【ketquanongda】Chủ động thay đổi tư duy logistics, "đón" cơ hội từ EVFTA
Nhiều tiềm năng
Hiệp định EVFTA đã được ký ngày 30/6/2019,đónketquanongda đang trong quá trình phê chuẩn nội bộ để chính thức có hiệu lực. Trong đó, dịch vụ logistics như vận tải, hỗ trợ vận tải… là những dịch vụ có cam kết đáng chú ý, theo hướng mở cửa mạnh hơn đáng kể so với Hiệp định Thương mại quốc tế (WTO).
Tại hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển logistics gắn với đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU” tổ chức ngày 24/12 tại Hà Nội, các chuyên gia cũng như doanh nghiệp đều bày tỏ, làm thế nào để ngành logistics Việt Nam có thể hưởng lợi từ hiệp định thương mại tự do này? Bởi mối quan hệ thương mại được tăng cường trong khuôn khổ EVFTA có thể làm tăng nhu cầu vận chuyển không chỉ giữa EU và Việt Nam mà còn với cả EU và Đông Nam Á. Sau EVFTA, không chỉ có nhu cầu về vận chuyển, kho bãi tăng mà nhu cầu nâng cao chất lượng, điều kiện của kho bãi và công tác vận chuyển cũng sẽ được đặt ra.
Theo điều tra năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đứng thứ 39/160 quốc gia tham gia về chỉ số năng lực logistics (LPI), đứng thứ 3 trong ASEAN sau Singapore, Thái Lan, tăng 25 bậc so với xếp hạng 64 năm 2016. Hiện, Việt Nam có gần 1.500 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.
Ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) - cho biết, trong thời gian qua, ngành dịch vụ logistics Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh và mạnh, với tốc độ phát triển lên đến 13 - 15%. Đây được nhận định là 1 trong những ngành có tiềm năng rất lớn đối với nền kinh tế.
“Với EVFTA, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sang các nước EU sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, tác động tích cực đến triển vọng thị trường và phát triển của ngành logistics Việt Nam” – ông Tạ Hoàng Linh cho hay.
Cụ thể, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại EU sẽ tăng trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển chưa có FTA với EU. Ngược lại, nhập khẩu từ EU vào Việt Nam cũng tăng khi hầu hết sản phẩm các loại được giảm thuế nhập khẩu trong bối cảnh nhu cầu và sức mua tại Việt Nam tăng.
Ngoài ra, tự do hóa cũng sẽ mời gọi các nhà đầu tư EU cùng tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ logistics, vận tải hàng hải khác nhau cho thị trường Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp hàng hóa hàng hải, dịch vụ xử lý hàng hóa/container, dịch vụ lưu trữ và kho bãi.
Ông Nguyễn Cảnh Cường - Tham tán Thương mại tại Anh - thông tin thêm, theo cam kết của EVFTA về mở cửa thị trường logistics, doanh nhân, nhà đầu tư EU có thể sở hữu doanh nghiệp logistics lên tới 51% thông qua góp vốn liên doanh hay mua cổ phần, tuy nhiên không ảnh hưởng hay có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam hợp tác, học hỏi, và gọi vốn từ các công ty đa quốc gia, các đội tàu lớn hiện đại và chiếm thị phần lớn trên thị trường logistics thế giới đến từ châu Âu.
Nâng cao năng lực cạnh tranh
Bên cạnh các cơ hội và tiềm năng, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới do EVFTA mang lại. Chẳng hạn như, trong lộ trình miễn thuế, với các mặt hàng như thực phẩm, dược phẩm, thiết bị máy móc từ EU xuất khẩu sang Việt Nam, nhu cầu của các doanh nghiệp châu Âu sẽ đòi hỏi một hệ thống logistics và vận chuyển đảm bảo được các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát quốc tế, để mọi hàng hóa của châu Âu được đảm bảo giữ nguyên chất lượng tới người tiêu dùng Việt Nam.
Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam, các mặt hàng truyền thống hay các mặt hàng mới cũng cần có sự bảo đảm tốt hơn về chất lượng bảo quản, vận chuyển đặc biệt là nhóm hàng nông sản, mây tre đan, đồ gỗ là những mặt hàng dễ bị thay đổi chất lượng do điều kiện nhiệt độ, môi trường.
“Hay đối với các mặt hàng có lộ trình dỡ bỏ thuế sau từ 5 - 10 năm, sự gia tăng nhu cầu vận chuyển có thể muộn hơn, nhưng không có nghĩa là không cần sự chuẩn bị về mặt phương tiện, thiết bị, quy trình quy chuẩn để vận chuyển các mặt hàng này chu đáo, chất lượng theo các cam kết trong Hiệp định EVFTA” – ông Tạ Hoàng Linh chia sẻ thêm.
Ngoài ra, sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các doanh nghiệp logistics của EU và Việt Nam sẽ tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt. Bởi EU vốn rất mạnh về logistics, với các công ty đa quốc gia, các đội tàu lớn hiện đại chiếm thị phần rất lớn trên thị trường logistics thế giới. Hiện, nhiều doanh nghiệp logistics EU đã có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Đặc biệt, sau EVFTA, với các cam kết mở cửa mạnh hơn, cạnh tranh từ các doanh nghiệp này với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn lớn hơn nữa.
Để tận dụng các cơ hội kinh doanh đến từ chính các cam kết trong Hiệp định EVFTA, theo ông Nguyễn Tuấn Vinh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần vận tải và thương mại đường sắt, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Theo đó, các doanh nghiệp tự tìm hiểu, chủ động thay đổi tư duy về logistics và chi phí logistics trong sản xuất, kinh doanh, góp phần tối ưu hóa chi phí logistics quốc gia. Hoặc có thể chọn phương án vận chuyển trực tiếp trong điều kiện có thể để giảm các chi phí trong hành trình. Tham gia vào các hiệp hội ngành hàng và chủ hàng để tạo lợi thế đàm phán với các hãng vận chuyển nước ngoài.
“Trong các giao dịch quốc tế, các doanh nghiệp nên xây dựng mối quan hệ chiến lược với một số hãng tàu để giành được thế chủ động trong việc đàm phán với người mua về quyền thuê tàu” - ông Nguyễn Tuấn Vinh nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics cũng cần được đầu tư bài bản, đột phá về công nghệ, nguồn lực, nâng cao kỹ năng quản lý, quy trình cũng như sự hỗ trợ về chính sách từ phía Chính phủ và các cơ quan ban ngành.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Dự báo độ mặn vùng hạ lưu tỉnh Long An
- ·Chính phủ yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng nhanh nhất cho doanh nghiệp
- ·Mất xe vì chủ quan
- ·Cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- ·Địa chỉ cung cấp máy cắt thịt chín, thịt se lạnh công nghiệp chính hãng
- ·Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh từ trần
- ·Philippines hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU
- ·Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Hội nghị Hamburg về Phát triển bền vững
- ·Cảnh báo tai nạn nghiêm trọng do nướng đồ khô bằng cồn 90 độ
- ·Thủ tướng: Đề cao vai trò của Liên Hợp quốc trước các vấn đề toàn cầu, toàn dân, toàn diện
- ·'Cầu nối' giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, người tiêu dùng
- ·Tổng thống Kazakhstan đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
- ·Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- ·Thủ tướng yêu cầu thay thế cán bộ yếu kém, gây nhũng nhiễu trong đầu tư công
- ·Giá dầu tăng hơn 1 USD do triển vọng nguồn cung thắt chặt
- ·Chủ tịch Quốc hội: Hợp tác Việt Nam và Bỉ đạt được kết quả đáng tự hào
- ·Sắp ban hành nghị quyết ngăn ngừa tình trạng tham nhũng chính sách
- ·Tổng Bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Sự gắn bó tri kỷ
- ·Giá vàng hôm nay 14/8/2024: Thế giới biến động, trong nước đứng yên
- ·Trung Quốc, Triều Tiên, Nga và nhiều nước chúc mừng Quốc khánh Việt Nam