【keo nha cai ty le ca cuoc】Cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện,ầnthiếtbanhnhLuậtTrậttựantongiaothngđườngbộkeo nha cai ty le ca cuoc Luật Giao thông đường bộ có những tác động tích cực đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT), nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Tuy nhiên, quá trình thi hành và áp dụng trong thực tiễn đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh.
Việc ban hành Luật Trật tự, ATGT đường bộ được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao hơn nữa ý thức tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Vừa qua, Bộ Công an đã chủ trì soạn thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ và phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, lấy ý kiến về việc tách Luật Giao thông đường bộ thành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, ATGT đường bộ theo Nghị quyết của Chính phủ.
Bộc lộ nhiều hạn chế
Theo đánh giá của ban soạn thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2009 đến nay, đã bộc lộ nhiều quy định chưa phù hợp, gây chồng chéo trong công tác quản lý, đảm bảo trật tự, ATGT. Trong đó, Luật Giao thông đường bộ hiện hành vừa điều chỉnh công tác đảm bảo trật tự, ATGT đường bộ (thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội), vừa xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, vận tải đường bộ (thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật).
Bên cạnh đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thiếu quy định phương tiện phải dừng lại quan sát trước khi nhập từ đường nhánh vào đường chính, sử dụng làn đường, chuyển hướng, sử dụng đèn tín hiệu, mở cửa xe... dẫn đến khó khăn về nhận thức, thực hiện và áp dụng pháp luật. Ngoài ra, luật cũng chưa có các chính sách cụ thể để phát triển phương tiện giao thông công cộng và hạn chế phương tiện giao thông cá nhân.
Cũng theo ban soạn thảo, hoạt động giao thông đường bộ liên quan, tác động trực tiếp đến quyền con người, đó là bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản khi đi lại. Tuy nhiên, Luật Giao thông đường bộ hiện hành, chưa có các quy định đầy đủ, cụ thể về các chế định bảo đảm trật tự, ATGT liên quan cần bổ sung như giải quyết tai nạn giao thông; tổ chức chỉ huy, điều khiển, giải quyết ùn tắc giao thông, kể cả giải quyết các vấn đề an ninh trật tự, sự kiện trên các tuyến giao thông…
Hiện luật cũng không quy định rõ cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, ATGT đường bộ, dẫn đến quá trình thực hiện thiếu nhất quán, đồng bộ, nhất là giữa cơ quan quản lý nhà nước về an ninh trật tự và cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng, kinh tế - kỹ thuật. Trong khi đó, việc phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương để gắn trách nhiệm, huy động nguồn lực còn hạn chế, chưa rõ ràng dẫn đến việc tổ chức thực hiện của địa phương gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, thiếu tính chủ động.
Cần thêm sự điều chỉnh
Sau khi điều chỉnh, chia tách thì công tác quản lý, đảm bảo trật tự, ATGT sẽ có một số điểm khác biệt. Theo đó, dự thảo Luật Đường bộ sẽ bổ sung quy định về đầu tư, kinh doanh đường cao tốc; phương tiện giao thông công nghệ mới, khí thải, cơ chế phát triển vận tải công cộng. Còn dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ quy định số hạng giấy phép lái xe từ 15 xuống còn 11; quy định về đấu giá biển số xe, công an chịu trách nhiệm chính về ATGT đường bộ…
Mới đây, tại hội thảo lấy ý kiến về dự án Luật Trật tự, ATGT đường bộ do Công an tỉnh tổ chức, ông Trần Văn Lê, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh, đồng tình cao với việc ban hành Luật Trật tự, ATGT đường bộ. Bởi theo ông Lê, luật ra đời sẽ cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở đó, tạo hành lang pháp lý để huy động, phát huy hiệu quả cao nhất sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong công tác đảm bảo an ninh trật tự tại cơ sở và trật tự, ATGT đường bộ hiện nay.
