xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam theo yêu cầu của Nghị quyết số 134/2020/QH14. Tình trạng hàng giả, hàng nhập lậu còn diễn biến phức tạp. Việc bố trí, huy động các nguồn lực phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa tương xứng với vai trò, nhu cầu và tiềm năng phát triển, ông Cường báo cáo Quốc hội.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·VBI thông báo thanh lý tài sản xe ô tô
- ·Deputy PM meets with Vice
- ·Top legislator’s visit demonstrates Việt Nam – Laos special ties: Lao official
- ·Deputy PM Hồ Đức Phớc calls for cut in recurrent spending for 2025
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Vietnamese, Lao defence ministers visit Lóng Sập border guard station in Sơn La
- ·NA deputies discuss two bills on October 22
- ·Tenth National Congress of Việt Nam Fatherland Front opens
- ·Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- ·Quảng Trị must overcome challenges to fulfil its potential: top leader
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Deputy PM holds phone talks with Russian counterpart
- ·Leaders of Venezuela, Nicaragua congratulate Việt Nam’s new President
- ·Prime Minister leaves for expanded BRICS Summit in Russia
- ·Triệt xoá sòng bạc của dân giang hồ, khách vào chơi phải biết ám hiệu
- ·Việt Nam calls for increased budget for development
- ·Speaker of Malaysian House of Representatives begins official visit to Việt Nam
- ·Prime Minister Phạm Minh Chính meets with voters in Cần Thơ city
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Việt Nam ready to connect Morocco with ASEAN members: Official