【soi bóng đá】Nhiều thách thức trong quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM
“Cần đổi mới căn bản cơ chế chuyển dịch đất đai phục vụ mục đích sinh lợi” | |
Hoàn chỉnh thị trường đất đai: Vẫn còn nhiều bất cập |
Quang cảnh hội thảo. Ảnh T.D |
Nguồn thu từ đất còn thấp
Ông Nguyễn Toàn Thắng,ềutháchthứctrongquảnlýđấtđaitrênđịabàsoi bóng đá Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM cho biết, một trong những yếu tố cơ bản nhất của vốn hóa đất đai là tạo nguồn thu đất đô thị, thông qua quá trình đưa đất công vào thị trường theo cơ chế nhà nước giao đất có thu tiền. Nhà nước cho thuê đất và nhà nước thu thuế, phí liên quan đến đất đai đang sử dụng trong khu vực tư nhân.
Theo ông Nguyễn Toàn Thắng, tại các nước công nghiệp phát triển, nguồn thu từ đất chiếm 50 - 90% tổng thu ngân sách địa phương, tạo nên nguồn lực rất lớn cho nâng cấp hạ tầng và dịch vụ công cộng tại đô thị.
Tuy nhiên, tại TPHCM, nguồn thu từ đất còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Cụ thể, năm 2019, dự toán thu từ đất là 14.900 tỷ đồng nhưng ước tính thu chỉ 11.000 tỷ đồng, chỉ đạt gần 74% so với dự toán. So với tổng thu ngân sách địa phương giai đoạn 2016 - 2020, tổng thu từ đất ở TPHCM chỉ chiếm 3 - 5%.
Mặt khác, việc vốn hóa đất đai chưa được đánh giá là thành công tại TPHCM, nguồn lực đất đai chưa tạo được thế mạnh trong đầu tư phát triển. Trong tương lai gần, thu từ thương mại, dịch vụ sẽ bị thu hẹp do yêu cầu thực hiện thương mại tự do, nếu không tìm cách tăng hợp lý nguồn thu từ đất thì không thể tạo được nguồn lực tài chính công đủ cho nhu cầu phát triển bền vững.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho hay, thời gian qua việc quản lý, sử dụng đất ở TPHCM có nhiều chuyển biến tích cực và đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc về thực thi pháp luật. Việc quản lý đất đai còn nhiều bất cập nên hiệu quả quản lý chưa cao...
TPHCM hiện đang đứng trước nhiều thách thức như thiếu đồng bộ giữa pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan gây ách tắc cho quá trình quản lý các dự án đầu tư. Ngoài ra, việc thực hiện các công cụ hành chính trong quản lý đất đai chưa dựa trên hệ thống quản lý điện tử; quy hoạch sử dụng đất chưa đồng bộ với các quy hoạch khác trên địa bàn thành phố; nguồn thu từ đất đai chưa đúng chưa đủ…
Tìm giải pháp quản lý hiệu quả
Theo đó, để quản lý hiệu quả đất đai về cả pháp luật, hành chính, quy hoạch và tài chính, việc xây dựng hệ thống quản lý đất đai điện tử hướng tới hệ thống quản lý đất đai thông minh thế hệ 4.0 là một nhu cầu tất yếu.
Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, sắp tới để quản lý đất đai hiệu quả, thành phố sẽ làm rất nhiều việc, tập trung 4 nhóm giải pháp, đó là:
Quy hoạch sử dụng đất sẽ có tầm nhìn và chặt chẽ hơn, gắn với quy hoạch liên ngành từ quy hoạch ngành y tế đến giáo dục, giao thông;
Tăng cường kiểm tra, quản lý, bổ sung, thu hồi kịp thời các dự án đã được cấp phép nhưng không triển khai dự án;
Vốn hóa đất đai cho các khu đất công, tính toán lại nguồn thu từ đất;
Các vướng mắc về chính sách là một trong những nguyên nhân khiến nguồn thu từ thuế sử dụng đất của TPHCM trong ba năm trở lại đây liên tục sụt giảm. Sắp tới, các sở ban ngành, địa phương của TPHCM phải nhanh chóng tìm các giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời các khó khăn để tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho DN.
Ngoài ra, thành phố sẽ tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, các thông tin về đất đai sẽ rõ ràng, công khai, minh bạch tránh các trường hợp lừa đảo, dự án "ma"…, ông Võ Văn Hoan khẳng định.
Nhiều dự án nhà ở thương mại tại TPHCM đang bị ách tắc khi xem xét công nhận chủ đầu tư do vướng quy định dự án phải có 100% đất ở hợp pháp. Theo thống kê của Sở Xây dựng, hiện nay trên địa bàn TPHCM chỉ có khoảng 26% dự án nhà ở thương mại (phần lớn tại các quận nội thành) mới có 100% quỹ đất ở, thậm chí một số dự án tại các quận nội thành có xen cài đường hẻm thì cũng không có 100% đất ở. Khoảng 74% dự án nhà ở có quy mô lớn ở các quận ven và các huyện ngoại thành đều có quỹ đất hỗn hợp, bao gồm đất ở, đất nông nghiệp, có xen cài khoảng 10% diện tích đất do Nhà nước quản lý, thuộc diện chưa đủ điều kiện công nhận chủ đầu tư (do không đủ tỷ lệ 100% đất ở). |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nhà đất rao bán rong như “rau”
- ·Không quên các thành phố loại 2
- ·Đà Nẵng: 6 dự án xã hội hóa đã lựa chọn được nhà đầu tư
- ·18 người thương vong do lũ quét, sạt lở đất
- ·Sai hợp đồng, có kiện được công ty bất động sản?
- ·"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ: Công ty gia đình "dán mác" quân đội
- ·Kho bạc Nhà nước công bố tỷ giá hạch toán bằng ngoại tệ tháng 11/2018
- ·Sửa Luật Đầu tư công: Tăng phân cấp, tăng trách nhiệm và tăng hậu kiểm
- ·Bạn gái nói chưa để ý đến chuyện tình cảm là như thế nào?
- ·Ngày hội Giọt hồng tri ân và hội quân Hành trình Đỏ lần thứ VI
- ·Lạc bước vì 3 năm gần chồng không biết đến mùi “lên đỉnh”
- ·Thêm công cụ tài chính để doanh nghiệp chuyển đổi xanh, phát triển bền vững
- ·Quảng Nam: Khó thu hút vốn đầu tư vào dự án xã hội hóa
- ·Chính thức bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 8/2013 (Lần 2)
- ·Lạng Sơn: Tổ công tác đề nghị chấm thẩm định môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia
- ·Để chính sách tài chính “gần dân” hơn
- ·Indian navy ship visits Đà Nẵng
- ·Trăng tròn
- ·Thực hiện 255 dịch vụ công mức độ 3, 4 trong năm 2018