Mặt khác, dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ khi ban hành sẽ là cơ sở xây dựng thói quen, ý thức tự giác và hình thành văn hóa giao thông hiện đại, ổn định lâu dài, kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông. Tuy nhiên, việc tách luật vẫn còn một số vướng mắc cần được giải quyết, điều chỉnh cho phù hợp. Bởi lâu nay, công tác bảo vệ kết cấu hạ tầng là chủ thể quản lý tài sản đường bộ. Hiện công tác này đang do 2 lực lượng thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông cùng có thẩm quyền kiểm tra, xử lý. Do đó, khi tách luật cần làm rõ trách nhiệm về bảo vệ kết cấu ATGT thuộc về lực lượng nào nhằm tránh chồng chéo.
Còn theo đại tá Võ Chí Thanh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh, việc ban hành Luật Trật tự, ATGT đường bộ sẽ không tạo sự mâu thuẫn mà tạo thành sự gắn kết, mang lại lợi ích lớn hơn. Cụ thể, trong dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ và Luật Đường bộ sẽ phân định rạch ròi về phạm vi điều chỉnh. Khi một bên là quy định về hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ; một bên sẽ điều chỉnh về trật tự, ATGT, không chia cắt nhau mà sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau.
“Từ thực tiễn công tác đảm bảo trật tự, ATGT, chúng tôi thấy cần thiết bổ sung, luật hóa thêm các quy định như giải quyết tai nạn giao thông; tổ chức chỉ huy, điều khiển tín hiệu giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông… để đảm bảo tính thống nhất trong việc thực thi pháp luật”, đại tá Thanh kiến nghị.
Ngoài ra, trong dự thảo Luật Trật tự, ATGT đường bộ hiện vẫn còn có các vấn đề, nội dung cần lấy ý kiến. Đó là về tên gọi của luật; công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; quy định về tốc độ điều khiển phương tiện cơ giới, khoảng cách giữa các xe… Riêng vấn đề quản lý trật tự, ATGT còn chưa cụ thể, đặc biệt là trách nhiệm phân công, phân quyền của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã vì trong dự thảo luật mới chỉ ghi là cấp chính quyền.
Vì vậy, để làm tốt công tác đảm bảo trật tự, ATGT cần làm rõ hơn trách nhiệm của từng bộ, ngành và địa phương các cấp trong giám sát, thực hiện. Từ đó, khi được ban hành, luật sẽ sớm đi vào thực tiễn.
Bài, ảnh: Đ.BẢO
(责任编辑:Cúp C2)
- ·“Ngày Pháp luật Việt Nam trở thành sự kiện chính trị
- ·TPHCM “cháy hàng”, "sốt giá" khẩu trang kháng khuẩn
- ·Tháo gỡ ngay vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
- ·Tích cực “xóa mù” bơi
- ·Nhiều mặt hàng đi xuống, xuất khẩu tháng Bảy của cả nước giảm 7,7%
- ·Trà Vinh: Xử lý vi phạm kinh doanh LPG chai mini không được phép nạp lại
- ·Đột xuất khám kho hàng mỹ phẩm, gia dụng, phát hiện gần 3.000 sản phẩm “ba không”
- ·Đa dạng hình thức chạy
- ·Lạng Sơn thông báo tạm dừng tiếp nhận các xe hàng hoa quả lên cửa khẩu từ 17/1/2022
- ·Đội bóng rổ U19 Xổ số kiến thiết Hậu Giang được thưởng 15 triệu đồng
- ·Bộ Công Thương: Cần điều chỉnh, bảo đảm tính đúng, tính đủ giá cơ sở xăng dầu
- ·TPHCM xử lý 49 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn trong dịp Tết
- ·Bạc Liêu: Hàng lậu vẫn diễn biến phức tạp
- ·Nhọc nhằn bán đào, quất mưu sinh trong đêm đông Hà Nội
- ·Giá lúa trong nước ít biến động, giá gạo xuất khẩu có xu hướng giảm
- ·Day dứt từ các vụ án xử cựu quan chức
- ·Đã sẵn sàng cho Đại hội thể dục
- ·Các trạm BOT tại Quảng Ninh đồng loạt tăng giá
- ·Xử phạt 90 triệu đồng với 4 trang thông tin điện tử tổng hợp vi phạm
- ·QLTT Đắk Lắk: Phát hiện xe tải vận chuyển 750 bao thuốc lá nhập lậu